Trang web ĐỖ THỊ LỢI

Thống kê
Số lần xem
Đang xem 6819
Toàn hệ thống 8558
Trong vòng 1 giờ qua
Trang liên kết

TS. HOÀNG KIM
Giảng viên khoa Nông học

 

TS. TRẦN ĐÌNH LÝ
Trưởng phòng Đào Tạo - ĐHNL TP.HCM

 

Ths. LÊ VĂN PHẬN
Quản trị mạng - Phòng Hành chính 

 

NGUYỄN TRUNG QUYẾT
 Bộ môn Qui hoạch
Khoa QLĐĐ&BĐS 

 

Thành viên

Email:
Password

Nội dung

  ThS. ĐỖ THỊ LỢI

Heo rừng lai là con lai giữa heo rừng đực với heo nái địa phương thả rong của người dân tộc tạo ra con lai có ưu thế lai cao hơn con bố và mẹ, có khả năng thích nghi với điều kiện kham khổ của môi trường sống tự nhiên. Heo rừng lai cũng có bờm lông dài và dày đặc trưng trên gáy cổ, một lông cũng có 3 chấu.

 

Heo rừng lai cân đối, nhanh nhẹn, di chuyển linh hoạt, hơi gầy, dài đòn, lưng thẳng, bụng thon, chân dài và nhỏ, đầu to, mõm dài và nhọn, tai nhỏ vểnh và thính. Da lông có màu hung đen hay xám đen. Heo con màu lông có các sọc đỏ nâu và sọc đen chạy dài xen kẽ nhau. 

 

Thức ăn nuôi heo rừng lai

 

Heo rừng hay heo rừng lai là loài động vật ăn tạp, có khả năng ăn nhiều loại thức ăn trong tự nhiên. Khi heo rừng lai được nuôi trong các trang trại ta có thể cho heo rừng lai ăn các loại thức ăn có sẵn tại địa phương. Có 2 loại thức ăn: Thức ăn thô (rau, củ, quả): Cây chuối, bẹ chuối, thân cây bắp, rau muống, bèo tây, các loại cỏ, các loại quả xanh...chiếm 90% trong khẩu phần; Thức ăn tinh là loại thức ăn ít xơ có thành phần dinh dưỡng cao như gạo, tấm, cám, ngô, đậu, khoai…chiếm 10% trong khẩu phần. Ứng với từng giai đoạn nuôi ta phải bố trí lượng thức ăn cho phù hợp và khống chế khẩu phần.

Lượng thức ăn tuỳ thuộc vào giai đoạn nuôi heo rừng lai:

Giai đoạn

Trọng lượng heo (kg)

Lượng thức ăn (kg/ngày)

1

< 15

0,5 – 1

2

15 – 30

1 – 1,5

3

31 – 50

1,5 - 2

+ Nái khô, nái chửa, đực giống 2,5 kg thức ăn/ngày.

+ Nái nuôi con 4,5kg thức ăn/ngày 

 

Phương thức nuôi

 

Heo rừng lai thích hợp với cách nuôi nhốt trong chuồng và nuôi thả trong vòng rào, tuy nhiên tùy theo điều kiện đất đai sẵn có, ta có thể chọn 1 trong 2 phương thức sau đây để nuôi:

Nuôi nhốt trong chuồng: giống như nuôi heo nhà.

Nuôi heo trong vòng rào: phương pháp nuôi này là nuôi tập thể cả đàn heo rừng lai cho chúng sống chung đụng tự do như sống trong môi trường hoang dã, nhưng có rào lưới B40 vây xung quanh khu vực nuôi, rào phải đảm bảo chắc chắn. 

 

Phòng và trị bệnh cho heo rừng lai

 

Phòng bệnh: Việc phòng bệnh cho heo rừng lai, mang tính chất phòng toàn đàn, cần làm những việc sau:

Chăm sóc nuôi dưỡng tốt: tạo môi trường sống gần gũi với đặc điểm sinh lý của nó.

Đảm bảo khẩu phần thức ăn đủ về số lượng lẫn chất lượng.

Tiêm phòng các bệnh truyền nhiễm: tùy theo đặc điểm dịch tễ của vùng cũng như qui định của cơ quan thú y.

Sát trùng chuồng trại: trong và ngoài khu vực nuôi cần làm vệ sinh chu đáo thường xuyên bằng Vime- Iodine, Vimekon.

Trị bệnh: Một số biểu hiện bệnh thường xảy ra ở heo rừng lai như:

Bệnh chấn thương do tranh giành thức ăn, hay lúc đùa giỡn gây ra, ta có thể dùng Vime- Iodine bôi lên vết thương.Trong trường hợp vết thương sâu ta có thể khâu lại.

Bệnh ở đường tiêu hóa: Do nhiều nguyên nhân như thức ăn không phù hợp, nhiễm khuẩn đường ruột, ký sinh trùng.

Ta phải xem con vật bệnh do nguyên nhân nào mà có liệu pháp điều trị thích hợp, nếu đàn heo rừng đã tẩy giun định kỳ rồi thì ta có thể kết hợp các loại thuốc sau trong điều trị:

+ Vime C-Electrolyte: 1g thuốc/ 2lít nước uống, hay Vime-Amino

Cho uống Aralis: 1ml/ kg thể trọng/ ngày.

Hoặc Vime- Flutin 1ml/5 kg thể trọng/ngày.

Hoặc Coli- Norgent 1g/5 kg thể trọng/ngày. Dùng liên tục 3-5 ngày

+ Trong trường hợp có sốt, bỏ ăn ta có thể dùng thêm 1 trong các loại thuốc sau: Genta-Colenro: 1ml/5-10 kg thể trọng hoặc Vime- Sone: 1ml/5 kg thể trọng.

Bệnh ký sinh trùng ngoài da: ta có thể kết hợp các loại thuốc sau đây để điều trị:

+ Tiêm Vemectin 0,3%: 1ml/10kg thể trọng

Vime – Blue: Phun đều lên vết thương 2-3 lần/ ngày

                                            Bác sỹ thú y: Nguyễn Thị Thu Ba

Số lần xem trang : 17253
Nhập ngày : 11-12-2008
Điều chỉnh lần cuối : 11-12-2008

Ý kiến của bạn về bài viết này


In trang này

Lên đầu trang

Gởi ý kiến

  Báo Nông Nghiệp Việt Nam

  KHẨN TRƯƠNG PHÒNG TRỪ RẦY NÂU HẠI LÚA (Báo NNVN - Số ra ngày 12/6/2009) (16-06-2009)

  Bệnh lây nhiễm virus gây hoại tử cơ quan tạo máu ở cá hồi (Báo NNVN - Số ra ngày 12/6/2009) (16-06-2009)

  GÀ MỚI NỞ NÊN CHO TIẾP XÚC VỚI THỨC ĂN NGAY (Báo NNVN - Số ra ngày 11/6/2009) (16-06-2009)

  THÊM MỘT GIỐNG XOÀI MỚI CHO MIỀN BẮC (Báo NNVN - Số ra ngày 11/6/2009) (16-06-2009)

  MSC - "BÙA HỘ MỆNH" CỦA NGHỀ CÁ (Báo NNVN - Số ra ngày 11/6/2009) (16-06-2009)

  BÃ HẠT BÔNG VẢI - THỨC ĂN VỖ BÉO CHO BÒ THỊT (Báo NNVN - Số ra ngày 9/6/2009) (09-06-2009)

  MUỐN CHO CÂY MÍT SAI QUẢ (Báo NNVN - Số ra ngày 9/6/2009) (09-06-2009)

  NHỮNG GIỐNG LÚA LAI TRIỂN VỌNG Ở MIỀN BẮC (Báo NNVN - Số ra ngày 9/9/2009) (09-06-2009)

  Các giống lúa chịu mặn cho mô hình lúa - tôm ở vùng phèn và phèn mặn ĐBSCL (Báo NNVN - Số ra ngày 9/6/2009) (09-06-2009)

  "Bệnh lạ" hại tôm thẻ chân trắng: Thử “bắt bệnh” cho tôm (Báo NNVN - Số ra ngày 9/6/2009) (09-06-2009)

Trang kế tiếp ... 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44

Website Ths. ĐỖ THỊ LỢI - Đc: Thư viện trường Đại học Nông lâm Tp. HCM - Email: dothiloi(a)hcmuaf.edu.vn - Điện thoại: (08)38963351

Thiết kế: Quản trị mạng- ĐHNL 2007