Trang web ĐỖ THỊ LỢI

Thống kê
Số lần xem
Đang xem 173
Toàn hệ thống 3734
Trong vòng 1 giờ qua
Trang liên kết

TS. HOÀNG KIM
Giảng viên khoa Nông học

 

TS. TRẦN ĐÌNH LÝ
Trưởng phòng Đào Tạo - ĐHNL TP.HCM

 

Ths. LÊ VĂN PHẬN
Quản trị mạng - Phòng Hành chính 

 

NGUYỄN TRUNG QUYẾT
 Bộ môn Qui hoạch
Khoa QLĐĐ&BĐS 

 

Thành viên

Email:
Password

Nội dung

  ThS. ĐỖ THỊ LỢI

Mặc dù Chính phủ đã đưa ra nhiều biện pháp tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp thủy sản, nhưng tới nay họ vẫn không ngừng gặp khó khăn. Khó khăn nối tiếp khó khăn đã khiến cho nhiều doanh nghiệp phải đình trệ sản xuất, thậm chí có rất nhiều công ty đã phải đóng cửa.

 

 

Bà Nguyễn Thị Ánh, Giám đốc Công ty Cổ phần thủy sản Sông Tiền cho biết: Một trong những khó khăn mà doanh nghiệp vấp phải hiện nay là việc bất hợp lý trong cách tính giá điện sản xuất cho các doanh nghiệp trong giờ cao điểm. Thêm vào đó là thuế xuất hàng, bởi lẽ khi doanh nghiệp xuất hàng đi thì chắc chắn sẽ có một đến hai kiện hàng bị trả về nhưng khi các kiện hàng bị trả lại này vẫn phải chịu thuế như khi xuất đi. Vì vậy hiện nay ở miền Tây một số doanh nghiệp đã đổi giờ làm cho công nhân từ ngày qua đêm để tránh giờ cao điểm, giá điện quá cao…

Còn theo ông Chu Văn An, Giám đốc Công ty Cổ phần thủy sản Minh Phú, hiện nay các doanh nghiệp trong nước vẫn không thể cạnh tranh được với các doanh nghiệp nước ngoài bởi giá nguyên liệu đầu vào trong nước quá cao. Chẳng hạn như tôm nguyên liệu hiện nay mua với giá từ 57.000 – 59.000đ/kg, trong khi đó giá nguyên liệu của Thái Lan có 43.000đ/kg, điều này đã tạo sự chênh lệch rất lớn cho xuất khẩu giữa nước ta và các nước khác, làm mất đi lợi thế cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường thế giới. Ông An cũng cho rằng, việc giá thức ăn chăn nuôi nhập vào tăng hay giảm cũng không có ảnh hưởng nhiều đến giá cả thành phẩm trong nước vì thực tế khi giá nguyên liệu đầu vào tăng lên 140 USD/thùng hay giảm xuống 40 USD/thùng thì giá thành phẩm trong nước vẫn không có gì thay đổi. Các nhà cung cấp chỉ có tăng giá lên khi giá đầu vào cao thêm chứ còn khi giá đầu vào hạ thì không hề giảm xuống. Đây là một bất cập lớn trong cơ chế quản lý cần giải quyết.

Về phía các doanh nghiệp là vậy, nhưng trên thực tế, nhiều hộ nuôi cá tra, nuôi tôm cũng đang trong tình trạng rất khó khăn do không thể trả nợ ngân hàng, thiếu vốn để tiếp tục duy trì sản xuất nên đã phải bỏ ao nuôi khiến cho diện tích sụt giảm. Và một trong những nguyên nhân chủ yếu là do thời gian qua, tình hình tiêu thụ tôm trên thế giới đang giảm mạnh do suy thoái kinh tế; thị trường nhập khẩu tôm chủ lực là Mỹ đang có dấu hiệu chựng lại, thị trường Nhật Bản giảm từ 32% còn 19%... giá tôm nguyên liệu trong nước cũng đã giảm xuống mức thấp nhất trong vòng 10 năm qua. Thêm vào đó, việc giá thức ăn nuôi trồng thủy sản tăng giảm thất thường cũng làm cho người nuôi chán nản không tiếp tục nuôi nữa.

Thời gian gần đây, do thiếu nguồn nguyên liệu chế biến, các Công ty Chế biến thủy sản thu mua cá tra, cá basa với mức giá khá cao đã khiến nhiều hộ chăn nuôi hy vọng sẽ lại được làm giàu từ con cá tra, basa. Một số hộ nông dân trước bỏ ao trống nay đã tiếp tục nuôi lại, chẳng hạn huyện Tri Tôn (Bến Tre), trong tháng 1 vừa qua đã phát sinh thêm nhiều hộ nuôi mới ở xã Vĩnh Gia với số lượng gần 4.000 con cá tra giống. Mặc dù thời tiết diễn biến khá phức tạp, có thể gây bệnh cho cá nhưng được các cán bộ thú y huyện tận tình hướng dẫn cách phòng trị bệnh, nên các hộ chăn nuôi ở đây yên tâm sản xuất. Theo nhiều hộ chăn nuôi cho biết, năng suất và chất lượng sản phẩm thì người chăn nuôi có thể đảm bảo trong quá trình sản xuất. Tuy nhiên, về giá cả thì phải phụ thuộc vào thị trường. Đó cũng chính là lo lắng chung của các hộ nuôi cá tra, basa khi đầu tư vào một mẻ cá lớn trong thời điểm khủng hoảng kinh tế thế giới như hiện nay.

Như vậy, không chỉ có người nuôi trồng gặp khó khăn mà các doanh nghiệp sản xuất, xuất khẩu thủy sản cũng đang phải đối mặt với rất nhiều thách thức. Nhằm giúp cho các doanh nghiệp chế biến, xuất khẩu thủy sản cũng như ngư dân có hướng phát triển hiệu quả trong thời gian tới, Bộ Nông nghiệp & Phát triển nông thôn đã yêu cầu các địa phương tăng cường kiểm soát chặt chẽ việc tuân thủ quy định điều kiện cơ sở vùng nuôi, điều kiện vệ sinh môi trường vùng nuôi; chất lượng con giống trước khi thả nuôi; hướng dẫn người nuôi về kỹ thuật nuôi trồng, các biện pháp cải tạo ao nuôi trước khi thả giống, biện pháp phòng trị bệnh và quản lý môi trường ao nuôi. Bên cạnh đó, Bộ cũng yêu cầu các địa phương cần tiếp tục thực hiện công tác quản lý chất lượng thức ăn, chế phẩm sinh học và các sản phẩm xử lý và cải tạo môi trường; đồng thời, nghiêm cấm các hộ nuôi sử dụng các loại hoá chất, thuốc cấm sử dụng, thức ăn kém chất lượng và không rõ nguồn gốc. Đặc biệt, là việc đề ra kế hoạch cho năm 2009: Theo kế hoạch này, cả nước sẽ giảm 35.000 ha diện tích nuôi trồng thuỷ sản, xuống còn 1.065.000 ha với sản lượng ước đạt là 2,3 triệu tấn; trong đó, cá tra: 1,2 triệu tấn; tôm sú: 280.000 tấn; tôm chân trắng: 100.000 tấn.
Theo Công Thương

Số lần xem trang : 14875
Nhập ngày : 24-03-2009
Điều chỉnh lần cuối :

Ý kiến của bạn về bài viết này


In trang này

Lên đầu trang

Gởi ý kiến

  Báo Kinh tế nông thôn

  Medicated Feed For Farm (MFF): Dòng sản phẩm tối ưu tăng cường miễn dịch cho heo (KTNT - Ngày 28/3/2011) (06-04-2011)

  BIẾN RƠM THÀNH ... NHIÊN LIỆU (Báo KTNT - Ngày 21/3/2011) (06-04-2011)

  WEVIRO: Chế phẩm sinh học thân thiện với môi trường - KTNT ngày 27/10/2010 (10-03-2011)

  KHI NÀO DÂN TA KHÔNG "SẢN XUẤT THEO PHONG TRÀO" ? (Báo KTNT - Số ra ngày 11/5/2009) (11-05-2009)

  NỮ THẠC SĨ "ĐỠ ĐẺ" CHO CÁ (Báo KTNT - Số ra ngày 7/5/2009) (11-05-2009)

  TRIỆU CHỨNG VÀ CÁCH PHÒNG BỆNH H1N1 TRÊN ĐÀN LỢN (Báo KTNT - Số ra ngày 29/4/2009) (29-04-2009)

  NÔNG DÂN TRỒNG HOA HÀ LAN LAO ĐAO VI CẠNH TRANH (Báo NNVN - Số ra ngày 20/4/2009) (23-04-2009)

  KINH NGHIỆM CHO CÁ BỐNG TƯỢNG SINH SẢN NHÂN TẠO (Báo KTNT - Số ra ngày 13/4/2009) (23-04-2009)

  NGƯỜI KHÔI PHỤC GIỐNG CHUỐI LABA (Báo KTNT - Số ra ngày 13/4/2009) (23-04-2009)

  THANH LONG MẮC "BỆNH LẠ" DO THAM BÓN THÚC (Báo KTNT - Số ra ngày 11/4/2009) (23-04-2009)

Trang kế tiếp ... 1 2 3 4 5 6 7 8 9

Website Ths. ĐỖ THỊ LỢI - Đc: Thư viện trường Đại học Nông lâm Tp. HCM - Email: dothiloi(a)hcmuaf.edu.vn - Điện thoại: (08)38963351

Thiết kế: Quản trị mạng- ĐHNL 2007