ThS. ĐỖ THỊ LỢI Ở Quảng Ngãi, mô hình nuôi trùn quế mới xuất hiện vài năm gần đây, từ vài hộ nuôi thử nghiệm, nay đã có hàng trăm hộ nuôi khắp các nơi trong tỉnh.
Tại huyện Nghĩa Hành có hơn 100 hộ nuôi. Anh Hiếu ở xã Hành Đức cho biết, nghe nói nhiều người đã khá lên từ nuôi trùn quế nên làm thử, tiền vốn mua con giống của anh chỉ hết 60 nghìn đồng.
Hiện giờ lượng trùn cung cấp thức ăn cho hơn 100 con gà, một hồ nuôi cá rô phi và còn bán được tiền (30-40 nghìn đồng/kg). Nuôi trùn có thể tận dụng mọi diện tích, nuôi trong những vật dụng đã cũ, chúng sinh sôi và phát triển rất nhanh. Theo chị Võ Thị Thảo ở thôn Điền Chánh (xã Nghĩa Điền, huyện Tư Nghĩa), ban đầu chị nuôi thử 3kg trùn, thấy hiệu quả nên tăng quy mô nuôi đồng thời xây ao nuôi lươn, hiện thu từ mô hình "bò-trùn-lươn" hơn 30 triệu đồng/năm.
Đối với nhà nông, ngoài trồng trọt thì chăn nuôi là nghề để tích luỹ làm giàu, nhà nào nuôi trâu, bò sẽ có một lượng phân lớn để nuôi trùn. Gia đình nào không có nguồn phân chuồng sẵn thì có thể mua với giá rẻ ngay ở địa phương. Như hộ anh Nguyễn Văn ở xã Phổ Văn (huyện Đức Phổ) tuy không nuôi trâu, bò, nhưng vẫn nuôi trùn với diện tích tới 500m2, mỗi năm thu khoảng 30 tấn trùn.
Anh Vũ Thế Sơn - Q. Trưởng trạm Khuyến nông Bình Sơn dẫn chúng tôi đến tham quan mô hình nuôi trùn quế của anh Kiều Đức Bình ở thôn Mỹ Tân (xã Bình Chánh, huyện Bình Sơn). Anh Bình cho biết, năm 2005 anh vào huyện Củ Chi (TP HCM) để tham quan học tập và mua giống trùn về nuôi. Anh mua 800 kg giống trùn với giá 5.000 đồng/kg sinh khối (cả phân và trùn giống) hết 4 triệu đồng. Trại nuôi trùn của anh được thiết kế 10 hộc, mỗi hộc 4m2, chiều cao của hộc nuôi khoảng 0,4m, được xây bằng gạch.
Theo anh, kích cỡ hộc nuôi có chiều dài và rộng tuỳ theo điều kiện của từng nhà, nhưng chiều cao thì phải xây từ 40cm trở lên, dưới đáy chỉ cần láng một lớp vữa 1cm. Trước khi thả giun giống ta rải ở đáy bể một lớp phân hoai mục 70% và 30% đất màu trộn đều có độ dày khoảng 5cm. Cách thả giun giống tốt nhất là thả sinh khối. Khi đi mua giống ta lấy lớp phân có độ sâu cách bề mặt của bể 15- 20cm. Vì lớp phân này chứa 10-20% giun, còn lại là 80-90% kén giun và phân giun.
Khi mua khối sinh khối giun này về ta thả nguyên chúng vào đáy hộc (luống) nuôi giun của mình. Nhà anh cũng không nuôi trâu bò, anh Bình mua phân bò ngay tại địa phương với giá khoảng 160 nghìn đồng/tấn để bón cho trùn quế. Theo kinh nghiệm của anh Bình, để nuôi trùn quế cần lưu ý là trùn rất sợ ánh sáng nên phải che chắn chuồng thật kỹ. Chuồng được che phủ bằng lá dừa, rơm rạ là tốt nhất vì vừa tạo được bóng mát, vừa giữ được độ ẩm. Chuồng trại phải bảo đảm thông thoáng, không khí ra vào lưu thông. Chất nền phải đạt các yếu tố sau: tơi xốp, sạch, giàu dinh dưỡng.
Sau khi thả giống được 2 ngày, tiến hành cho trùn ăn, lượng thức ăn mỗi lần khoảng 2,5 kg phân bò/m2 mặt luống. Quan sát bề mặt bể nuôi khi thấy lớp phân đã tơi xốp và không còn thức ăn cũ thì ta tiếp tục cung cấp thức ăn mới cho chúng (thường cho trùn ăn 1 lần/ngày). Chú ý không nên cho trùn ăn khi lượng thức ăn cũ còn quá nhiều, vì lượng thức ăn bị tồn đọng làm cho trùn chỉ lo tập trung ăn và sống phía dưới luống mà không sống trên bề mặt, điều này khiến cho trùn giảm khả năng sinh sản. Để có được độ ẩm và nhiệt độ thích hợp cho trùn, mỗi ngày ta nên tưới phun 1-2 lần nước vào hốc nuôi.
Cách khai thác trùn anh Bình làm rất đơn giản. Mỗi ngày anh mang một cái chậu nhôm to rồi lấy lớp sinh khối trùn cho vào (lớp sinh khối có độ sâu cách bề mặt của bể 15-20 cm). Chỉ cần chờ một lúc là tất cả trùn chui hết xuống đáy chậu. Lấy trùn xong anh lại thả lớp sinh khối ấy vào vị trí cũ của bể nuôi, vì trong đó đang chứa tới gần 80% kén trùn.
Trùn là loài lưỡng tính, mỗi con đều có cả bộ phận sinh dục đực (tinh hoàn) và bộ phận sinh dục cái (buồng trứng). Trùn sinh sản quanh năm, trung bình một tuần một lần. Sau 2 tháng lượng trùn được nhân đôi, có thể tách trùn để nhân luống (hộc) hoặc cho gia súc, gia cầm ăn. Trước khi nhân luống phải cho trùn ăn. Lúc này trùn tập trung trên bề mặt luống, ta lấy phần trên của luống khoảng 15-20cm bỏ vào luống mới và tiếp tục cho phân vào luống cũ cho đến khi đầy luống.
Mô hình nuôi trùn quế của anh Bình đã được nhiều bà con nông dân đến tham quan và mua con giống. Trung bình mỗi kg giống (sinh khối) có giá 15.000-20.000đ, mỗi năm anh bán trùn giống thu về trên 10 triệu đồng và sử dụng nguồn trùn này làm thức ăn để nuôi cá tràu lai. Với 60 m2 hồ nuôi cá tràu, mỗi năm anh thu trên 1,5 tấn cá, thu về trên 60 triệu đồng. "Tôi đang nuôi 900 con baba, mới chỉ có 7 tháng nuôi mà baba đã đạt 0,7 kg/con - nhờ ăn trùn mà chúng nhanh lớn vậy đó", anh Bình vui mừng nói.
Nuôi trùn quế chi phí thấp, hiệu quả cao, mô hình này đang lan rộng ở Quãng Ngãi.
Hải Yến Số lần xem trang : 17017 Nhập ngày : 16-12-2008 Điều chỉnh lần cuối : 16-12-2008 Ý kiến của bạn về bài viết này
Báo Nông Nghiệp Việt Nam VỀ BỆNH ĐẠO ÔN HẠI LÚA XUÂN 2009 (Báo NNVN - Số ra ngày 21/4/2009) (21-04-2009) BỆNH TÔM (Báo NNVN - Số ra ngày 21/4/2009) (21-04-2009) SẢN XUẤT GIỐNG CÁ RÔ ĐỒNG (Báo NNVN - Số ra ngày 20/4/2009) (20-04-2009) Xác định tương tác kiểu Gene với môi trường cho việc xây dựng cơ cấu giống lúa mới cho ĐBSCL (Báo NNVN - Số ra ngày 19/4/2009) (20-04-2009) THUỐC LÁ BIẾN ĐỔI GEN CÓ PROTEIN CHỐNG HIV (Báo NNVN - Số ra ngày 16/4/2009) (17-04-2009) TRỒNG LÚA CHO CÁ ... PHÁ, THU LÃI CAO (Báo NNVN - Số ra ngày 16/4/2009) (17-04-2009) LÀM GÌ ĐỂ NÂNG CAO NĂNG SUẤT VỤ HÈ THU? (Báo NNVN - Số ra ngày 16/4/2009) (17-04-2009) Một số lưu ý về kỹ thuật canh tác giống mía ROC22 (Báo NNVN - Số ra ngày 16/4/2009) (17-04-2009) HỆ THỐNG CÔNG NGHỆ TINH CỌNG RẠ TẠI VIỆT NAM (Báo NNVN - Số ra ngày 16/4/2009) (17-04-2009) Cam đỏ Cara Cara trồng thành công ở Việt Nam (Báo NNVN - Số ra ngày 14/4/2009) (14-04-2009) Trang kế tiếp ... 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44
|