ThS. ĐỖ THỊ LỢI Thôn Phước Lập, xã Phước Nam (Ninh Phước - Ninh Thuận) vốn là vùng “chảo lửa” khí hậu vô cùng khắc nghiệt, đất đai khô cằn nên cuộc sống của đồng bào Chăm nơi đây gặp rất nhiều khó khăn. Từ khi bà con đưa cây trôm vào sản xuất thì Phước Lập đã thực sự đổi đời.
Nếu Ninh Thuận được ví là sa mạc của Việt Nam, thì thôn Phước Lập được xem là “chảo lửa” của tỉnh này. Bao quanh vùng đất khô cằn trên vùng núi Hòn Bà hiện có trên 1.000 hộ dân sinh sống. Mấy chục năm qua, những hộ dân ở đây phải cam chịu cuộc sống vất vả, vì việc sản xuất chỉ trông chờ vào nguồn nước mưa khan hiếm, mùa màng thất bát là chuyện thường. Không còn kế sinh nhai, cuộc sống của bà con chỉ trông đợi vào rừng.
Tôi đến vùng núi đá Hòn Bà và thật bất ngờ trước sự đổi thay. Cách đây hơn 5 năm, nơi đây được coi là vùng đất “chết” khi nguồn nước thiếu trầm trọng, điều kiện khí hậu khắc nghiệt. Giờ đây, một phần diện tích đã được phủ xanh bởi những vườn trôm. Thực ra, vùng núi này trước đây cũng có cây trôm, nhưng do thiếu hiểu biết về thu hoạch mủ và cũng để giải quyết yêu cầu lương thực cấp bách trong mùa giáp hạt nên bà con đã khai thác tận diệt bằng cách vạt vỏ khi cây chưa trưởng thành hoặc đốt luôn cây để thu mủ..., nên cây trôm dần biến mất và hậu quả để lại là núi đá trơ trụi.
Năm 2000, Ban quản lý Rừng phòng hộ ven biển huyện Ninh Phước hoàn thiện kết quả khảo sát việc tìm ra nguồn “biệt dược” để phủ xanh núi đá và triển khai thí điểm mô hình trồng cây trôm, với phương châm cán bộ bám sát dân để hướng dẫn cách chăm sóc và khai thác mủ trôm một cách khoa học, nhằm cải thiện đời sống nông dân nhưng vẫn giữ được màu xanh, tái tạo nguồn dinh dưỡng cho đất để trồng bắp, sắn. Từ một vài hecta ban đầu, đến nay trên vùng núi đá Hòn Bà, nông dân đã trồng được hơn 60ha trôm, bước đầu mang lại hiệu quả kinh tế cao.
Ông Châu Hội, ở thôn Phước Lập bộc bạch: “Nhiều năm trước, cuộc sống của gia đình tôi chủ yếu dựa vào rừng nghèo, nên không thoát nghèo được. Năm 2000, được Ban quản lý Rừng phòng hộ ven biển Ninh Phước vận động, đăng ký trồng thí điểm cây trôm. Ban đầu, tôi trồng 3 ha với hơn 1.200 cây. Qua chăm sóc, thấy trôm thích nghi với vùng núi đá, nên năm 2005 tôi trồng thêm 2ha”.
Dấu ấn đổi đời đến với gia đình ông Châu Hội bắt đầu từ tháng 11/2007, khi ông thu hoạch mủ trôm lần đầu tiên theo hướng dẫn của cán bộ nông nghiệp. Vụ đó ông khai thác và bán gần 1 tấn mủ trôm với giá 100.000 - 170.000 đồng/kg, thu được trên 100 triệu đồng, ông đã xây nhà khang trang, mua vài con bò. Thấy vậy, nhiều nông dân ở địa phương cũng chuyển đổi diện tích đất trồng bắp, đậu ván trước kia sang trồng trôm. Điển hình như gia đình anh Thiên Văn Song, có 2,5ha đất trồng bắp và đậu ván hiệu quả kinh tế thấp, năm 2005 chuyển sang trồng 1.800 cây trôm. Nhờ chăm sóc tốt, đến nay vườn trôm của anh đã cao hơn đầu người, hứa hẹn cho mùa bội thu trong những năm tới. Ông Châu Hội cho biết thêm, từ khi được hướng dẫn quy trình chăm sóc, biết được thời điểm khai thác mủ trôm tốt nhất là vào tháng 6. Đặc biệt, cây trôm lớn càng cho lượng mủ nhiều hơn, bình quân 2,5kg – 4kg hoặc hơn nữa khi cây sau 10 năm tuổi. Sau 5 năm nữa, nếu khai thác hết 5ha, gia đình ông sẽ thu 300 – 350 triệu đồng/năm.
Bên cạnh niềm vui đổi đời của nhiều nông dân ở núi Hòn Bà, vui hơn vẫn là đội ngũ cán bộ của Ban quản lý Rừng phòng hộ ven biển Ninh Phước, vì họ đã dành tâm huyết của mình trong việc làm thay đổi một vùng đất “chết”. Anh Vạn Văn Lắng, (người Chăm), cán bộ kỹ thuật của đơn vị phấn khởi nói: “Kết quả hiện nay chỉ là bước đầu đánh dấu hiệu quả của mô hình, để tỉnh có cơ sở phát triển rừng trôm trên diện rộng, nhằm phủ xanh đất trống đồi núi trọc, đồng thời mang lại thu nhập cao cho người dân”.
Đứng trước rừng trôm, cái cảnh khô khốc, gió thổi mang theo luồng khí nóng rát da người mấy chục năm trước không còn nữa. Hy vọng một ngày không xa, không chỉ thôn Phước Lập mà những vùng đất khô cằn khác ở Ninh Thuận sẽ trở thành những rừng trôm xanh rì, mang lại niềm vui mới cho người dân.
Trôm là loại cây thân gỗ, sống lâu năm. Gỗ trôm có thể dùng làm bao bì, bột giấy, ván dăm, ván sợi. Giá trị lớn nhất của cây trôm là mủ. Đây là loại nguyên liệu quan trọng dùng trong công nghiệp chế biến nước giải khát.
|
Khải Bích
Số lần xem trang : 15239 Nhập ngày : 11-12-2008 Điều chỉnh lần cuối : 11-12-2008 Ý kiến của bạn về bài viết này
Báo Kinh tế nông thôn CÁCH PHÒNG TRỪ SÂU ĐỤC QUẢ NA (Báo KTNT - Số ra ngày 1/4/2009) (02-04-2009) THAO TÁC SỬ DỤNG THUỐC THÚ Y CHO ĐẠI GIA SÚC (Báo KTNT - Số ra ngày 1/4/2009) (02-04-2009) KINH NGHIỆM PHÒNG TRỪ SÂU XÁM HẠI NGÔ XUÂN (Báo NNVN - Số ra ngày 30/3/2009) (02-04-2009) PHÒNG VÀ TRỊ BỆNH CHÁY BÌA LÁ LÚA (Báo KTNT - Số ra ngày 30/3/2009) (02-04-2009) NUÔI GIA CẦM TRONG CHUỒNG KÍN, MÔ HÌNH MỚI (Báo KTNT - Số ra ngày 30/3/2009) (02-04-2009) KỸ THUẬT TRỒNG HOA THIÊN LÝ (Báo KTNT - Số ra ngày 30/3/2009) (02-04-2009) CÁCH XỬ LÝ CÁ NỔI ĐẦU Ở AO NUÔI (Báo KTNT - Số ra ngày 25/3/2009) (25-03-2009) BẮC GIANG: TRỒNG THỬ NGHIỆM THÀNH CÔNG GIỐNG LẠC MỚI (Báo KTNT - Số ra ngày 25/3/2009) (25-03-2009) GIỐNG HOA CẤY MÔ - TIỀM NĂNG PHÁT TRIỂN (Báo KTNT - Số ra ngày 24/3/2009) (24-03-2009) HỌ ĐÃ LÀM GIÀU NHƯ THẾ (Báo NNVN - Số ra ngày 23/3/2009) (24-03-2009) Trang kế tiếp ... 1 2 3 4 5 6 7 8 9
|