Trang web ĐỖ THỊ LỢI

Thống kê
Số lần xem
Đang xem 6244
Toàn hệ thống 6717
Trong vòng 1 giờ qua
Trang liên kết

TS. HOÀNG KIM
Giảng viên khoa Nông học

 

TS. TRẦN ĐÌNH LÝ
Trưởng phòng Đào Tạo - ĐHNL TP.HCM

 

Ths. LÊ VĂN PHẬN
Quản trị mạng - Phòng Hành chính 

 

NGUYỄN TRUNG QUYẾT
 Bộ môn Qui hoạch
Khoa QLĐĐ&BĐS 

 

Thành viên

Email:
Password

Nội dung

  ThS. ĐỖ THỊ LỢI

Có những lúc tưởng chừng anh không thể vượt qua khó khăn khi bao công sức, tiền của do hai vợ chồng gây dựng trong mấy chục năm bỗng chốc tan biến. Nhưng bằng nghị lực và quyết tâm, anh đã khiến nhiều người phải ngỡ ngàng trước mô hình sản xuất đạt hiệu quả kinh tế cao...

 

 

Đó là câu chuyện làm giàu của anh Nguyễn Văn Thực ở thôn Như Thiết, xã Hồng Thái (Việt Yên-Bắc Giang). Năm 1980, Thực nhập ngũ; sau khi hoàn thành nghĩa vụ quân sự, anh về quê và xây dựng gia đình. Không vốn liếng, không nghề nghiệp, tài sản chỉ có vẻn vẹn hơn sào đất do ông bà để lại, vợ chồng anh dựng tạm ngôi nhà nhỏ để ở. Cuộc sống với những ngày tháng lam lũ khiến vợ chồng anh như già trước tuổi. Những tưởng anh sẽ mãi chìm trong nghèo đói nhưng trong một lần tình cờ, anh đọc được bài báo viết về một tấm gương vượt khó và nhân vật trong câu chuyện không ai khác là một người bạn đồng ngũ.

 

Đọc xong bài báo, Thực băn khoăn mãi: ‘‘Tại sao đồng đội làm được còn mình thì không?”. Về nhà, Thực bàn với vợ thế chấp sổ đỏ, vay vốn ngân hàng để đấu thầu hơn 2ha đất nông nghiệp của hợp tác xã. Khi đã có đất, hai vợ chồng lại đôn đáo chạy vạy khắp nơi mới có số vốn chưa đầy chục triệu đồng. Thực quyết định xuống chỗ người bạn đồng ngũ năm xưa để học hỏi kinh nghiệm, sau đó bắt tay vào cải tạo đất, trồng cây, nuôi cá, nuôi vịt đẻ.

 

Nhờ thời tiết thuận lợi và nguồn thức ăn dồi dào nên đàn cá lớn rất nhanh, 200 con vịt đẻ cũng bắt đầu cho trứng. Thế nhưng, giữa lúc đàn vịt đẻ rộ thì dịch cúm gia cầm bùng phát. Trứng vịt chất thành đống không ai mua, huyện lại có công văn yêu cầu anh tiêu huỷ đàn thuỷ cầm. Gia đình anh đứng trước nguy cơ phá sản, trở lại với hai bàn tay trắng.

 

Sau thất bại này, đêm nào Thực cũng suy nghĩ và bắt đầu hiểu ra rằng mình thiếu thông tin, hiểu biết và không có kỹ thuật. Nắm được mấu chốt, với bản lĩnh người lính, quyết tâm làm giàu trên mảnh đất quê hương lại trỗi dậy mạnh mẽ. Anh tìm mua sách, báo có hướng dẫn về cách chăn nuôi và mô hình kinh tế tổng hợp VAC. Được sự tư vấn của Trung tâm Khuyến nông huyện, Hội Làm vườn, Thực quyết định chuyển từ nuôi cá thịt sang nuôi cá giống ngắn ngày.

 

Số tiền được hỗ trợ sau tiêu huỷ đàn vịt cộng với tiền dành dụm được trên 15 triệu đồng, Thực thuê người xây bờ ao chắc chắn và mua hơn 1 tạ cá bố mẹ. Trên đà đó, Thực mở rộng thêm nhiều ao nuôi thả cá giống, cá bố mẹ... để thường xuyên có hàng cung cấp cho thị trường. Sẵn vốn, Thực thuê luôn một kỹ sư thuỷ sản về trực tiếp cùng anh phát triển trang trại; những buổi hướng dẫn kỹ thuật chăn nuôi của huyện không lần nào vắng mặt anh.

 

Một năm sau, Thực đã có trong tay hàng trăm triệu từ tiền bán cá giống. Nhận thấy thức ăn cho cá là yếu tố quan trọng, Thực quyết định kết hợp chăn nuôi thêm vịt để tận dụng nguồn phân cho cá. Anh đầu tư hơn 300 triệu xây thêm chuồng trại và mua con giống.

 

Hiện nay, kinh tế gia đình anh đang trên đà phát triển. Trang trại khang trang với hàng chục bể nuôi và ấp cá giống. Mỗi chén cá bột anh bán 30.000 - 40.000 đồng, tháng nào gia đình anh cũng bán ra hàng trăm chén. Đàn vịt đẻ trong thời kỳ ổn định, mỗi tháng cung cấp cho thị trường số lượng trứng đáng kể. Tổng thu nhập của gia đình đạt hơn 10 triệu đồng/tháng.

 

Không dừng lại ở đó, thời gian tới anh sẽ mở rộng đầu tư chăn nuôi thêm một số loại thuỷ - hải sản khác. Thực tâm sự: “Tôi sẽ cải tạo chuồng trại để nuôi cá sấu và ba ba”.

Không chỉ làm ăn giỏi, anh còn giúp nhiều gia đình có hoàn cảnh khó khăn bằng cách hỗ trợ vốn và kỹ thuật. Anh liên tục được đề cử danh hiệu nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi nhờ mô hình kinh tế trên.

Huy Hoàng

Số lần xem trang : 15193
Nhập ngày : 09-12-2008
Điều chỉnh lần cuối : 11-12-2008

Ý kiến của bạn về bài viết này


In trang này

Lên đầu trang

Gởi ý kiến

  Báo Kinh tế nông thôn

  THỦY SẢN VIỆT NAM - NHIỀU KHÓ KHĂN CHƯA ĐƯỢC THÁO GỠ (Báo KTNT - Số ra ngày 23/3/2009) (24-03-2009)

  ĐIỀU LỆ HỘI SỬA ĐỔI PHÙ HỢP VỚI TÌNH HÌNH MỚI (Báo KTNT - Số ra ngày 18/3/2009) (19-03-2009)

  CHĂM SÓC VÀ THU HÁI CHÈ VỤ XUÂN (Báo KTNT - Số ra ngày 18/3/2009) (18-03-2009)

  Đảm bảo an ninh lương thực cho đồng bào dân tộc miền núi (Báo KTNT - Số ra ngày 17/3/2009) (17-03-2009)

  CÀ PHÊ XUẤT KHẨU THĂNG TRẦM THEO GIÁ (Báo KTNT - Số ra ngày 17/3/2009) (17-03-2009)

  PHÒNG TRỪ SÂU ĐỤC THÂN CÂY NGÔ (Báo KTNT - Số ra ngày 16/3/2009) (17-03-2009)

  Kế hoạch hạn chế ngân sách nông nghiệp của Tổng thống Hoa Kỳ: Nông dân ra sức phản đối (Báo KTNT - Số ra ngày 16/3/2009) (16-03-2009)

  HỢP TÁC TRỒNG LÚA NHẬT, HÌNH THỨC LIÊN KẾT CẦN NHÂN RỘNG (Báo NNVN - Số ra ngày 16/3/2009) (16-03-2009)

  GIẢI PHÁP DIỆT LÚA BỊ BỆNH VÀNG LÙN - LÙN XOẮN LÁ ĐƠN LÁ ĐƠN GIẢN, HIỆU QUẢ (Báo NNVN - Số ra ngày 13/3/2009) (16-03-2009)

  LÀM GÌ ĐỂ "HÚT" SINH VIÊN HỌC NGÀNH NÔNG NGHIỆP? (Báo KTNT - Số ra ngày 13/3/2009) (16-03-2009)

Trang kế tiếp ... 1 2 3 4 5 6 7 8 9

Website Ths. ĐỖ THỊ LỢI - Đc: Thư viện trường Đại học Nông lâm Tp. HCM - Email: dothiloi(a)hcmuaf.edu.vn - Điện thoại: (08)38963351

Thiết kế: Quản trị mạng- ĐHNL 2007