Trang web ĐỖ THỊ LỢI

Thống kê
Số lần xem
Đang xem 192
Toàn hệ thống 3480
Trong vòng 1 giờ qua
Trang liên kết

TS. HOÀNG KIM
Giảng viên khoa Nông học

 

TS. TRẦN ĐÌNH LÝ
Trưởng phòng Đào Tạo - ĐHNL TP.HCM

 

Ths. LÊ VĂN PHẬN
Quản trị mạng - Phòng Hành chính 

 

NGUYỄN TRUNG QUYẾT
 Bộ môn Qui hoạch
Khoa QLĐĐ&BĐS 

 

Thành viên

Email:
Password

Nội dung

  ThS. ĐỖ THỊ LỢI

Thiên lý là loại cây dây leo, ra hoa thành từng chùm. Hoa thiên lý có thể dùng để nấu canh cua, ăn với lẩu hoặc xào với các loại thịt. Thiên lý còn có tác dụng làm cảnh và cho bóng mát. Nếu trồng kinh doanh, bà con cần làm giàn, có độ bền chắc chắn và chú ý các biện pháp kỹ thuật sau.

 

Chuẩn bị cọc

Cọc đổ bằng bê -tông, bên trong có 3-4 cọc sắt (loại sắt 6), nếu cọc làm không chắc thì khi giàn nặng sẽ bị gãy.

Làm giàn

Nếu đất rộng từ 1.000m2 trở lên nên bố trí giàn thành băng để dễ chăm sóc và thu hoạch. Bố trí giàn theo hướng Đông Tây, giàn cách giàn 1m, rộng 5-8m, cao 1,6 - 1,7m. Cọc cách cọc 3,5 - 4m, chôn cọc ở hai mép giàn, sau đó dùng dây kẽm đan xen ngang, dọc để làm giàn cho dây leo.

Chuẩn bị hom và trồng

Dùng những đoạn dây bánh tẻ làm hom, cắt mỗi hom dài khoảng 1m, khoanh tròn phần dưới, chừa lại khoảng 1-2 mắt phía trên. Có thể xử lý hom bằng cách phun kích thích sinh trưởng Atonik để nhanh ra rễ.

Hố trồng đào ở giữa giàn để dây toả ra bốn bên, nếu bố trí hai bên mép giàn thì phải trồng so le để dây thiên lý bò đều khắp giàn. Cứ 3-4m đào một hố, mỗi hố trồng khoảng 2 - 3 hom. Hố sâu khoảng 40cm, rộng, dài 0,5-1m, đổ phân chuồng hoai mục trộn với DAP, phân vi sinh, thuốc trừ nấm và một lượng đất mặt vừa phải. Sau khi trộn phân, vùi hom xuống hố, chừa 1-2 mắt phía trên mặt đất và nén chặt, tưới nước đủ ẩm, cắm cọc xung quanh và che nắng. Khoảng 7-10 ngày sau, hom sẽ nảy mầm.

Khi dây leo đến sát giàn thì bấm ngọn để cây cho cành cấp 1; cành cấp 1 được khoảng 8-10 lá thì bấm ngọn để cây ra cành cấp 2; khi cành cấp 2 được 8-10 lá bấm tiếp để cho ra cành cấp 3 và cứ tiếp tục cho đến khi dây leo kín giàn.

Rễ thiên lý ăn cạn nên khi bón phân không cần xới xáo mà chỉ cần rải phân, sau đó phủ lên một lớp mùn và phủ lá khô là được. Bình quân, mỗi tháng bổ sung khoảng 5 – 10kg phân chuồng/gốc, bón kết hợp với 150 - 200g NPK/gốc.

Sâu hại thiên lý chủ yếu là rầy mềm và bọ trĩ, thường xuất hiện vào những tháng nắng nóng. Cần quan sát thường xuyên để phát hiện và kịp thời phun thuốc, cắt tỉa bớt lá già.

Để cây ra hoa đều và cho năng suất ổn định, ngoài chế độ bón phân và tưới nước hợp lý, người ta còn mắc thêm bóng đèn tròn rải rác phía trên giàn để kích thích cây ra hoa. Thời gian thắp đèn khoảng 4-5 giờ/đêm.

Thiên lý là cây lưu niên, nếu chăm sóc tốt, trồng 1 lần có thể thu hái 3-4 năm.

Thuý Anh (Theo tài liệu của TT Khuyến nông - Khuyến ngư Quốc gia)

Số lần xem trang : 14874
Nhập ngày : 02-04-2009
Điều chỉnh lần cuối :

Ý kiến của bạn về bài viết này


In trang này

Lên đầu trang

Gởi ý kiến

  Báo Kinh tế nông thôn

  Medicated Feed For Farm (MFF): Dòng sản phẩm tối ưu tăng cường miễn dịch cho heo (KTNT - Ngày 28/3/2011) (06-04-2011)

  BIẾN RƠM THÀNH ... NHIÊN LIỆU (Báo KTNT - Ngày 21/3/2011) (06-04-2011)

  WEVIRO: Chế phẩm sinh học thân thiện với môi trường - KTNT ngày 27/10/2010 (10-03-2011)

  KHI NÀO DÂN TA KHÔNG "SẢN XUẤT THEO PHONG TRÀO" ? (Báo KTNT - Số ra ngày 11/5/2009) (11-05-2009)

  NỮ THẠC SĨ "ĐỠ ĐẺ" CHO CÁ (Báo KTNT - Số ra ngày 7/5/2009) (11-05-2009)

  TRIỆU CHỨNG VÀ CÁCH PHÒNG BỆNH H1N1 TRÊN ĐÀN LỢN (Báo KTNT - Số ra ngày 29/4/2009) (29-04-2009)

  NÔNG DÂN TRỒNG HOA HÀ LAN LAO ĐAO VI CẠNH TRANH (Báo NNVN - Số ra ngày 20/4/2009) (23-04-2009)

  KINH NGHIỆM CHO CÁ BỐNG TƯỢNG SINH SẢN NHÂN TẠO (Báo KTNT - Số ra ngày 13/4/2009) (23-04-2009)

  NGƯỜI KHÔI PHỤC GIỐNG CHUỐI LABA (Báo KTNT - Số ra ngày 13/4/2009) (23-04-2009)

  THANH LONG MẮC "BỆNH LẠ" DO THAM BÓN THÚC (Báo KTNT - Số ra ngày 11/4/2009) (23-04-2009)

Trang kế tiếp ... 1 2 3 4 5 6 7 8 9

Website Ths. ĐỖ THỊ LỢI - Đc: Thư viện trường Đại học Nông lâm Tp. HCM - Email: dothiloi(a)hcmuaf.edu.vn - Điện thoại: (08)38963351

Thiết kế: Quản trị mạng- ĐHNL 2007