Số lần xem
Đang xem 625 Toàn hệ thống 1505 Trong vòng 1 giờ qua
Trang liên kết
Tỉnh thức
giữa đêm thiêng Yên Tử
Để thấm hiểu đức Nhân Tông
Ta thành tâm đi bộ
Lên tận đỉnh chùa Đồng
Tâm sáng Ức Trai
trong tựa ngọc TÌNH YÊU CUỘC SỐNG
DẠY VÀ HỌC Để chấn hưng giáo dục Việt Nam cấp thiết phải có đội ngũ những người thầy giáo ưu tú có tâm đức thiết tha với nghề, có trình độ chuyên môn cao và có kỹ năng giảng dạy tốt. Đây là trang thông tin chuyên đề dạy và học để trao đổi và bàn luận
Norman Borlaug Lời Thầy dặn Việc chính đời người chỉ ít thôi
Chuyên tâm đừng bận chuyện trời ơi
Phúc hậu suốt đời làm việc thiện
Di sản muôn năm mãi sáng ngời.
Đường trần chí thiện vui chơi
An nhiên chút nữa cuộc đời thung dung
Cha con nối bước thanh nhàn
Thảnh thơi đồng rộng mái trường mến yêu …
*
Hạnh phúc đơn sơ sao đẹp thế
Ngắm hoa nhớ buổi nắng đông về
Yêu sao ngày mới chờ xuân tới
Ngày mới ta còn mãi miết đi.
Đạo đức niềm tin và lối sống
Nhớ lời Hưng Đạo dặn dò Vua
Đường xuân vui bạn quên ngày tháng
Nắng hửng ban mai gió mới về .
#cltvnMục đích sau cùng của DẠY VÀ HỌC là năm vững bản chất sự vật, có lời giải đúng, và LÀM được việc
PHÚ YÊN NÔI LÚA SẮN
Hoàng Kim
Thông tin Sở Khoa học và Công nghệ Phú Yên, Hội nghị tổng kết hoạt động khoa học và công nghệ Phú Yên giai đoạn 2016-2020; Định hướng phát triển, ứng dụng khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo giai đoạn 2021-2025. Sáng ngày 31/12/2021, tại TP Tuy Hòa, UBND tỉnh Phú Yên đã phối hợp với Sở KH&CN tổ chức hội nghị tổng kết hoạt động khoa học và công nghệ Phú Yên giai đoạn 2016-2020; Định hướng phát triển, ứng dụng khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo giai đoạn 2021-2025. Hội nghị được tổ chức trực tiếp tại TP Tuy Hòa và kết nối trực tuyến đến các thị xã, huyện trong địa phương cùng đại diện Bộ KH&CN. Chủ trì Hội nghị là đồng chí Đào Mỹ, Phó Chủ Tịch UBND tỉnh Phú Yên và đồng chí Dương Bình Phú, Giám đốc Sở KH&CN, tham dự Hội nghị còn có ông Thân Ngọc Hoàng, Phó Vụ trưởng Vụ Phát triển Khoa học và Công nghệ địa phương và đại diện lãnh đạo các Sở, Ban, Ngành, đơn vị, doanh nghiệp trong tỉnh; xem tiếphttps://khcnpy.gov.vn/hoi-nghi-tong-ket-hoat-dong-khoa-hoc-va-cong-nghe-phu-yen-giai-doan-2016-2020-dinh-huong-phat-trien-ung-dung-khoa-hoc-cong-nghe-va-doi-moi-sang-tao-giai-doan-2021-2025/
Đường trần chí thiện vui chơi
An nhiên chút nữa cuộc đời thung dung
Cha con nối bước thanh nhàn
Thảnh thơi đồng rộng mái trường mến yêu …
*
Hạnh phúc đơn sơ sao đẹp thế
Ngắm hoa nhớ buổi nắng đông về
Yêu sao ngày mới chờ xuân tới
Ngày mới ta còn mãi miết đi.
Đạo đức niềm tin và lối sống
Nhớ lời Hưng Đạo dặn dò Vua
Đường xuân vui bạn quên ngày tháng
Nắng hửng ban mai gió mới về .
#cltvnMục đích sau cùng của DẠY VÀ HỌC là năm vững bản chất sự vật, có lời giải đúng, và LÀM được việc
PHÚ YÊN NÔI LÚA SẮN
Hoàng Kim
Thông tin Sở Khoa học và Công nghệ Phú Yên, Hội nghị tổng kết hoạt động khoa học và công nghệ Phú Yên giai đoạn 2016-2020; Định hướng phát triển, ứng dụng khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo giai đoạn 2021-2025. Sáng ngày 31/12/2021, tại TP Tuy Hòa, UBND tỉnh Phú Yên đã phối hợp với Sở KH&CN tổ chức hội nghị tổng kết hoạt động khoa học và công nghệ Phú Yên giai đoạn 2016-2020; Định hướng phát triển, ứng dụng khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo giai đoạn 2021-2025. Hội nghị được tổ chức trực tiếp tại TP Tuy Hòa và kết nối trực tuyến đến các thị xã, huyện trong địa phương cùng đại diện Bộ KH&CN. Chủ trì Hội nghị là đồng chí Đào Mỹ, Phó Chủ Tịch UBND tỉnh Phú Yên và đồng chí Dương Bình Phú, Giám đốc Sở KH&CN, tham dự Hội nghị còn có ông Thân Ngọc Hoàng, Phó Vụ trưởng Vụ Phát triển Khoa học và Công nghệ địa phương và đại diện lãnh đạo các Sở, Ban, Ngành, đơn vị, doanh nghiệp trong tỉnh; xem tiếphttps://khcnpy.gov.vn/hoi-nghi-tong-ket-hoat-dong-khoa-hoc-va-cong-nghe-phu-yen-giai-doan-2016-2020-dinh-huong-phat-trien-ung-dung-khoa-hoc-cong-nghe-va-doi-moi-sang-tao-giai-doan-2021-2025/
Ta vui hòa nhịp thời gian
Thung dung nhàn giữa gian nan đời thường
THƠVIẾT BÊN THÁC IGUAZU Hoàng Kim
Thương em
Nước vùn vụt dội xuống
Sóng thình thịch cuộn lên
‘Thương tiến tửu’ Lý Bạch (2)
Ta thì thương nhớ em.
‘Tỉnh dạ tư’ thơ tiên
Người hiền trong suối bạc
Chiếu đất ở Thái An (3)
Vàng ròng lầm trong cát.
“Trên giường ánh trăng rọi,
Dưới đất như mờ sương.
Ngẩng đầu nhìn trăng sáng,
Cúi đầu nhớ cố hương.” (2)
“Thấy chăng ai
nước sông Hoàng trời tuôn Trút băng ra
chẳng quay về được nữa. Lại chẳng thấy
lầu cao gương trong thương đầu bạc Sớm tựa tơ xanh, chiều nhuốm tuyết Đời người thoải mái cứ thung dung Chớ để chén vàng trơ trước nguyệt” (2)
Ta với chim quấn quýt
Giữa đất trời bình yên
Nhớ quê nhà thác nước Bản Giốc và Ka Long
‘Quên tên cây làm thuyền Tận cùng nỗi cô đơn – độc mộc!
Khoét hết ruột Chỉ để một lần ngược thác bất chấp đời lênh đênh…‘ (4)
hứng mật đời
thành thơ
việc nghìn năm hữu lý
trạng Trình
đến trúc lâm
đạt năm việc lớn hoàng thành
đất trời xanh
Yên Tử (5)…
(1) Iguazu di sản thiên nhiên thế giới tuyệt đẹp giữa Brasil và Argentina tại rừng lớn nhất Nam Mỹ https://hoangkimlong.wordpress.com/category/nho-ky-niem-mot-thoi (2) Lý Bạch nhà thơ Trung Quốc (3) Thái An điểm nhấn du lịch văn hóa bậc nhất Trung Quốc (4) thơ Trịnh Tuyên
(5) Hoàng Kim họa đối
Đời trãi năm trăm năm Thương người hiền một thuở Hậu sinh về chốn cũ Thăm vườn thiêng thiên thu. Ngược gió đi không nản Rừng thông tuyết phủ dày Ngọa Long cương đâu nhỉ? Đầy trời hoa tuyết bay ! Lồng lộng vầng trăng rằm Một vườn thiêng cổ tích Người là ngọc cho đời Tháng năm còn nhớ mãi.
Hoàng Kim đã về dâng hương tưởng nhớ Đào Duy Từ ở đất Tùng Châu xưa. Tôi lần tìm theo những trang ghi chép cũ để thấu hiểu sự nhọc nhằn khởi nghiệp của bậc anh hùng và để thấy dấu ấn cùng với những ảnh hưởng lớn lao của Đào Duy Từ đối với mảnh đất này. Tôi may mắn thăm Đình Lạc Giao, Lũy Thầy và các nơi ở Quảng Bình, Thanh Hóa để chứng ngộ công đức của Người và cảm nhận.
Cám ơn gia tộc Đào Duy, phó giáo sư Đào Thế Anh, giáo sư Mai Văn Quyền, giáo sư Lê Văn Tố, phó giáo sư sử học Trương Minh Dục, thầy Dương Duy Đồng, thầy Nguyễn Minh Hiếu, em Nguyễn Thị Trúc Mai, em Phạm Văn Ngọc, một số người đã trực tiếp chứng kiến các khảo sát điền dã nông nghiệp lịch sử của tôi đã gợi ý cho tôi tiếp tục hoàn thiện bài viết này.
Đào Duy Từ (1572–1634) là quân sư danh tiếng của chúa Nguyễn Phúc Nguyên, bậc kỳ tài chính trị quân sự lỗi lạc, danh nhân văn hóa kiệt xuất, khai quốc công thần số một được thờ ở Thái Miếu của nhà Nguyễn. Hàng năm vào ngày 17 tháng 10 âm lịch (nhằm ngày 13 đến 23 tháng 11 dương lịch tùy theo từng năm) là ngày giỗ Đào Duy Từ. Ông bắt đầu thi thố tài năng từ năm 53 tuổi đến năm 62 tuổi thì mất. Đào Duy Từ chỉ trong 9 năm ngắn ngủi (1625-1634) đã kịp làm nên năm kỳ tích phi thường với nhiều hiền tài và di sản còn mãi với non sông. Mộ của cụ Đào Duy Từ nằm khiêm nhường giữa vườn sắn KM94 xanh tốt tại thôn Phụng Du, xã Hoài Hảo, huyện Hoài Nhơn, tỉnh Bình Định . Đầu mộ của cụ là hai trụ đá lớn, đỉnh tạo dáng búp sen. Cuối mộ của cụ có một gốc cây cổ thụ, tán lẫn với rặng dừa. Thông tin tại Nhớ Người. Đào Duy Từ còn mãi với non sông https://hoangkimlong.wordpress.com/category/dao-duy-tu-con-mai-voi-non-song/; bảo tồn và phát triển chuyên mục tại http://fa.hcmuaf.edu.vn/hoangkimlong và https://cnm365.wordpress.com/category/chao-ngay-moi-23-thang-11/.
ĐÀO DUY TỪ THỜI THẾ VÀ SỰ NGHIỆP
Đào Duy Từ sinh năm 1572 ở làng Hoa Trai, huyện Ngọc Sơn, phủ Tỉnh Gia, tỉnh Thanh Hóa. Thời ấy, Nguyễn Hoàng, chúa khởi nghiệp nhà Nguyễn, có quê tại huyện Tống Sơn (nay là huyện Hà Trung). Nhà thờ họ Nguyễn hiện ở đình Gia Miêu, xã Hà Long, huyện Hà Trung, tỉnh Thanh Hóa. Ông Nguyễn Hoàng là con thứ hai của ông Nguyễn Kim (tức Hữu vệ Điện tiền Tướng quân An Thanh hầu Nguyễn Hoằng Kim) cháu của ông Nguyễn Hoằng Dụ, chắt của ông Nguyễn Văn Lang, đều là các trọng thần của nhà Lê. Nguyên khi xưa ông Nguyễn Kim khởi nghĩa giúp nhà Lê đánh nhà Mạc đã lấy được đất Thanh Nghệ nhưng khi thừa thắng đem quân ra đánh Sơn Nam thì bị hàng tướng nhà Mạc là Dương Chấp Nhất đánh thuốc độc chết, binh quyền giao lại cho con rể Trịnh Kiểm. Người anh của Nguyễn Hoàng là Nguyễn Uông bị Trịnh Kiểm kiếm chuyện giết đi vì sợ đức độ và tài năng của hai anh em nhà vợ đoạt mất quyền mình. Nguyễn Hoàng sợ Trịnh Kiểm ám hại nên đã hỏi kế của Nguyễn Bỉnh Khiêm và được Trạng Trình bảo rằng “Hoành Sơn nhất đái, vạn đại dung thân”. Ông đã xin vào trấn thủ Thuận Hóa từ năm 1558.
Năm Đào Duy Từ ra đời thì Trịnh Kiểm vừa mới mất (1570) trao quyền lại cho Trịnh Cối để lo việc đánh dẹp. Trịnh Cối say đắm tửu sắc, tướng sĩ nhiều người không phục. Trịnh Tùng, con thứ của Trịnh Kiểm, đã rước vua Lê về đồn Vạn Lại và công khai chống lại anh ruột, Nhân lúc anh em họ Trịnh đánh nhau, Mạc Kính Điển cùng với các danh tướng Nguyễn Quyện, Mạc Ngọc Liễn đem 10 vạn quân vào đánh Thanh Hóa. Trịnh Cối liệu thế không địch nổi đã đầu hàng Mạc. Trình Tùng đưa vua về Đông Sơn, phòng ngự chắc chắn, liều chết cố thủ. Mâc Kính Điển đánh mãi không được, lâu ngày hết lương, phải rút quân về. Trình Tùng oai quyền vượt vua, Anh Tông lo ngại tìm cách giết Trịnh Tùng. Mưu việc không thành, vua sợ chạy vào Nghệ An, bị Trịnh Tùng lập vua mới Thế Tông Lê Duy Đàm bảy tuổi lên làm vua và cho người truy sát giết chết vua cũ. Suốt 10 năm 1573-1583 Trịnh Tùng cố thủ vững chắc Thanh Hóa. Sau khi Mạc Kính Điển mất (1579) thế lực hai bên thay đổi. Năm 1591, Trịnh Tùng cử đại binh đánh ra Thăng Long, bắt được Nguyễn Quyện, phá hào lũy và rút về Thanh Hóa. Vua Mạc Mậu Hợp say đắm vợ người, bạc đãi tướng sĩ, làm nát cơ nghiệp nhà Mạc. Tướng nhà Mạc là Văn Khuê về hàng nhà Lê. Trịnh Tùng đem đại binh trở lại Thăng Long, đánh tan quân Mạc, giết Mạc Mậu Hợp. Nhà Mạc mất ngôi. Con cháu nhà Mạc giữ đất Cao Bằng được ba đời nữa. Vua Lê chỉ còn trên danh nghĩa được cấp bổng lộc thượng tiến, thu thuế 1000 xã và 5000 lính túc vệ và chỉ thiết triều tiếp sứ. Mọi việc lớn nhỏ đều do chúa Trịnh điều hành. Họ Trịnh tôn Lê vì sợ nhà Minh sinh sự lôi thôi và sợ những kẻ chống đối lấy cớ phù Lê, hơn nữa họ Nguyễn có thế lực mạnh và họ Mạc còn đang giữ đất Cao Bằng.
Năm 1572, nhân lúc anh em Trịnh Cối, Trịnh Tùng đánh nhau, nhà Mạc đem quân đánh Thanh Hóa và cho một cánh thủy quân do tướng Lập Bạo chỉ huy đánh Thuận Hóa. Nguyễn Hoàng đã cho gái đẹp Ngô thị giả cách đưa vàng bạc đến cầu hòa, dụ Lập Bạo ra ái ân trên bãi biển vắng. Lập Bạo không đề phòng nên bị quân Nguyễn trong cát nổi lên giết chết. Quân Mạc bị đánh tan. Nguyễn Hoàng từ năm 1592 đến năm 1600, đã kéo quân ra Bắc giúp Trịnh diệt Mạc và lập được nhiều công to nhưng Trịnh Tùng luôn để ý đề phòng và Nguyễn Hoàng đã không thể có cớ gì để trở lại đất cũ. Năm 1600 nhân dịp đi đánh giặc, Nguyễn Hoàng đã theo đường biển về lại Thuận Hóa. Sợ họ Trịnh nghi ngờ, ông đã gả con gái Ngọc Tú cho Trịnh Tráng là con trai thứ của Trịnh Tùng. Năm 1613, Nguyễn Hoàng sắp mất, gọi người con thứ 6 là Nguyễn Phúc Nguyên vào dặn rằng: “Đất Thuận, Quảng này, bên bắc thì có núi Hoành Sơn, sông Linh Giang, bên nam có Hải Vân và núi Bì Sơn, thật là một nơi trời để cho người anh hùng dụng võ. Vậy ta phải thương yêu nhân dân, luyện tập quân sĩ để mà gây dựng cơ nghiệp về muôn đời”/ Sãi Vương Nguyễn Phúc Nguyên nối nghiệp cha giữ đất phương Nam, theo đúng lời di huấn của cha “thương yêu nhân dân, luyện tập quân sĩ”, bên ngoài kính cẩn nhận chức do vua Lê phong cho, giữ hòa hiếu với anh rể Trịnh Tráng, nhưng bên trong đã ngầm súc tích nội lực, tỉnh táo đối phó với mưu mô giảo hoạt tìm mọi cách thôn tính, khống chế của họ Trịnh.
Đào Duy Từ với tầm nhìn xa rộng và nhãn quan chính trị sâu sắc đã nhận ra tình cảnh trớ trêu trên. Hình thái Lê Trịnh, Mạc, Nguyễn thời ấy thật giống như “Tam Quốc”: Họ Trịnh noi cách Tào Tháo mượn uy thiên tử để sai khiến chư hầu. Họ Mạc tuy sức cùng lực kiệt nhưng được nhà Minh hậu thuẫn Nhà Minh luôn rình đợi thời cơ để can thiệp vào nước ta như cách “giúp Trần, cầm Hồ” của triều trước. Họ Nguyễn giữ đất phương Nam chân chúa lô rõ, hiền tài theo về. Đào Duy Từ như Ngọa Long ở Long Trung ẩn nhẫn đợi thời. Ông chỉ quyết định vào Nam khi đã định rõ minh quân, danh tướng, chiến lược, sách lược các đối sách trước mắt và lâu dài của bàn cờ lớn.
Lịch sử ghi nhận rằng Đào Duy Từ có bố là Đào Tá Hán, trước làm lính cấm vệ trong triều Lê Trịnh, bị phạm húy khi làm thơ đã dám nói tên của chúa Trịnh Kiểm nên bị phạt đánh đòn và đuổi về nhà làm dân thường. Bố của ông sau trở thành kép hát nổi tiếng khắp vùng và kết duyên với bà Vũ Thị Kim Chi ở làng Ngọc Lâm. Đào Duy Từ được sinh ra ở làng Hoa Trai, khi ông lên 5 tuổi thì bố bị bệnh mất, người mẹ ở góa, tần tảo nuôi con ăn học. Theo luật lệ của triều đình bấy giờ thì con cái những người làm nghề ca xướng đều không được quyền thi cử. Bà Kim Chi tiếc cho tài học của con nên đã nhờ viên xã trưởng đổi họ Đào của con theo cha thành họ Vũ theo mẹ. Năm 1593 lúc Đào Duy Từ 21 tuổi, vào đời vua Lê Thế Tông (l567-1584) đã đỗ á nguyên tại kỳ thi Hương. Ông dự thi Hội thì bị viên xã trưởng mật báo và tố giác vì mẹ ông đã không chịu gian díu với hắn. Ông bị cấm thi vì trọng tội “gian lận trong thi cử”, bị giam giữ xét hỏi, trong khi mẹ ông ở nhà đã phẫn uất tự tử. Đào Duy Từ lấy vợ họ Cao ở Tống Sơn nên có quen biết chúa Nguyễn Hoàng từ trước. Đào Duy Từ đã rời quê hương vào Đàng Trong lập nghiệp khoảng năm 1622 đến 1625 khi ông đã 50- 53 tuổi. Đào Duy Từ vào Nam sau ba mươi năm trầm tĩnh đợi thời. Ứng xử của ông giống như Nguyễn Bỉnh Khiêm đã nhẫn nại đợi thời cơ sau hai mươi năm mới ra lựa chọn triều Mạc và ra dự thi lập tức đoạt Trạng nguyên. Đào Duy Từ cũng chọn hướng vào Nam rất sâu sắc, có tính toán và đúng thời cơ. Đây không phải là một sự uất ức tầm thường mà là sự nhẫn nại của bậc trí giả, thời thế nhiễu loạn, vàng lầm trong cát mà thôi. Đào Duy Từ được Chúa Nguyễn trọng dụng, đã hết lòng giúp chúa Nguyễn đạt được năm kỳ tích lạ lùng và nổi bật ngời sáng trong lịch sử Việt Nam:
1) Giữ vững cơ nghiệp của chúa Nguyễn ở Đàng Trong chống cự thành công với họ Trịnh ở phía Bắc. Ông đã cùng các danh tướng Nguyễn Hữu Dật, Nguyễn Hữu Tiến bày mưu định kế, luyện tập quân sĩ, xây đồn đắp lũy, tổ chức tuyến phòng ngự chiều sâu từ phía nam sông Linh Giang đến Lũy Trường Dục (ở huyện Phong Lộc, tỉnh Quảng Bình) và Lũy Thầy (từ cửa sông Nhật Lệ đến núi Đâu Mâu, Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình). Suốt thời Trịnh Nguyễn phân tranh kéo dài suốt 45 năm (1627-1672) đánh nhau cả thảy bảy lần, họ Trịnh thường mạnh hơn nhưng quân Nam tướng sĩ hết lòng, đồn lũy chắc chắn nên đã chống cự rất hiệu quả với quân Trịnh.
2) Mở đất phương Nam làm cho Nam Việt thời ấy trở nên phồn thịnh, nước lớn lên, người nhiều ra. Đào Duy Từ có duyên kỳ ngộ với tiên chúa Nguyễn Hoàng và chân chúa Nguyễn Phúc Nguyên. Ông hết lòng phò vua giúp nước “cúc cung tận tụy đến chết mới thôi” như Ngọa Long Gia Cát Lượng Khổng Minh. Đào Duy Từ mang tâm nguyện và chí hướng lớn lao như vua Trần Thái Tông “Nếu chỉ để lời nói suông cho đời sau, sao bằng đem thân mình đảm nhận trọng trách cho thiên hạ trước đã”. Di sản của ông không chỉ là trước tác mà còn là triều đại.
3) Đào Duy Từ là bậc kỳ tài muôn thuở với những di sản còn mãi với non sông. Ông là nhà thực tiễn sáng suốt có tầm nhìn sâu rộng lạ thường. Ông đã đặt nền móng vững chắc cho triều Nguyễn, sửa sang chính trị, quan chế, thi cử, võ bị, thuế khóa, nội trị, ngoại giao gắn với hệ thống chính trị tiến bộ hợp lòng dân. Với tài năng tổ chức kiệt xuất của Đào Duy Từ, chỉ trong thời gian ngắn ngủi chín năm (1625-1634), ông đã kịp xây dựng được một định chế chính quyền rất được lòng dân. Triều Nguyễn sau khi Đào Duy Từ mất (1634) còn truyền được 8 đời (131 năm), cho đến năm 1735, khi Vũ Vương mất, thế tử chết, Trương Phúc Loan chuyên quyền, lòng người li tán, nhà Tây Sơn nổi lên chiếm đất Quy Nhơn, họ Trịnh lấy đất Phú Xuân, thì cơ nghiệp chúa Nguyễn mới bị xiêu đổ.
4) Tác phẩm “Hổ trướng khu cơ”; Nhã nhạc cung đình Huế, vũ khúc tuồng Sơn Hậu, thơ Ngọa Long cương vãn, Tư Dung vãn đều là những kiệt tác và di sản văn hóa vô giá cùng với giai thoại, ca dao, thơ văn truyền đời trong tâm thức dân tộc. Binh thư “Hổ trướng khu cơ” sâu sắc, thực tiễn, mưu lược yếu đánh mạnh, ít địch nhiều, là một trong hai bộ sách quân sự cổ quý nhất của Việt Nam (bộ kia là Binh thư yếu lược của Trần Hưng Đạo) ; Nhã nhạc cung đình Huế, vũ khúc, tuồng cổ Sơn Hậu gắn với di sản văn hóa Huế thành di sản văn hóa thế giới; Những giai thoại, ca dao truyền đời trong tâm thức dân tộc của lòng dân mến người có nhân. Ngay trong trước tác của ông cũng rất trọng gắn lý luận với thực tiễn. Binh thư “Hổ trướng khu cơ” gắn với những danh tướng cầm quân lỗi lạc một thời như Nguyễn Hữu Dật, Nguyễn Hữu Tiến. Vũ khúc cung đình, tuồng cổ Sơn Hậu, thơ Ngọa Long cương vãn, Tư Dung vãn đều thể hiện tầm cao văn hóa.
5) Đào Duy Từ là người Thầy đức độ, tài năng, bậc kỳ tài muôn thuở của dân tộc Việt, người khai sinh một dòng họ lớn với nhiều hiền tài và di sản. Đào Duy Từ lúc đương thời đã gả con gái mình cho Nguyễn Hữu Tiến sau này là một đại tướng của nhà Nguyễn. Đào Duy Từ đã đem tài trí của mình cống hiến cho xã hội về nhiều lĩnh vực. Ông là một nhà quân sự tài ba, kiến trúc sư xây dựng lũy Trường Dục ở Phong Lộc và lũy Nhật Lệ ở Đồng Hới, thuộc tỉnh Quảng Bình, để chống lại các cuộc tấn công của quân Trịnh. Lũy Nhật Lệ còn gọi là lũy Thầy (vì chúa Nguyễn và nhân dân Đàng Trong tôn kính gọi Đào Duy Từ là Thầy). Lũy này được hoàn thành năm 1631, có chiều dài hơn 3000 trượng (khoảng hơn 12 km), cao 1 trượng 5 thước (khoảng 6 m), mặt lũy rất rộng (voi có thể đi lại được) cứ cách một quãng lại xây pháo đài để đặt súng thần công. Chiến lũy này có vị trí gần khe, dựa vào thế núi, chạy dài suốt cửa biển Nhật Lệ, trông giống hình cầu vồng, có tác dụng chặn được bước tiến của quân Trịnh trong hàng trăm cuộc giao tranh. Đương thời có các câu ca dao: Khôn ngoan qua cửa sông La/ Dù ai có cánh chớ qua lũy Thầy “Hữu trí dũng hề, khả quá Thanh Hà / Túng hữu dực hề, Trường lũy bất khả khoa”. Mạnh thì qua được Thanh Hà/ Dẫu rằng có cánh khôn qua lũy Thầy. Đường vô xứ Huế quanh quanh / Non xanh nước như tranh họa đồ/ Yêu anh em cũng muốn vô / Sợ truông nhà Hồ, sợ phá Tam Giang. Phá Tam Giang bây giờ đã cạn/ Truông nhà Hồ, Nội tán cấm nghiêm. Chùm thơ và giai thoại trên và dưới đây đã tồn tại lâu dài trong bia miệng người đời. Lời thơ đẹp, hợp logic tình tự dân tộc, mọi việc đều khớp đúng với sự kiện lịch sử.
NHỚ NGƯỜI
Đến Thái Sơn nhớ Đào Duy Từ
Về Tùng Châu thương Người Hoàng Kim
Ngược gió đi không nản
Rừng thông tuyết phủ dày
Ngọa Long cương đâu nhỉ?
Đầy trời hoa tuyết bay!
Lồng lộng vầng trăng rằm
Một vườn thiêng cổ tích
Người là ngọc cho đời
Tháng năm còn nhớ mãi.
Đời trãi năm trăm năm
Thương người hiền một thuở
Hậu sinh về chốn cũ
Thăm vườn thiêng thiên thu.
NHỚ NGƯỜI
Đêm muộn bâng khuâng về với Bác
Rưng rưng sen trắng nắng mai vàng
Trời xanh bảng lảng Người khuất nẻo
Hồ vơi đồng vắng tím niềm thương
NHỚ NGƯỜI
Hoàng Kim
Ngược gió đi không nản
Rừng thông tuyết phủ dày
Ngọa Long cương đâu nhỉ
Đầy trời hoa tuyết bay.
NGÀY MỚINGỌC PHƯƠNG NAM Hoàng Kim
Thương đồng hồ sinh học
Mọi ngày như một ngày
Nhắc thức dậy với con
Thung dung trên đường sáng
Nhớ ngôi sao thăm thẳm
Người xưa thanh thận cần
Ngày xuân đọc Trạng Trình
Đêm lạnh nhớ Đào Công
Đêm thiêng không nỡ ngủ
Bút hoa ý chảy nhanh
Lục Ngôn Mã Tiền Khóa
Xuất thần cùng Khổng Minh
Chúc đời nhàn thêm tuổi mới
Mừng ngày sống trọn tin yêu
Năm tháng đủ đầy tình nghĩa
Mới thương êm ấm lâu dài
Vui yêu xuân thêm tuổi thọ
Khoẻ người nhàn thích an nhiên.
Bản chất cuộc sống là hạnh phúc và đau khổ, vui vẻ và phiền muộn, sự thiếu hoàn thiện và vô thường. Minh triết của đời người hạnh phúc là biết sống thung dung, phúc hậu, thanh thản, an nhiên tự tại, nhận ra kho báu vô giá của chính mình, không lo âu, không phiền muộn, sống với tinh thần dịu hiền và trái tim nhẹ nhõm.(xem tiếpMinh triết sống phúc hậu)