Trang web ĐỖ THỊ LỢI

Thống kê
Số lần xem
Đang xem 7147
Toàn hệ thống 8931
Trong vòng 1 giờ qua
Trang liên kết

TS. HOÀNG KIM
Giảng viên khoa Nông học

 

TS. TRẦN ĐÌNH LÝ
Trưởng phòng Đào Tạo - ĐHNL TP.HCM

 

Ths. LÊ VĂN PHẬN
Quản trị mạng - Phòng Hành chính 

 

NGUYỄN TRUNG QUYẾT
 Bộ môn Qui hoạch
Khoa QLĐĐ&BĐS 

 

Thành viên

Email:
Password

Nội dung

  ThS. ĐỖ THỊ LỢI

Theo kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học thì ở ĐBSCL cỏ dại có thể gây thất thu đến 50% năng suất, cá biệt có thể không cho thu hoạch. Đấy là chưa kể cỏ dại còn là nơi trú ngụ, lưu tồn của nhiều loại dịch hại khác như sâu, bệnh, chim, chuột…

Vì thế, ngoài rầy nâu, sâu cuốn lá, bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá, đạo ôn… thì cỏ dại cũng là một đối tượng gây hại quan trọng, nhưng lại dễ bị bà con bỏ qua, nhất là ở vùng sâu, vùng xa, nơi có diện tích lúa nhiều nhưng lại thiếu nhân lực.

Vụ đông xuân 2008-2009 ở Nam bộ đã bắt đầu được xuống giống. Cũng như những loài dịch hại khác, muốn hạn chế tác hại của cỏ dại trên ruộng lúa bà con phải áp dụng kết hợp nhiều biện pháp một cách đồng bộ và hợp lý ngay từ đầu vụ. Sau đây là một số biện pháp chính:

Trước khi gieo cấy

- Trước khi làm đất cần dọn sạch cỏ dại trên mặt ruộng, xung quanh bờ. Những ruộng nhiều cỏ không đủ nhân lực thu gom cỏ bằng tay, thì trước khi làm đất khoảng 10-15 ngày có thể dùng một số loại thuốc trừ cỏ không chọn lọc như: Vifosat 480DD, Lyphoxim 396SL… phun trực tiếp vào đám cỏ để diệt chúng.

- Trước khi gieo cấy, cần cày bừa kỹ đất, kết hợp san bằng mặt ruộng để chôn vùi những cây cỏ còn sót lại trên ruộng. Đồng thời tạo cho mặt ruộng bằng phẳng giúp đồng đều mực nước trong ruộng để khống chế cỏ ở đầu vụ và tạo thuận lợi cho việc dùng thuốc diệt cỏ. Nếu ruộng khô, không đủ nước để làm đất phải sạ chay, thì rải rơm ra mặt ruộng phơi rồi đốt để diệt cỏ dại và những mầm mống sâu bệnh khác trên ruộng.

- Nếu ruộng có nhiều cỏ, mà thời gian đất nghỉ giữa hai vụ lúa đủ dài thì nên cày bừa ruộng nhử cho cỏ mọc, sau đó bừa trục lại ruộng hoặc phun thuốc diệt cỏ không chọn lọc. Làm cách này sẽ giảm bớt dần lượng hạt cỏ có trong đất.

- Phân hữu cơ bón cho ruộng lúa cần phải ủ thật kỹ cho thật hoai mục để diệt hạt cỏ còn lẫn trong phân.

- Nên mua giống ở những địa chỉ có uy tín, tin cậy như các công ty giống, các cơ sở nghiên cứu giống, trung tâm giống…; giống phải đạt tiêu chuẩn không có quá 10 hạt cỏ dại/kg hạt giống.

- Phải sàng sẩy kỹ hạt giống để loại bỏ hạt cỏ dại, hạt lép lửng. Trước khi ngâm ủ, nên tiếp tục loại bỏ hạt cỏ dại và hạt lép lửng một lần nữa, bằng cách cho hạt giống vào dung dịch nước muối có tỷ trọng 1,13 để hạt cỏ và hạt lép lửng nổi lên trên rồi vớt bỏ (cứ một thể tích hạt giống cần có 3 thể tích nước muối đã pha).

Sau đó vớt giống ra đãi sạch rồi tiến hành ngâm ủ bình thường (muốn có dung dịch nước muối đúng tỷ trọng yêu cầu thì pha theo tỷ lệ cứ 1,5kg muối tốt hoà tan trong 10 lít nước sạch sau đó thả một quả trứng gà mới đẻ vào nếu quả trứng nổi lập lờ là đạt yêu cầu, nếu quả trứng chìm xuống dưới là thiếu muối cần thêm muối cho đến khi đạt yêu cầu).

Thời gian vừa qua do lúa thơm có giá cao, nhiều bà con ở Nam bộ đã đua nhau mua giống lúa thơm để gieo sạ trong vụ đông xuân này, dẫn đến tình trạng khan hiếm giống, nhiều người đã dùng cả lúa thịt, lúa kém chất lượng để làm giống. Gặp trường hợp này bà con cố gắng áp dụng biện pháp này để loại bỏ triệt để hạt cỏ dại và hạt lép lửng, mang nhiều mầm bệnh lẫn trong lô giống.

- Để công việc nhổ cỏ bằng tay sau này được thuận tiện, bà con nên áp dụng cách sạ hàng với lượng giống khoảng 80-90 kg/ha là vừa.

Sau khi gieo cấy

- Nên cho nước vào ruộng sớm (sau khi xuống giống khoảng 5 ngày), rồi nâng dần mực nước theo chiều cao của cây lúa đến khi mực nước đạt khoảng 5 cm là vừa. Với lúa cấy cần cho nước vào ruộng ngay khi cấy. Giữ nước mực nước này trong ruộng ít nhất 10-15 ngày để khống chế hạt cỏ dại nẩy mầm ở giai đoạn đầu vụ.

- Kết hợp với tỉa dặm lúa tiến hành nhổ cỏ bằng tay, phải nhổ cỏ sớm không để cỏ cạnh tranh với lúa. Với lúa sạ thời gian nhổ cỏ lần đầu tốt nhất là khi lúa được 4-5 lá, bắt đầu đẻ nhánh (sau sạ khoảng 20-25 ngày). Khi lúa được 40-45 ngày nếu ruộng còn nhiều cỏ nên tiến hành nhổ cỏ lần 2, trước khi bón phân thúc lần cuối.

- Cần bón phân đầy đủ, chăm sóc lúa thật chu đáo để cây lúa sinh trưởng mạnh, nhanh chóng giao tán phủ kín mặt ruộng để khống chế, lấn át sự sinh trưởng và phát triển của cỏ dại.

- Cỏ dại thường có thời gian sinh trưởng ngắn hơn cây lúa, nên ra bông kết hạt sớm hơn lúa. Để hạn chế cỏ một cách chủ động, nên tiến hành cắt bông cỏ trước khi chúng kịp kết hạt rụng xuống và tồn trữ trong đất. Nếu được thực hiện thường xuyên, hiệu quả phòng ngừa cỏ của biện pháp này sẽ rất cao, đặc biệt là những loại cỏ có nhiều hạt và khó diệt trừ như lồng vực, đuôi phụng...

Dùng thuốc diệt cỏ

- Ở những vùng có diện tích trồng lúa lớn như ĐBSCL, việc áp dụng những biện pháp trên không phải lúc nào cũng thực hiện được một cách đầy đủ và triệt để, nhất là khâu nhổ cỏ bằng tay thường thiếu nhân công. Vì vậy để hỗ trợ cho những biện pháp trên, bà con nên sử dụng hai đợt thuốc diệt cỏ:

- Đợt 1: Dùng các loại thuốc trừ cỏ tiền nẩy mầm, hậu nẩy mầm sớm để diệt cỏ trong vòng 10 ngày đầu sau khi xuống giống như: Virisi 25SC, Huyết rồng 600WDG, Viricet 300SC, Sofit 300EC, Echo 60EC, Ronstar 25EC, Sunrise 15WDG… đây là đợt dùng thuốc quan trọng nhất.

- Đợt 2: Vào khoảng 10-20 ngày sau khi xuống giống, dùng các loại thuốc hậu nẩy mầm như: Vicet 25SC, Whip-S 7,5EW, Vi 2,4D 80BTN, Clincher 10EC, Cantosin 600DD, Tiller Super EC…

Đối với thuốc trừ cỏ bà con phải thực hiện một cách nghiêm ngặt những hướng dẫn về kỹ thuật dùng thuốc, nếu không hiệu quả diệt cỏ sẽ kém mà đôi khi còn ảnh hưởng đến cây lúa, vì thế trước khi sử dụng bà con cần đọc thật kỹ hướng dẫn của nhà sản xuất có in sẵn trên bao bì.

                         Nguyễn Vĩnh Thượng

Số lần xem trang : 17013
Nhập ngày : 15-12-2008
Điều chỉnh lần cuối :

Ý kiến của bạn về bài viết này


In trang này

Lên đầu trang

Gởi ý kiến

  Báo Nông Nghiệp Việt Nam

  Antracol 70WP giúp khắc phục lúa chậm phát triển - Báo NNVN số ra ngày 1/4/2011 (04-04-2011)

  LỢN CON CHẾT KHI SINH - Báo NNVN số ra ngày 1/4/2011 (04-04-2011)

  Đã có 100 con heo giống Pic của Mỹ về Việt Nam - Báo NNVN - Số ra ngày 10/3/2011 (10-03-2011)

  TRỒNG DỨA CẢNH - Báo NNVN số ra ngày 9/3/2011 (09-03-2011)

  Nuôi tôm thẻ ở Long An: Lại chết vì ý thức kém - Báo NNVN - Số ra ngày 9/3/2011 (09-03-2011)

  Quy trình 3N +2A mang lợi ích cho ngưòi trồng lúa - Báo NNVN - Số ra ngày 2/3/2011 (02-03-2011)

  Nuôi con đặc sản chịu nhiều rủi ro - Báo NNVN - Số ra ngày 1/3/2011 (02-03-2011)

  THU HOẠCH TIÊU BẰNG... VÒI XỊT NƯỚC - BÁO NNVN - SỐ RA NGÀY 1/3/2011 (02-03-2011)

  NHÙNG NHẰNG RÙA TAI ĐỎ: BỘ BUỘC TIÊU HUỶ, DN XIN ... CẤP ĐÔNG (Báo NNVN - Số ra ngày 1/10/2010) (02-10-2010)

  Cây trồng biến đổi gen: Dự kiến thương mại hóa cuối 2011 (Báo NNVN - Số ra ngày 2/10/2010) (02-10-2010)

Trang kế tiếp ... 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44

Website Ths. ĐỖ THỊ LỢI - Đc: Thư viện trường Đại học Nông lâm Tp. HCM - Email: dothiloi(a)hcmuaf.edu.vn - Điện thoại: (08)38963351

Thiết kế: Quản trị mạng- ĐHNL 2007