Số lần xem
Đang xem 709 Toàn hệ thống 1588 Trong vòng 1 giờ qua
Trang liên kết
Tỉnh thức
giữa đêm thiêng Yên Tử
Để thấm hiểu đức Nhân Tông
Ta thành tâm đi bộ
Lên tận đỉnh chùa Đồng
Tâm sáng Ức Trai
trong tựa ngọc TÌNH YÊU CUỘC SỐNG
DẠY VÀ HỌC Để chấn hưng giáo dục Việt Nam cấp thiết phải có đội ngũ những người thầy giáo ưu tú có tâm đức thiết tha với nghề, có trình độ chuyên môn cao và có kỹ năng giảng dạy tốt. Đây là trang thông tin chuyên đề dạy và học để trao đổi và bàn luận
Norman Borlaug Lời Thầy dặn Việc chính đời người chỉ ít thôi
Chuyên tâm đừng bận chuyện trời ơi
Phúc hậu suốt đời làm việc thiện
Di sản muôn năm mãi sáng ngời.
Nhân dân ta, dân tộc ta, non sông đất nước ta đời đời nhớ ơn những người con trung hiếu đã hiến thân mình cho Tổ Quốc. Tấm ảnh Bác Hồ nghiêm trang, lặng lẽ, tĩnh lặng trong lòng của chúng ta thật nhiều điều. Có những khoảng lặng trời đất thấu lòng người, cả dân tộc ta cùng hướng về Ngày Thương Binh Liệt Sĩ .
Bài thơ “Viếng mộ cha mẹ” của đại tá Hoàng Trung Trực rút trong tập thơ “Dấu chân người lính”. “Em ơi can đảm lên” là thơ thầy Nguyễn Khoa Tịnh; “Hoàng Ngọc Dộ khát vọng” là di cảo thơ anh hai thầy giáo Hoàng Ngọc Dộ, người đã thay cha mẹ mất sớm dìu dắt các em.. “Hoàng Trung Trực đời lính” có trường ca ‘Dấu chân người lính’; “Mẹ” là thơ Tô Hoàn, rút trong “Tuyển tập thơ lục bát Việt Nam” tái bản tháng 7 năm 2000, Nhà xuất bản Văn hóa thông tin ấn hành. “Ba nén nhương” là bài thơ của nhà thơ thương binh Hoàng Cát đăng trên báo và trang thơ Nguyễn Trọng Tạo.”Thư của người ra trận” là bài thơ người lính vô danh do anh Lê Trung Xuân đọc năm 1971 và Hoàng Kim chép lại theo trí nhớ. Bốn người bạn Xuân, Chương, Trung, Kim đều cùng là sinh viên đại học nhập ngũ tháng 9 năm 1971. Chúng tôi cùng trong một tổ chiến đầu bốn người. Hai anh Xuân và Chương đều hi sinh năm 1972 tại Quảng Trị, còn Phạm Huy Trung và Hoàng Kim trở về trường cũ sau ngày đất nước thống nhất . Anh Xuân ra đi đã mang theo bí mật của bài “Thư của người ra trận” mà cho đến nay chúng tôi vẫn chưa biết rõ ai là tác giả. “Quảng Bình đất mẹ ơn người”; “Linh Giang sông quê hương”; “Lời thề trên sông Hóa”; “Thắp đèn lên đi em”; “Nhớ tháng bảy mưa ngâu” là thơ Hoàng Kim.
VIẾNG MỘ CHA MẸ Hoàng Trung Trực
Dưới lớp đất này là mẹ là cha
Là khởi phát đời con từ bé bỏng
Là lời mẹ ru dịu dàng cánh võng
Là gươm đao cha một thuở đau đời
Hành trang cho con đi bốn phương trời
Là nghĩa khí của cha, là nhân từ của mẹ
Vẫn bầu sữa tinh thần không ngừng không nghỉ
Để hành trang cho con đi tiếp cuộc đời
Cuộc đời con bươn chãi bốn phương trời
Nay về lại nơi cội nguồn sinh trưởng
Dâng nén hương mà lòng hồi tưởng
Thuở thiếu thời dưới lồng cánh mẹ cha
“Ước hẹn anh em một lời nguyền
Thù nhà đâu sá kể truân chiên
Bao giờ đền được ơn trung hiếu
Suối vàng nhắm mắt mới nằm yên”.
EM ƠI CAN ĐẢM LÊN Nguyễn Khoa Tịnh
Thầy ước mong em noi gương Quốc Tuấn
Đọc thơ em, tim tôi thắt lại
Lòng nghẹn ngào, nước mắt chảy rưng rưng
Nửa xót xa nhưng nửa lại vui mừng
Xót xa vì đời em còn thơ dại
Mới tuổi thơ mà cuộc đời đầy khổ ải
Mới biết cười đã phải sống mồ côi
Như chiếc thuyền giữa biển tự trôi
Như chiếc lá bay về nơi vô định “Bụng đói” viết ra thơ em vịnh:
“Cơm ngày một bữa sắn trộn khoai Có biết lòng ta bấy hỡi ai? Vơi vơi lòng dạ, cồn cào bụng Kể chi no đói, mặc ngày dài”
Phải!
Kể chi no đói mặc ngày dài
Rất tự hào là thơ em sung sức
Rất tự hào là em tôi đầy nghị lực
Đã hiển lộ mình qua “Cái chảo rang”
“Trung dũng ai bằng cái chảo rang Lửa to mới biết sáp hay vàng Xào nấu chiên kho đều vẹn cả Chua cay mặn ngọt giữ an toàn Ném tung chẳng vỡ như nồi đất Quăng bừa xó bếp vẫn nằm ngang Tốt đẹp đâu cần danh tiếng hão Bạn cùng lửa đỏ, nóng chang chang”
Phải!
Lửa to mới biết sáp hay vàng!
Em hãy là vàng,
Mặc ai chọn sáp!
Tôi vui sướng cùng em
Yêu giấc “Ngủ đồng”
Hiên ngang khí phách:
“Sách truyền sướng nhất chức Quận công Ta sướng khi ra ngủ giữa đồng Lồng lộng trời hè muôn làn gió Đêm thanh sao sang mát thu không Nằm ngữa ung dung như khanh tướng Lấy mấy vần thơ tỏ nỗi lòng Tinh tú bao quanh hồn thời đại Ngủ đồng khoan khoái ngắm gương trong”
Tôi biết chí em khi “Qua đèo Ngang”
Ung dung xướng họa với người anh hùng
Đã làm quân thù khiếp sợ:
“Ta đi qua đèo Ngang Cũng gặp Người trèo qua núi hiểm Đỉnh dốc chênh vênh Xe mù bụi cuốn Có lẽ thiên nhiên đã định bao giờ Một dãy Hoành Sơn bát ngát trận đồ Điệp điệp núi cao Trùng trùng rừng thẳm. Người thấy Súng gác trời xanh Gió lùa biển lớn Nông dân rộn rịp đường vui Thanh Quan nàng nhẽ có hay Cảnh mới đã thay cảnh cũ. Ta hay Máu chồng đất đỏ Mây cuốn dặm khơi Nhân công giọt giọt mồ hôi Hưng Đạo thầy ơi có biết Người nay nối chí người xưa
Tới đây Nước biếc non xanh Biển rộng gió đùa khuấy nước Đi nữa Đèo sâu vực thẳm Núi cao mây giỡn chọc trời
Nhớ thù nhà, luống thẹn làm trai Thương dân nước, thà sinh phận gái “Hoành Sơn cổ lũy” Hỏi đâu dấu tích phân tranh? Chỉ thấy non sông Lốc cuốn, bốn phương sấm động.
Người vì việc nước ra đi Ta muốn cứu dân nên thăm trận thế Điều không hẹn mà xui gặp mặt Vô danh lại gặp hữu danh Cuộc đời dài ắt còn sẽ gặp nhau Nay hội ngộ giữa đỉnh cao trời đất Anh em ta ngự trên xe đạp Còn Người thì lại đáp com măng Đường xuyên sơn Anh hùng gặp anh hùng Nhìn sóng biển Đông Như ao trời dưới núi.
Xin kính chào Bậc anh hùng tiền bối Ta ngưỡng mộ Người Và tỏ chí với non sông Mẹ hiền ơi! Tổ Quốc ơi! Xin tiếp bước anh hùng!”
Hãy cố lên em!
Noi gương danh nhân mà lập chí
Ta với em
Mình hãy kết thành đôi tri kỷ!
Đất Quảng Trạch này đâu kém Nam Dương
Tôi tự hào bài “Tỏ chí” của em:
“Quốc Tuấn ngày xưa chí vững bền Thù nhà, nợ nước chẳng hề quên Đến bữa quên ăn, đêm quên ngủ Thương dân, yêu nước quyết báo đền Văn hay thu phục muôn người Việt Võ giỏi kinh hồn lũ tướng Nguyên Mươi năm sau nữa ơi ông Tuấn Nối chí ông, nay cháu tiến lên!”
Tôi thương mến em
Đã chịu khó luyện rèn
Biết HỌC LÀM NGƯỜI !
Học làm con hiếu thảo.
Mười lăm tuổi đã “Tập làm thầy giáo”
“Vui gì hơn buổi đầu làm thầy giáo Của lớp vở lòng đất mẹ yêu thương Trưa nắng luyến các em cùng đến lớp Giọng líu lo như chim hót ven đường.
Đứng trước các em tuổi nhỏ đáng yêu Mà đã tưởng tới bao nhiêu người lớn Nghe em đọc giọng thanh thanh dễ mến Mà đã nghe đất nước xuyến xao mình!”
Tổ Quốc đang chờ em phía trước.
Em ơi em, can đảm bước chân lên!
(*) “Bụng đói”, “Cái chảo rang”, “Ngủ đồng”, “Qua đèo Ngang”, “Tỏ chí”, “Tập làm thầy giáo” là những bài thơ Hoàng Kim được thầy Nguyễn Khoa Tịnh trích dẫn in nghiêng trong bài thơ này.
MẸ
Tô Hoàn
Con về thăm mẹ chiều mưa
Mới hay nhà dột gió lùa bốn bên
Hạt mưa sợi thắng sợi xiên
Cứ nhằm vào mẹ những đêm trắng trời
Con đi đánh giặc một đời
Mà không che nổi một nơi mẹ nằm!
BA NÉN HƯƠNG
Hoàng Cát
Nén hương này con thắp giỗ mẹ
Bom ập đến mẹ về cõi thế
Nén hương này anh thắp giỗ em
Ở lại miền Nam không có mộ để anh tìm
Nén hương này tôi thắp giỗ thân tôi
Chiến tranh cướp đi hai chục năm rồi
Ba nén hương một mình tôi làm giỗ
Giỗ chính mình, giỗ mẹ, giỗ em tôi !
THƯ CỦA NGƯỜI RA TRẬN
(Bài thơ chưa rõ tác giả)
Anh viết cho em lá thư dài tâm sự
Trời Lục Nam đêm này khó ngủ
Cũng mơ màng như nét bút anh biên.
Ở quê hương giờ chắc đã lên đèn
Sau vất vả một ngày lao động
Đêm nay nhé cùng anh em hãy sống
Những ngày đầu thơ ấu của tình yêu.
Nhớ lắm em ơi những sớm những chiều
Ta sánh bước dưới trời cao trong vắt
Anh nắm tay em, em cười trong mắt
Trăng thẹn thùng lẫn vội bóng mây trôi
….
Rồi từ đó bao đêm thao thức bồi hồi
Anh mơ được cùng em xây tổ ấm
No đói có nhau ngọt bùi khoai sắn
Một căn nhà đàn con nhỏ líu lô
Tấm lòng em là cả một bài thơ
Anh muốn viết như một người thi sĩ
Ruộng lúa nương khoai tấm lòng tri kỷ
Có bóng em đi thêm đẹp cả đất trời.
Nhưng em ơi khi ta bước vào đời
Đâu chỉ có bướm có hoa có trời có đất
Đâu chỉ có mơ màng những đêm trăng mật
Mà đất trời đã nổi phong ba
Tạm biệt em, anh bước đi xa
Khi thửa ruộng luống cày còn dang dỡ
Khi mầm non tình ta vừa mới nhú
Khi căn nhà còn tạm mái tranh.
Quê hương ơi xóm nhỏ hiền lành
Có biết chăng người yêu ta ở đó
Một nắng hai sương giải dầu mưa gió
Mắt mỏi mòn ai đó ngóng trông nhau.
Anh đi biển rộng sông sâu
Con thuyền nhỏ vẫn mong ngày cập bến
Đò có đông em ơi đừng xao xuyến
Nắng mưa này đâu chỉ có đôi ta.
Anh đi bão táp mưa sa
Chỉ thương em một cánh hoa giữa trời
Đời là thế đó em ơi
Buồn thương xa cách chia phôi là thường.
Anh gửi cho em lời nhắn lên đường
Bức thư của người ra trận
Dù mai sau trong niềm vui chiến thắng
Anh chưa về nhưng đã có thư anh …
HOÀNG NGỌC DỘ KHÁT VỌNG
Hoàng Ngọc Dộ và Hoàng Kim
Hoàng Ngọc Dộ (1937-1994) là nhà giáo. Ông quê ở xã Quảng Minh, huyện Quảng Trạch (nay là thị xã Ba Đồn), tỉnh Quảng Bình. Mẹ mất sớm. Nhà nghèo. Cha bị bom Mỹ giết hại. Ông đã nổ lực nuôi dạy các em vượt qua gian khổ, nghèo đói và chiến tranh để vươn lên trở thành những gia đình thành đạt và hạnh phúc. Gương nghị lực vượt khó hiếm thấy, ăn ngày một bữa suốt năm năm, nuôi hai em vào đại học với sự cưu mang của thầy bạn và xã hội đã một thời lay động sâu xa tình cảm thầy trò Trường Cấp Ba Bắc Quảng trạch (Quảng Bình). Ông mất sớm, hiện còn lưu lại gần 100 bài thơ. Lời thơ trong sáng, xúc động, ám ảnh, có giá trị khích lệ những em học sinh nhà nghèo, hiếu học. Anh Hai Hoàng Ngọc Dộ cũng là người Thầy dạy học đầu tiên cho Hoàng Kim: “Dặn con cháu khiêm nhu cần kiệm”; “Cảnh mãi đeo người được đâu em Hết khổ, hết cay, hết vận hèn Nghiệp sáng đèn giời đà chỉ rõ Rồi đây cay đắng chẳng buồn chen”;”Không vì danh lợi đua chen. Thù nhà nợ nước quyết rèn bản thân”; “Soi mặt mình trong gương không bằng soi mặt mình trong lòng người”; “Có những di sản tỉnh thức cùng lương tâm, không thể để mất vì không thể tìm lại Hoàng Ngọc Dộ Khát vọng
ÁNH SAO
Hoàng Ngọc Dộ
Bóng đêm trùm kín cả không trung
Lấp lánh phương Đông sáng một vừng
Mây bủa, mây giăng còn chẳng ngại
Hướng nhìn trần thế bạn văn chương.
LỜI NGUYỀN Hoàng Ngọc Dộ
Không vì danh lợi đua chen
Thù nhà, nợ nước, quyết rèn bản thân!
Ước hẹn anh em một lời nguyền
Thù nhà đâu sá kể truân chiên
Bao giờ đền được ơn trung hiếu
Suối vàng nhắm mắt mới nằm yên.
Hai anh em giữa Sài Gòn giải phóng (Hoàng Trung Trực sư 341, Hoàng Kim sư 325B)
HOÀNG TRUNG TRỰC ĐỜI LÍNH Hoàng Trung Trực
Cuộc đời và thời thế
Năm Thân con khóc chào đời
Sức sống sữa Mẹ suốt đời tình thương Nước nhà gặp cảnh tai ương Việt Nam là bãi chiến trường giao tranh Pháp Nhật Tàu tới hoành hành Chạy giặc Cha Mẹ phải đành lánh thân Người dân khổ cực muôn phần Nước nhà chiến sự, nghèo bần Mẹ Cha Trường Sơn rừng núi là nhà Rừng thiêng nước độc, ta ra chẳng thời *
(*) Ernest Hemingway (1899-1961), tác giả của kiệt tác Ông già và biển cả, Giã từ vũ khí, là một cựu quân nhân, sống trãi gần trọn đời trong chiến tranh và nghèo đói của chiến tranh thế giới thứ nhất và thứ hai, nên ông đã mô tả người như ông là thế hệ cầm súng, không hề được tận hưởng chất lượng cuộc sống, là “Thế hệ bỏ đi” (Lost Generation) của cộng đồng người Paris xa xứ; xemBorlaug và Hemingway
Tuổi thơ trong nghèo đói
Ai quyền sống được làm người
Mà dân mất nước gặp thời chua cay?
Đời Cha sự nghiệp đổi thay
Lính Tây ngày trước, thời này đánh Tây Ru ta lời Mẹ đêm ngày
Vọng theo hồn Nước tháng ngày bên Cha
Cha thì chiến đấu đường xa
Mẹ con chạy giặc, cửa nhà thì không
Nỗi niềm cuộc sống đau lòng
Bão mưa tàn phá, gió lồng không ngơi.
Gia đình nhiều nguy nan
Mẹ ta dãi nắng dầm mưa
Lo cho con có cháo dưa học hành
Giữa rừng số phận mong manh
Mẹ phải chịu bệnh hoành hành héo hon
Đời Mẹ chung thủy sắt son
Đời Cha lính chiến tuổi xuân đọa đày
Lời thề nguyên bản xưa nay
Đã là người lính không lay lòng vàng
Bệnh về chẳng chút thở than
Bao nhiêu mầm bệnh Cha mang theo về
Mẹ Cha bao gian khổ
Bệnh sốt rét thật là ghê
Gan lách phù thủng trăm bề hại Cha
Chiến tranh tan cửa nát nhà
Mình Cha xoay xở thật là gian nan
Phận con rau cháo cơ hàn
Tuổi thơ năm tháng bần hàn Mẹ Cha
Tháng ngày khoai muối dưa cà
Đời còn Cha Mẹ đậm đà tình thương
Tình Cha Mẹ, nghĩa Nước Non
Tháng ngày chăm chút vuông tròn hiếu trung.
Tuổi xuân vui lên đường
Lên đường theo lệnh tòng quân Xa nhà nỗi nhớ bội phần từ đây
Mẹ khóc nước mắt tuôn đầy
Lo con gian khổ cuộc đời chiến binh
Cha không khóc chỉ làm thinh
Tiễn con tựa cửa lặng nhìn theo con Vần xoay sự nghiệp vuông tròn
Dấu chân Cha trước, nay con theo Người
Gẫm suy mới rõ thế thời
Hoàng Trung Trực đã thành người chiến binh.
Giải phóng nước bạn Lào
(10/1963- 5/1965)
Đất Hương Khê , núi Quảng Bình
Vượt Trường Sơn vắt sức mình kiệt hao
Núi Phú Riềng, đất Lạc Xao
Nơi này ghi dấu chiến hào binh ta
Đời nhọc nhằn, thân xót xa Trĩu vai súng đạn, gạo là quanh lưng
Vượt bao đèo dốc hành quân
Liên hồi tác chiến, máu dầm mồ hôi
Lại thêm sốt rét từng hồi
Thuốc men chẳng có, tháng trời toàn măng
Chia nhau chén cháo cứu thân
Trên bom, dưới đạn, ngủ hầm, tình thâm.
Nhớ người thân đã khuất
Đêm trường thân lại xông pha
Theo chân thủ trưởng vào ra trận thù
Đạn giặc đan chéo như mưa
Đôi chân thủ trưởng đạn cưa mất rối
Trong ta tỉnh thức tình người
Cõng ngay thủ trưởng xuôi đồi chạy lui
Đêm rừng trời lại tối thui
Lạc mất phương hướng tới lui tìm đường
Quay đầu hỏi ý tình thương
Mới hay thủ trưởng tìm đường đi xa
Không hơi thở một xác ma
Làm ta thực sự xót xa một mình Người thấm mệt, phút tử sinh
Giữa rừng im ắng lặng thinh không người
Chỉ nghe tiếng thú quanh đồi Làm cho ớn lạnh khắp người của ta
Song vì cái đói không tha
Cho nên khiếp sợ theo đà mất tiêu
Trãi qua những phút hiểm nghèo
Vác xác thủ trưởng cố leo tìm đường.
Giữa rừng núi, không người thương
Còn đâu phương hướng, tai ương không người
Một tâm hồn một cuộc đời
Không gạo không lửa, giữa trời rừng xanh
Một mình tính mạng mong manh
Tình thương người lính giúp anh chí bền
Năm ngày thủ trưởng vẫn nguyên
Tìm ra đơn vị bình yên lòng mình.
Tin Mẹ mất giữa chiến trường
Nỗi đau nghiệt ngã vô hình
Nhận tin Mẹ mất nội tình cách phân
Công ơn Mẫu tử tình thâm
Căn bệnh đã cướp Mẫu thân mất rồi
Còn đâu bóng dáng hình Người
Đất trời nghiêng ngữa hại đời ta đây
Nỗi lòng đau khổ khôn khuây
Mẹ hiền ơi phút giờ này còn đâu
Lòng buồn tê tái đêm thâu
Trần gian đâu nữa Mẹ hiền, Cha ơi
Buồn thương Cha nỗi nhớ Người
Tình thương Cha Mẹ, trên đời còn Cha Con không khóc chỉ nhớ nhà
Trăm lần thương Mẹ xót xa phận mình
Làm người lính chiến tử sinh
Chiến tranh tàn khốc dứt tình Mẹ Cha
Tang thương đến không về nhà
Cuộc đời người lính vẫn là chiến tranh
Máu bạn đổ tiếp bên anh
Xác xương vùi dập trời xanh phủ rừng
Núi đồi che ấm thân lưng
Nhóm lên ngọn lửa bập bùng Trường Sơn.
(xem tiếp chuỗi chiến dịch và sự kiện chính …)
QUẢNG BÌNH ĐẤT MẸ ƠN NGƯỜI Hoàng Kim
Quảng Bình đất Mẹ ơn Người
Tổ tiên cát bụi nhiều đời thành quê
Đinh ninh như một lời thề
Trọn đời trung hiếu để về dâng hương
Lòng son trung chính biết ơn
Quê hương chung đúc khí thiêng Quảng Bình
Về quê kính nhớ Tổ tiên
Mừng vui giữa chốn bạn hiền người thân
Đất trời ngày mới thanh tân
Thung dung thăm hỏi ân cần níu chân.
Đường xuân như một dòng sông
Việt Nam thống nhất thác ghềnh đến nơi.
Hồn chính khí bốc lên ánh sáng
Sáng choang ngọc đá giữa hoang tàn’.
Tâm nhân văn lắng đọng tinh hoa
Hoa Đất Hoa Người trong cõi Bụt.
LINH GIANG SÔNG QUÊ HƯƠNG Hoàng Kim
Nhà mình gần ngã ba sông
Rào Nan, chợ Mới, nguồn Son, Quảng Bình
Linh Giang sông núi hữu tình
Nơi đây cha mẹ sinh thành ra con
“Chèo thuyền cho khuất bến Son
Để con khỏi chộ nước non thêm buồn “
Câu ru quặn thắt đời con
Mẹ cha mất sớm, con còn trẻ thơ
Ra đi từ bấy đến chừ
Lặn trong sương khói bến đò sông quê
Ngày xuân giữ vẹn lời thề
Non sông mở cõi, tụ về trời Nam.
LỜI THỀ TRÊN SÔNG HÓA
Hoàng Kim
Sông Hóa ơi Bạch Đằng Giang
Ta đến nơi đây chẳng một lần
Lời thề sông núi trời đất hiểu Lời dặn của Thánh Trần (*)
Sông Hóa ơi hời, ơi Linh Giang
Quê hương liền dải tụ trời Nam
Minh Lệ, Hưng Long hai bầu sữa
Hoàng Gia trung chính một con đường.
Rào Nan Đá Dựng chốn sông thiêng
Nguồn Son Chợ Mới đẹp ân tình
Minh Lệ đình xưa thương làng cũ
Nguyện làm hoa đất của quê hương.
Đất nặng ân tình đất nhớ thương
Ta làm hoa đất của quê hương
Để mai mưa nắng con đi học
Lưu dấu chân trần với nước non.
(*) Trương Hán Siêu “Phú sông Bạch Đằng” đã thuật lại cuộc chiến sông Bạch Đằng nơi voi chiến sa lầy rơi nước mắt và lời thề trên sông Hóa 1288 của Hưng Đạo Vương. Lời thơ lẫm liệt hào hùng bi tráng: “Thuyền bè muôn đội, tinh kỳ phấp phới/ Hùng dũng sáu quân, giáo gươm sáng chói/[…] / Trận đánh được thua chửa phân/ Chiến lũy bắc nam đối chọi/ […] / Tất Liệt thế cường, Lưu Cung chước dối / Những tưởng gieo roi một lần/ Quét sạch Nam bang bốn cõi/ […] /Trời cũng chiều người / Hung đồ hết lối! ” Thượng tướng Thái sư Trần Quang Khải viết: ‘Thái bình tu nổ lực/ Vạn cổ thử giang san”.— cùng với Tình yêu cuộc sống, Kim Hoàng, Nguyễn Thanh Bình, Nguyễn Thị Thủy và Hoang Long.
THẮP ĐÈN LÊN ĐI EM ! Hoàng Kim
Thắp đèn lên đi em!
Xua tăm tối, giữa đêm trường ta học
Vũ trụ bao la đèn em là hạt ngọc
Cùng sao khuya soi sáng mảnh đất này
Dù sớm chiều em đã học hăng say
Dù ngày mệt chưa một hồi thanh thản
Đèn hãy thắp sáng niềm tin chiến thắng
Em thắp đèn lên cho trang sách soi mình.
Thắp đèn lên đi em!
Xua tăm tối giữa đêm trường ta học
Em đâu chỉ học bằng ánh mắt
Mà bằng cả lòng mình, cả khối óc hờn căm
Thù giặc giết cha, bom cày sập tung hầm
Nhà tan nát, sân trường đầy miệng hố
Hãy học em ơi, dù ngày có khổ
Lao động suốt ngày em cần giấc ngủ ngon
Nhưng đói nghèo đâu có để ta yên
Và nghị lực nhắc em đừng ngon giấc
Nợ nước thù nhà ngày đêm réo dục
Dậy đi em, Tổ quốc gọi anh hùng.
Thắp đèn lên đi em!
Xua tăm tối giữa đêm trường ta học
Mặc cho gió đêm nay lạnh về tê buốt
Tấm áo sờn không đủ ấm người em
Vùng dậy khỏi mền, em thắp ngọn đèn lên
Để ánh sáng xua đêm trường lạnh cóng
Qua khổ cực càng yêu người lao động
Trãi đói nghèo càng rèn đức kiên trung
Em đã đọc nhiều gương sáng danh nhân
Hãy biết nhục, biết hèn mà lập chí
Thắp đèn lên đi em, ngọn đèn dầu bền bỉ
Sáng giữa đời lấp lánh một niềm tin.
Thắp đèn lên đi em!
NHỚTHÁNG BẢY MƯA NGÂU Hoàng Kim
Tháng Bảy mưa Ngâu
Trời thương chúng mình
Mưa giăng
Ướt đầm vạt áo
Bảy sắc cầu vồng
Lung linh huyền ảo
Mẹ thương con
Đưa em về cùng anh.
Chuyến xe tốc hành
Chạy giữa trăm năm
Chở đầy kỷ niệm
Chở đầy ắp tình em
Từ nơi chân trời
Góc biển
Chàng Ngưu hóa mình vào dân ca
Con ngựa, con trâu
Suốt đời siêng năng làm lụng.
Thương con gà luôn dậy sớm
Biết ơn con chó thức đêm trường.
Em ơi !
Những câu thơ ông bà gửi lại
Đã theo chúng mình đi suốt thời gian.
Tháng Bảy mưa Ngâu
Đầy trời mưa giăng giăng
Thương nàng Chức Nữ
Em là tiên đời thường
Đầy đặn yêu thương
Tháng Bảy mưa Ngâu
Nhớ thương ai góc biển chân trời
Những cuộc chia ly
Đong đầy nỗi nhớ …
Chiêm bao mơ về chuyện cũ
Khói sương mờ ký ức thời gian
Chốn nào chúng mình hò hẹn
Nơi em cùng anh xao xuyến yêu thương
Ngắm mưa Ngâu tháng Bảy
Mưa, mưa hoài, mưa mãi
Mưa trong lòng người
Nên mưa rất lâu…
Mưa rơi như dòng lệ trắng
Đất trời thương nối một nhịp cầu.
Em ơi
Lời tình tự của nghìn năm dân tộc.
Như sắc cầu vồng
Nối hai miền xa cách
Để xa nên gần
Vời vợi nhớ thương.
Nhân dân ta, dân tộc ta, non sông đất nước ta đời đời nhớ ơn những người con trung hiếu đã hiến thân mình cho Tổ Quốc. Tấm ảnh Bác Hồ nghiêm trang, lặng lẽ, tĩnh lặng trong lòng của chúng ta thật nhiều điều. Có những khoảng lặng trời đất thấu lòng người, cả dân tộc ta cùng hướng về Ngày Thương Binh Liệt Sĩ .
Bài thơ “Viếng mộ cha mẹ” của đại tá Hoàng Trung Trực rút trong tập thơ “Dấu chân người lính”. “Em ơi can đảm lên” là thơ thầy Nguyễn Khoa Tịnh; “Hoàng Ngọc Dộ khát vọng” là di cảo thơ anh hai thầy giáo Hoàng Ngọc Dộ, người đã thay cha mẹ mất sớm dìu dắt các em.. “Hoàng Trung Trực đời lính” có trường ca ‘Dấu chân người lính’; “Mẹ” là thơ Tô Hoàn, rút trong “Tuyển tập thơ lục bát Việt Nam” tái bản tháng 7 năm 2000, Nhà xuất bản Văn hóa thông tin ấn hành. “Ba nén nhương” là bài thơ của nhà thơ thương binh Hoàng Cát đăng trên báo và trang thơ Nguyễn Trọng Tạo.”Thư của người ra trận” là bài thơ người lính vô danh do anh Lê Trung Xuân đọc năm 1971 và Hoàng Kim chép lại theo trí nhớ. Bốn người bạn Xuân, Chương, Trung, Kim đều cùng là sinh viên đại học nhập ngũ tháng 9 năm 1971. Chúng tôi cùng trong một tổ chiến đầu bốn người. Hai anh Xuân và Chương đều hi sinh năm 1972 tại Quảng Trị, còn Phạm Huy Trung và Hoàng Kim trở về trường cũ sau ngày đất nước thống nhất . Anh Xuân ra đi đã mang theo bí mật của bài “Thư của người ra trận” mà cho đến nay chúng tôi vẫn chưa biết rõ ai là tác giả. “Quảng Bình đất mẹ ơn người”; “Linh Giang sông quê hương”; “Lời thề trên sông Hóa”; “Thắp đèn lên đi em”; “Nhớ tháng bảy mưa ngâu” là thơ Hoàng Kim.
VIẾNG MỘ CHA MẸ Hoàng Trung Trực
Dưới lớp đất này là mẹ là cha
Là khởi phát đời con từ bé bỏng
Là lời mẹ ru dịu dàng cánh võng
Là gươm đao cha một thuở đau đời
Hành trang cho con đi bốn phương trời
Là nghĩa khí của cha, là nhân từ của mẹ
Vẫn bầu sữa tinh thần không ngừng không nghỉ
Để hành trang cho con đi tiếp cuộc đời
Cuộc đời con bươn chãi bốn phương trời
Nay về lại nơi cội nguồn sinh trưởng
Dâng nén hương mà lòng hồi tưởng
Thuở thiếu thời dưới lồng cánh mẹ cha
“Ước hẹn anh em một lời nguyền
Thù nhà đâu sá kể truân chiên
Bao giờ đền được ơn trung hiếu
Suối vàng nhắm mắt mới nằm yên”.
EM ƠI CAN ĐẢM LÊN Nguyễn Khoa Tịnh
Thầy ước mong em noi gương Quốc Tuấn
Đọc thơ em, tim tôi thắt lại
Lòng nghẹn ngào, nước mắt chảy rưng rưng
Nửa xót xa nhưng nửa lại vui mừng
Xót xa vì đời em còn thơ dại
Mới tuổi thơ mà cuộc đời đầy khổ ải
Mới biết cười đã phải sống mồ côi
Như chiếc thuyền giữa biển tự trôi
Như chiếc lá bay về nơi vô định “Bụng đói” viết ra thơ em vịnh:
“Cơm ngày một bữa sắn trộn khoai Có biết lòng ta bấy hỡi ai? Vơi vơi lòng dạ, cồn cào bụng Kể chi no đói, mặc ngày dài”
Phải!
Kể chi no đói mặc ngày dài
Rất tự hào là thơ em sung sức
Rất tự hào là em tôi đầy nghị lực
Đã hiển lộ mình qua “Cái chảo rang”
“Trung dũng ai bằng cái chảo rang Lửa to mới biết sáp hay vàng Xào nấu chiên kho đều vẹn cả Chua cay mặn ngọt giữ an toàn Ném tung chẳng vỡ như nồi đất Quăng bừa xó bếp vẫn nằm ngang Tốt đẹp đâu cần danh tiếng hão Bạn cùng lửa đỏ, nóng chang chang”
Phải!
Lửa to mới biết sáp hay vàng!
Em hãy là vàng,
Mặc ai chọn sáp!
Tôi vui sướng cùng em
Yêu giấc “Ngủ đồng”
Hiên ngang khí phách:
“Sách truyền sướng nhất chức Quận công Ta sướng khi ra ngủ giữa đồng Lồng lộng trời hè muôn làn gió Đêm thanh sao sang mát thu không Nằm ngữa ung dung như khanh tướng Lấy mấy vần thơ tỏ nỗi lòng Tinh tú bao quanh hồn thời đại Ngủ đồng khoan khoái ngắm gương trong”
Tôi biết chí em khi “Qua đèo Ngang”
Ung dung xướng họa với người anh hùng
Đã làm quân thù khiếp sợ:
“Ta đi qua đèo Ngang Cũng gặp Người trèo qua núi hiểm Đỉnh dốc chênh vênh Xe mù bụi cuốn Có lẽ thiên nhiên đã định bao giờ Một dãy Hoành Sơn bát ngát trận đồ Điệp điệp núi cao Trùng trùng rừng thẳm. Người thấy Súng gác trời xanh Gió lùa biển lớn Nông dân rộn rịp đường vui Thanh Quan nàng nhẽ có hay Cảnh mới đã thay cảnh cũ. Ta hay Máu chồng đất đỏ Mây cuốn dặm khơi Nhân công giọt giọt mồ hôi Hưng Đạo thầy ơi có biết Người nay nối chí người xưa
Tới đây Nước biếc non xanh Biển rộng gió đùa khuấy nước Đi nữa Đèo sâu vực thẳm Núi cao mây giỡn chọc trời
Nhớ thù nhà, luống thẹn làm trai Thương dân nước, thà sinh phận gái “Hoành Sơn cổ lũy” Hỏi đâu dấu tích phân tranh? Chỉ thấy non sông Lốc cuốn, bốn phương sấm động.
Người vì việc nước ra đi Ta muốn cứu dân nên thăm trận thế Điều không hẹn mà xui gặp mặt Vô danh lại gặp hữu danh Cuộc đời dài ắt còn sẽ gặp nhau Nay hội ngộ giữa đỉnh cao trời đất Anh em ta ngự trên xe đạp Còn Người thì lại đáp com măng Đường xuyên sơn Anh hùng gặp anh hùng Nhìn sóng biển Đông Như ao trời dưới núi.
Xin kính chào Bậc anh hùng tiền bối Ta ngưỡng mộ Người Và tỏ chí với non sông Mẹ hiền ơi! Tổ Quốc ơi! Xin tiếp bước anh hùng!”
Hãy cố lên em!
Noi gương danh nhân mà lập chí
Ta với em
Mình hãy kết thành đôi tri kỷ!
Đất Quảng Trạch này đâu kém Nam Dương
Tôi tự hào bài “Tỏ chí” của em:
“Quốc Tuấn ngày xưa chí vững bền Thù nhà, nợ nước chẳng hề quên Đến bữa quên ăn, đêm quên ngủ Thương dân, yêu nước quyết báo đền Văn hay thu phục muôn người Việt Võ giỏi kinh hồn lũ tướng Nguyên Mươi năm sau nữa ơi ông Tuấn Nối chí ông, nay cháu tiến lên!”
Tôi thương mến em
Đã chịu khó luyện rèn
Biết HỌC LÀM NGƯỜI !
Học làm con hiếu thảo.
Mười lăm tuổi đã “Tập làm thầy giáo”
“Vui gì hơn buổi đầu làm thầy giáo Của lớp vở lòng đất mẹ yêu thương Trưa nắng luyến các em cùng đến lớp Giọng líu lo như chim hót ven đường.
Đứng trước các em tuổi nhỏ đáng yêu Mà đã tưởng tới bao nhiêu người lớn Nghe em đọc giọng thanh thanh dễ mến Mà đã nghe đất nước xuyến xao mình!”
Tổ Quốc đang chờ em phía trước.
Em ơi em, can đảm bước chân lên!
(*) “Bụng đói”, “Cái chảo rang”, “Ngủ đồng”, “Qua đèo Ngang”, “Tỏ chí”, “Tập làm thầy giáo” là những bài thơ Hoàng Kim được thầy Nguyễn Khoa Tịnh trích dẫn in nghiêng trong bài thơ này.
MẸ
Tô Hoàn
Con về thăm mẹ chiều mưa
Mới hay nhà dột gió lùa bốn bên
Hạt mưa sợi thắng sợi xiên
Cứ nhằm vào mẹ những đêm trắng trời
Con đi đánh giặc một đời
Mà không che nổi một nơi mẹ nằm!
BA NÉN HƯƠNG
Hoàng Cát
Nén hương này con thắp giỗ mẹ
Bom ập đến mẹ về cõi thế
Nén hương này anh thắp giỗ em
Ở lại miền Nam không có mộ để anh tìm
Nén hương này tôi thắp giỗ thân tôi
Chiến tranh cướp đi hai chục năm rồi
Ba nén hương một mình tôi làm giỗ
Giỗ chính mình, giỗ mẹ, giỗ em tôi !
THƯ CỦA NGƯỜI RA TRẬN
(Bài thơ chưa rõ tác giả)
Anh viết cho em lá thư dài tâm sự
Trời Lục Nam đêm này khó ngủ
Cũng mơ màng như nét bút anh biên.
Ở quê hương giờ chắc đã lên đèn
Sau vất vả một ngày lao động
Đêm nay nhé cùng anh em hãy sống
Những ngày đầu thơ ấu của tình yêu.
Nhớ lắm em ơi những sớm những chiều
Ta sánh bước dưới trời cao trong vắt
Anh nắm tay em, em cười trong mắt
Trăng thẹn thùng lẫn vội bóng mây trôi
….
Rồi từ đó bao đêm thao thức bồi hồi
Anh mơ được cùng em xây tổ ấm
No đói có nhau ngọt bùi khoai sắn
Một căn nhà đàn con nhỏ líu lô
Tấm lòng em là cả một bài thơ
Anh muốn viết như một người thi sĩ
Ruộng lúa nương khoai tấm lòng tri kỷ
Có bóng em đi thêm đẹp cả đất trời.
Nhưng em ơi khi ta bước vào đời
Đâu chỉ có bướm có hoa có trời có đất
Đâu chỉ có mơ màng những đêm trăng mật
Mà đất trời đã nổi phong ba
Tạm biệt em, anh bước đi xa
Khi thửa ruộng luống cày còn dang dỡ
Khi mầm non tình ta vừa mới nhú
Khi căn nhà còn tạm mái tranh.
Quê hương ơi xóm nhỏ hiền lành
Có biết chăng người yêu ta ở đó
Một nắng hai sương giải dầu mưa gió
Mắt mỏi mòn ai đó ngóng trông nhau.
Anh đi biển rộng sông sâu
Con thuyền nhỏ vẫn mong ngày cập bến
Đò có đông em ơi đừng xao xuyến
Nắng mưa này đâu chỉ có đôi ta.
Anh đi bão táp mưa sa
Chỉ thương em một cánh hoa giữa trời
Đời là thế đó em ơi
Buồn thương xa cách chia phôi là thường.
Anh gửi cho em lời nhắn lên đường
Bức thư của người ra trận
Dù mai sau trong niềm vui chiến thắng
Anh chưa về nhưng đã có thư anh …
HOÀNG NGỌC DỘ KHÁT VỌNG
Hoàng Ngọc Dộ và Hoàng Kim
Hoàng Ngọc Dộ (1937-1994) là nhà giáo. Ông quê ở xã Quảng Minh, huyện Quảng Trạch (nay là thị xã Ba Đồn), tỉnh Quảng Bình. Mẹ mất sớm. Nhà nghèo. Cha bị bom Mỹ giết hại. Ông đã nổ lực nuôi dạy các em vượt qua gian khổ, nghèo đói và chiến tranh để vươn lên trở thành những gia đình thành đạt và hạnh phúc. Gương nghị lực vượt khó hiếm thấy, ăn ngày một bữa suốt năm năm, nuôi hai em vào đại học với sự cưu mang của thầy bạn và xã hội đã một thời lay động sâu xa tình cảm thầy trò Trường Cấp Ba Bắc Quảng trạch (Quảng Bình). Ông mất sớm, hiện còn lưu lại gần 100 bài thơ. Lời thơ trong sáng, xúc động, ám ảnh, có giá trị khích lệ những em học sinh nhà nghèo, hiếu học. Anh Hai Hoàng Ngọc Dộ cũng là người Thầy dạy học đầu tiên cho Hoàng Kim: “Dặn con cháu khiêm nhu cần kiệm”; “Cảnh mãi đeo người được đâu em Hết khổ, hết cay, hết vận hèn Nghiệp sáng đèn giời đà chỉ rõ Rồi đây cay đắng chẳng buồn chen”;”Không vì danh lợi đua chen. Thù nhà nợ nước quyết rèn bản thân”; “Soi mặt mình trong gương không bằng soi mặt mình trong lòng người”; “Có những di sản tỉnh thức cùng lương tâm, không thể để mất vì không thể tìm lại Hoàng Ngọc Dộ Khát vọng
ÁNH SAO
Hoàng Ngọc Dộ
Bóng đêm trùm kín cả không trung
Lấp lánh phương Đông sáng một vừng
Mây bủa, mây giăng còn chẳng ngại
Hướng nhìn trần thế bạn văn chương.
LỜI NGUYỀN Hoàng Ngọc Dộ
Không vì danh lợi đua chen
Thù nhà, nợ nước, quyết rèn bản thân!
Ước hẹn anh em một lời nguyền
Thù nhà đâu sá kể truân chiên
Bao giờ đền được ơn trung hiếu
Suối vàng nhắm mắt mới nằm yên.
Hai anh em giữa Sài Gòn giải phóng (Hoàng Trung Trực sư 341, Hoàng Kim sư 325B)
HOÀNG TRUNG TRỰC ĐỜI LÍNH Hoàng Trung Trực
Cuộc đời và thời thế
Năm Thân con khóc chào đời
Sức sống sữa Mẹ suốt đời tình thương Nước nhà gặp cảnh tai ương Việt Nam là bãi chiến trường giao tranh Pháp Nhật Tàu tới hoành hành Chạy giặc Cha Mẹ phải đành lánh thân Người dân khổ cực muôn phần Nước nhà chiến sự, nghèo bần Mẹ Cha Trường Sơn rừng núi là nhà Rừng thiêng nước độc, ta ra chẳng thời *
(*) Ernest Hemingway (1899-1961), tác giả của kiệt tác Ông già và biển cả, Giã từ vũ khí, là một cựu quân nhân, sống trãi gần trọn đời trong chiến tranh và nghèo đói của chiến tranh thế giới thứ nhất và thứ hai, nên ông đã mô tả người như ông là thế hệ cầm súng, không hề được tận hưởng chất lượng cuộc sống, là “Thế hệ bỏ đi” (Lost Generation) của cộng đồng người Paris xa xứ; xemBorlaug và Hemingway
Tuổi thơ trong nghèo đói
Ai quyền sống được làm người
Mà dân mất nước gặp thời chua cay?
Đời Cha sự nghiệp đổi thay
Lính Tây ngày trước, thời này đánh Tây Ru ta lời Mẹ đêm ngày
Vọng theo hồn Nước tháng ngày bên Cha
Cha thì chiến đấu đường xa
Mẹ con chạy giặc, cửa nhà thì không
Nỗi niềm cuộc sống đau lòng
Bão mưa tàn phá, gió lồng không ngơi.
Gia đình nhiều nguy nan
Mẹ ta dãi nắng dầm mưa
Lo cho con có cháo dưa học hành
Giữa rừng số phận mong manh
Mẹ phải chịu bệnh hoành hành héo hon
Đời Mẹ chung thủy sắt son
Đời Cha lính chiến tuổi xuân đọa đày
Lời thề nguyên bản xưa nay
Đã là người lính không lay lòng vàng
Bệnh về chẳng chút thở than
Bao nhiêu mầm bệnh Cha mang theo về
Mẹ Cha bao gian khổ
Bệnh sốt rét thật là ghê
Gan lách phù thủng trăm bề hại Cha
Chiến tranh tan cửa nát nhà
Mình Cha xoay xở thật là gian nan
Phận con rau cháo cơ hàn
Tuổi thơ năm tháng bần hàn Mẹ Cha
Tháng ngày khoai muối dưa cà
Đời còn Cha Mẹ đậm đà tình thương
Tình Cha Mẹ, nghĩa Nước Non
Tháng ngày chăm chút vuông tròn hiếu trung.
Tuổi xuân vui lên đường
Lên đường theo lệnh tòng quân Xa nhà nỗi nhớ bội phần từ đây
Mẹ khóc nước mắt tuôn đầy
Lo con gian khổ cuộc đời chiến binh
Cha không khóc chỉ làm thinh
Tiễn con tựa cửa lặng nhìn theo con Vần xoay sự nghiệp vuông tròn
Dấu chân Cha trước, nay con theo Người
Gẫm suy mới rõ thế thời
Hoàng Trung Trực đã thành người chiến binh.
Giải phóng nước bạn Lào
(10/1963- 5/1965)
Đất Hương Khê , núi Quảng Bình
Vượt Trường Sơn vắt sức mình kiệt hao
Núi Phú Riềng, đất Lạc Xao
Nơi này ghi dấu chiến hào binh ta
Đời nhọc nhằn, thân xót xa Trĩu vai súng đạn, gạo là quanh lưng
Vượt bao đèo dốc hành quân
Liên hồi tác chiến, máu dầm mồ hôi
Lại thêm sốt rét từng hồi
Thuốc men chẳng có, tháng trời toàn măng
Chia nhau chén cháo cứu thân
Trên bom, dưới đạn, ngủ hầm, tình thâm.
Nhớ người thân đã khuất
Đêm trường thân lại xông pha
Theo chân thủ trưởng vào ra trận thù
Đạn giặc đan chéo như mưa
Đôi chân thủ trưởng đạn cưa mất rối
Trong ta tỉnh thức tình người
Cõng ngay thủ trưởng xuôi đồi chạy lui
Đêm rừng trời lại tối thui
Lạc mất phương hướng tới lui tìm đường
Quay đầu hỏi ý tình thương
Mới hay thủ trưởng tìm đường đi xa
Không hơi thở một xác ma
Làm ta thực sự xót xa một mình Người thấm mệt, phút tử sinh
Giữa rừng im ắng lặng thinh không người
Chỉ nghe tiếng thú quanh đồi Làm cho ớn lạnh khắp người của ta
Song vì cái đói không tha
Cho nên khiếp sợ theo đà mất tiêu
Trãi qua những phút hiểm nghèo
Vác xác thủ trưởng cố leo tìm đường.
Giữa rừng núi, không người thương
Còn đâu phương hướng, tai ương không người
Một tâm hồn một cuộc đời
Không gạo không lửa, giữa trời rừng xanh
Một mình tính mạng mong manh
Tình thương người lính giúp anh chí bền
Năm ngày thủ trưởng vẫn nguyên
Tìm ra đơn vị bình yên lòng mình.
Tin Mẹ mất giữa chiến trường
Nỗi đau nghiệt ngã vô hình
Nhận tin Mẹ mất nội tình cách phân
Công ơn Mẫu tử tình thâm
Căn bệnh đã cướp Mẫu thân mất rồi
Còn đâu bóng dáng hình Người
Đất trời nghiêng ngữa hại đời ta đây
Nỗi lòng đau khổ khôn khuây
Mẹ hiền ơi phút giờ này còn đâu
Lòng buồn tê tái đêm thâu
Trần gian đâu nữa Mẹ hiền, Cha ơi
Buồn thương Cha nỗi nhớ Người
Tình thương Cha Mẹ, trên đời còn Cha Con không khóc chỉ nhớ nhà
Trăm lần thương Mẹ xót xa phận mình
Làm người lính chiến tử sinh
Chiến tranh tàn khốc dứt tình Mẹ Cha
Tang thương đến không về nhà
Cuộc đời người lính vẫn là chiến tranh
Máu bạn đổ tiếp bên anh
Xác xương vùi dập trời xanh phủ rừng
Núi đồi che ấm thân lưng
Nhóm lên ngọn lửa bập bùng Trường Sơn.
(xem tiếp chuỗi chiến dịch và sự kiện chính …)
QUẢNG BÌNH ĐẤT MẸ ƠN NGƯỜI Hoàng Kim
Quảng Bình đất Mẹ ơn Người
Tổ tiên cát bụi nhiều đời thành quê
Đinh ninh như một lời thề
Trọn đời trung hiếu để về dâng hương
Lòng son trung chính biết ơn
Quê hương chung đúc khí thiêng Quảng Bình
Về quê kính nhớ Tổ tiên
Mừng vui giữa chốn bạn hiền người thân
Đất trời ngày mới thanh tân
Thung dung thăm hỏi ân cần níu chân.
Đường xuân như một dòng sông
Việt Nam thống nhất thác ghềnh đến nơi.
Hồn chính khí bốc lên ánh sáng
Sáng choang ngọc đá giữa hoang tàn’.
Tâm nhân văn lắng đọng tinh hoa
Hoa Đất Hoa Người trong cõi Bụt.
LINH GIANG SÔNG QUÊ HƯƠNG Hoàng Kim
Nhà mình gần ngã ba sông
Rào Nan, chợ Mới, nguồn Son, Quảng Bình
Linh Giang sông núi hữu tình
Nơi đây cha mẹ sinh thành ra con
“Chèo thuyền cho khuất bến Son
Để con khỏi chộ nước non thêm buồn “
Câu ru quặn thắt đời con
Mẹ cha mất sớm, con còn trẻ thơ
Ra đi từ bấy đến chừ
Lặn trong sương khói bến đò sông quê
Ngày xuân giữ vẹn lời thề
Non sông mở cõi, tụ về trời Nam.
LỜI THỀ TRÊN SÔNG HÓA
Hoàng Kim
Sông Hóa ơi Bạch Đằng Giang
Ta đến nơi đây chẳng một lần
Lời thề sông núi trời đất hiểu Lời dặn của Thánh Trần (*)
Sông Hóa ơi hời, ơi Linh Giang
Quê hương liền dải tụ trời Nam
Minh Lệ, Hưng Long hai bầu sữa
Hoàng Gia trung chính một con đường.
Rào Nan Đá Dựng chốn sông thiêng
Nguồn Son Chợ Mới đẹp ân tình
Minh Lệ đình xưa thương làng cũ
Nguyện làm hoa đất của quê hương.
Đất nặng ân tình đất nhớ thương
Ta làm hoa đất của quê hương
Để mai mưa nắng con đi học
Lưu dấu chân trần với nước non.
(*) Trương Hán Siêu “Phú sông Bạch Đằng” đã thuật lại cuộc chiến sông Bạch Đằng nơi voi chiến sa lầy rơi nước mắt và lời thề trên sông Hóa 1288 của Hưng Đạo Vương. Lời thơ lẫm liệt hào hùng bi tráng: “Thuyền bè muôn đội, tinh kỳ phấp phới/ Hùng dũng sáu quân, giáo gươm sáng chói/[…] / Trận đánh được thua chửa phân/ Chiến lũy bắc nam đối chọi/ […] / Tất Liệt thế cường, Lưu Cung chước dối / Những tưởng gieo roi một lần/ Quét sạch Nam bang bốn cõi/ […] /Trời cũng chiều người / Hung đồ hết lối! ” Thượng tướng Thái sư Trần Quang Khải viết: ‘Thái bình tu nổ lực/ Vạn cổ thử giang san”.— cùng với Tình yêu cuộc sống, Kim Hoàng, Nguyễn Thanh Bình, Nguyễn Thị Thủy và Hoang Long.
THẮP ĐÈN LÊN ĐI EM ! Hoàng Kim
Thắp đèn lên đi em!
Xua tăm tối, giữa đêm trường ta học
Vũ trụ bao la đèn em là hạt ngọc
Cùng sao khuya soi sáng mảnh đất này
Dù sớm chiều em đã học hăng say
Dù ngày mệt chưa một hồi thanh thản
Đèn hãy thắp sáng niềm tin chiến thắng
Em thắp đèn lên cho trang sách soi mình.
Thắp đèn lên đi em!
Xua tăm tối giữa đêm trường ta học
Em đâu chỉ học bằng ánh mắt
Mà bằng cả lòng mình, cả khối óc hờn căm
Thù giặc giết cha, bom cày sập tung hầm
Nhà tan nát, sân trường đầy miệng hố
Hãy học em ơi, dù ngày có khổ
Lao động suốt ngày em cần giấc ngủ ngon
Nhưng đói nghèo đâu có để ta yên
Và nghị lực nhắc em đừng ngon giấc
Nợ nước thù nhà ngày đêm réo dục
Dậy đi em, Tổ quốc gọi anh hùng.
Thắp đèn lên đi em!
Xua tăm tối giữa đêm trường ta học
Mặc cho gió đêm nay lạnh về tê buốt
Tấm áo sờn không đủ ấm người em
Vùng dậy khỏi mền, em thắp ngọn đèn lên
Để ánh sáng xua đêm trường lạnh cóng
Qua khổ cực càng yêu người lao động
Trãi đói nghèo càng rèn đức kiên trung
Em đã đọc nhiều gương sáng danh nhân
Hãy biết nhục, biết hèn mà lập chí
Thắp đèn lên đi em, ngọn đèn dầu bền bỉ
Sáng giữa đời lấp lánh một niềm tin.
Thắp đèn lên đi em!
NHỚTHÁNG BẢY MƯA NGÂU Hoàng Kim
Tháng Bảy mưa Ngâu
Trời thương chúng mình
Mưa giăng
Ướt đầm vạt áo
Bảy sắc cầu vồng
Lung linh huyền ảo
Mẹ thương con
Đưa em về cùng anh.
Chuyến xe tốc hành
Chạy giữa trăm năm
Chở đầy kỷ niệm
Chở đầy ắp tình em
Từ nơi chân trời
Góc biển
Chàng Ngưu hóa mình vào dân ca
Con ngựa, con trâu
Suốt đời siêng năng làm lụng.
Thương con gà luôn dậy sớm
Biết ơn con chó thức đêm trường.
Em ơi !
Những câu thơ ông bà gửi lại
Đã theo chúng mình đi suốt thời gian.
Tháng Bảy mưa Ngâu
Đầy trời mưa giăng giăng
Thương nàng Chức Nữ
Em là tiên đời thường
Đầy đặn yêu thương
Tháng Bảy mưa Ngâu
Nhớ thương ai góc biển chân trời
Những cuộc chia ly
Đong đầy nỗi nhớ …
Chiêm bao mơ về chuyện cũ
Khói sương mờ ký ức thời gian
Chốn nào chúng mình hò hẹn
Nơi em cùng anh xao xuyến yêu thương
Ngắm mưa Ngâu tháng Bảy
Mưa, mưa hoài, mưa mãi
Mưa trong lòng người
Nên mưa rất lâu…
Mưa rơi như dòng lệ trắng
Đất trời thương nối một nhịp cầu.
Em ơi
Lời tình tự của nghìn năm dân tộc.
Như sắc cầu vồng
Nối hai miền xa cách
Để xa nên gần
Vời vợi nhớ thương.
“Việt Nam ta có hai tiếng đất nước.Có đất có nước thì mới thành Tổ quốc. Nhiều nước quá thì lũ lụt, ít nước quá thì hạn hán. Nhiệm vụ của chúng ta là phải điều hòa giữa đất và nước để nâng cao đời sống nhân dân và xây dựng chủ nghĩa xã hội” (Lời Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Hội nghị Thủy lợi toàn miền Bắc).
Tổng tập Dư địa chí Việt Nam, sách bốn tập. Biên mục trên xuất bản phẩm của Thư Viện Quốc gia Việt Nam:
Tổng tập Dư địa chí Việt Nam / Lê Tắc, Nguyễn Trãi, Phan Huy Chú…Bùi Văn Vượng chủ biên, Cao Giang hiệu đính, Nhà Xuất Bản Thanh Niên 2011. Tập 1 Dư địa chí toàn quốc (Quốc chí) 1248 trang,
Tổng tập Dư địa chí Việt Nam / Phan Huy Chú.Lương Văn Can, Trúc Khê Ngô Văn Triện , Đào Duy Anh…Bùi Văn Vượng chủ biên, Cao Giang hiệu đính, Nhà Xuất Bản Thanh Niên 2011 Tập 2 Dư địa chí toàn quốc (Quốc chí) 1568 trang ;
Tổng tập Dư địa chí Việt Nam / Dương Văn An, Trịnh Hoài Đức, Lê Quý Đôn…..Bùi Văn Vượng chủ biên, Cao Giang hiệu đính, Nhà Xuất Bản Thanh Niên 2011 Tập 3 Dư địa chí địa phương (Phương chí) 1344 trang,
Tổng tập Dư địa chí Việt Nam / Trương Vĩnh Ký, M.E Levadoux, Đỗ Đình Nghiêm,…..Bùi Văn Vượng chủ biên, Chu Văn Mười hiệu đính, Nhà Xuất Bản Thanh Niên 2011 Tập 4 Dư địa chí địa phương (Phương chí) 1196 trang.
Việt Nam dư địa chí là sách Việt Nam đất nước học do các triều đại Việt Nam qua các thời tổ chức biên soạn, hay do những nhà văn hóa trí thức uyên bác của các thời tự biên soạn, ấn hành và phổ biến rộng rãi trong nhân dân. Kiến thức trong loại sách này là những tri thức bách khoa toàn thư đa ngành và liên ngành, là di sản văn hóa dân tộc đúc kết thành văn, phản ảnh tại thời ấy về đất nước, con người, quê hương, xứ sở. Đây là loại sách công cụ quý hiếm bách khoa thư giúp khảo cứu, so sánh, đối chiếu xưa và nay, để giải đáp các vấn đề cấp thiết của đời sống kinh tế văn hóa xã hội hiện tại. Sách rất cần cho giảng day và nghiên cứu.
Mục lục Tổng tập dư địa chí Việt Nam, bốn quyển
TẬP 1
Lời nói đầu, trang 11
Lời người biên soạn, trang 13
Tổng luận Dư địa chí Việt Nam, trang 19
An Nam chí lược (Lê Tắc) trang 61
Dư địa chí (Nguyễn Trãi) trang 537
Hồng Đức bản đồ (Triều Lê) trang 681
Hoàng Việt dư địa chí (Phan Huy Chú) trang 891
Phương Đình dư địa chí (Nguyễn Văn Siêu) trang 1029
TẬP 2
Đề dẫn Tập 2 (trang 7)
Dư địa chí, Nhân vật chí, Quan chức chí (Phan Huy Chú) trang 9
Đại Nam nhất thống chí (Trích) Quốc sử quán triều Nguyễn [biên soạn] trang 601
Đại Việt địa dư (Lương Văn Can) trang 1201
Lịch sử Nam Tiến của dân tộc Việt Nam (Trúc Khê Lê Văn Triện) trang 1247
Đất nước Việt Nam qua các đời (Đào Duy Anh) trang 1277
Sách địa dư (trích) trang 1541
TẬP 3
Đề dẫn Tập 3 (trang 7)
Ô châu cận lục (Dương Văn An) trang 9
Gia Định thành thông chí (Trịnh Hoài Đức) trang 99
Phủ Biên tạp lục (Lê Quý Đôn) trang 303
Phong thổ Hà Bắc đời Lê (Khuyết danh) trang 577
Nghệ An ký (Bùi Dương Lịch )trang 643
Phú Thọ tỉnh địa chí (Phạm Xuân Độ) trang 911
Địa chí tỉnh Vĩnh Yên (khuyết danh) trang 957
Thanh Hóa quan phong (Vương Duy Trinh) trang 1009
Bắc Thành địa dư chí (Lê Công Chất) trang 1099
Bắc Kỳ hà đê sự tích (khuyết danh) trang 1287
TẬP 4
Đề dẫn Tập 4 (trang 5)
Chuyến đi Bắc Kỳ năm Ất Hợi 1876 (Trương Vĩnh Ký) trang 9
Tiểu giáo trình địa lý Nam Kỳ (Trương Vĩnh Ký) trang 57
Ký ức lịch sử về Sài Gòn và vùng phụ cận (Trương Vĩnh Ký) trang 97
Gia Định phong cảnh vịnh (Trương Vĩnh Ký) trang 129
Địa chí tỉnh Bình Thuận (M.E Levadoux) trang 177
Địa chí các tỉnh Bắc Kỳ (Đỗ Đình Nghiêm, Ngô Vi Liễn, Phạm Văn thư) trang 207
Địa dư huyện Cẩm Giàng (Ngô Vi Liễn) trang 357
Địa dư huyện Quỳnh Côi (Ngô Vi Liễn) trang 459
Địa dư huyện Bình Lục (Ngô Vi Liễn) trang 555
Tỉnh Gia Định đia phương chí (trích) trang 727
Tân An ngày xưa (Đào Xuân Hội) trang 783
Cà Mau xưa và An Xuyên nay (Vương Khả Lân) trang 867
Chiêm Thành lược khảo (Vương Khả Lân) trang 985
Trà Lũ xã chí (Lê Văn Nhưng) trang 1023
Niên biểu Việt Nam, trang 1063
Tổng Mục lục, trang 1191