ThS. ĐỖ THỊ LỢI Ông Doãn Trí Tuệ sinh năm 1944, tại xã Long Thành, huyện Yên Thành, Nghệ An. Là một trong số rất ít những người có công ứng dụng khoa học nông nghiệp vào Nghệ An được đánh giá cao. Cho đến lúc về hưu con đường nghiên cứu và ứng dụng khoa học vào thực tiễn SX nông nghiệp của ông vẫn không ngưng nghỉ. Hẹn nhau đến mấy lần, cuối cùng tôi mới gặp được ông. Về hưu đã được gần 5 năm, nhưng trông ông vẫn khỏe mạnh và tráng kiện như trước. Vừa nghe tôi nói mục đích của mình, mắt ông Tuệ rực sáng lên. Thì ra, tôi đã "gãi đúng chỗ ngứa" khiến ông thích thú và cảm động. Ông kể:
"Năm 1990, tôi được cử sang Học viện KHNN Trung Quốc (TP Nam Ninh) để nghiên cứu chương trình lúa lai của bạn. Từ Trung Quốc trở về tôi được Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Nguyễn Công Tạn quan tâm trực tiếp động viên rất nhiều, khích lệ tôi. Bộ trưởng yêu cầu Nghệ An làm mô hình thí điểm để rút kinh nghiệm trước khi nhân rộng ra các địa phương. Ông xem đây là giải pháp tối ưu để Nghệ An tự đảm bảo an ninh lương thực cho dân.
Vụ xuân 1992, tôi nhận nhiệm vụ của Sở đưa giống lúa lai Shán ưu 63 về làm thí điểm với quy mô 24 ha tại xã Hưng Tiến, Hưng Nguyên với một tâm trạng vừa mừng vừa lo và vụ xuân năm ấy lúa lai tại mô hình đạt năng suất bình quân trên 60 tạ/ha/vụ. Cả tỉnh kéo về Hưng Tiến hội thảo đầu bờ để được tận mắt vì cây lúa lai lần đầu tiên đặt chân đến Nghệ An.
Thành công bước đầu ấy làm tôi tự tin hơn, sang vụ xuân 1993, tôi đề nghị lãnh đạo Sở cho mở rộng mô hình ra 5 địa điểm mới là Liên Thành (Yên Thành), Lạc Sơn, Tân Sơn (Đô Lương), Diễn Xuân (Diễn Châu) và Quỳnh Hồng (Quỳnh Lưu), lúa lai Shán ưu 63 vẫn cho năng suất bội thu với mức bình quân 62 tạ/ha/vụ. Lúa lai trên 5 mô hình thí điểm mặc dù cho năng suất cao nhưng triển khai ra diện rộng cũng không dễ chút nào.
Phân vân của người dân lúc đó là gạo lúa lai ăn không ngon, chi phí đầu tư cho sản xuất lớn, dễ thất bại khi gặp thời tiết khắc nghiệt... Nói thật với nhà báo, lúa lai rất nhạy cảm với thời tiết, kinh nghiệm của người dân về chăm sóc, gieo cấy các giống lúa lai chưa nhiều cho nên không phải 100% số vụ đều thắng lợi cả. Sự kiên trì của tôi cộng với sự ủng hộ, động viên chí tình của các đồng chí lãnh đạo từ tỉnh đến huyện nên cuối cùng thì cây lúa lai đã "cắm rễ" được trong lòng người dân xứ Nghệ.
Nói thì vậy nhưng cũng không hề đơn giản một chút nào. Mãi đến cuối năm 1998, tôi mới được đứng lên bục danh dự để đón nhận Bằng lao động sáng tạo của về đề tài lúa lai tại Nghệ An và đến năm 2000, được UBND tỉnh Nghệ An trao tặng giải nhất KHCN về đề tài lúa lai."
Năm 2004, ông Doãn Trí Tuệ đến tuổi về hưu và được Công ty CP Tổng công ty VTNN Nghệ An mời về làm "cố vấn" trong lĩnh vực giống lúa lai. Đây là một đơn vị có năng lực tài chính mạnh, ông Trương Văn Hiền, Tổng giám đốc là người dám nghĩ, dám làm, sẵn sàng đầu tư tiền của, công sức để nghiên cứu khoa học. Năm đầu tiên đầu quân về đơn vị này, ông Tuệ cùng với ông Hiền sang Trung Quốc chọn được hơn chục giống lúa lai đưa về Nghệ An tự khảo nghiệm vụ xuân.
Điều làm họ phấn khởi là giống lúa Q.ưu 1 đã vượt lên dẫn đầu các giống lúa lai mà họ đang khảo nghiệm. Q.ưu 1 cho năng suất trên 74 tạ/ha/vụ. Ông bàn với ông Hiền đưa Q.ưu 1 ra khảo nghiệm vụ hè thu và niềm vui lại đến với họ: Năng suất lúa Q. ưu 1 vụ hè thu 2004 đạt trên 66 tạ/ha. Điều làm bà con nông dân rất phấn khởi là giống lúa lai Q.ưu 1 thời gian sinh trưởng ngắn và chất lượng gạo ngon hơn hẳn Nhị ưu 838.
Vụ xuân 2005, Q.ưu 1 vẫn cho năng suất cao, tiếc rằng vụ hè thu năm ấy toàn miền Bắc bị dịch sâu đục thân và hạn hán tấn công nên năng suất Q.ưu 1 ở Nghệ An cũng bị giảm nên ông phải chịu điều ra, tiếng vào. Không sờn lòng, ông vẫn kiên trì khảo nghiệm giống Q.ưu 1 và đến năm 2007 thì Q.ưu 1 đã được Bộ NN&PTNT công nhận là giống lúa quốc gia. Cuối năm đó ông cùng với ông Trương Văn Hiền đã được nhận Bằng lao động sáng tạo và được trao tiếp giải nhất về KHCN tỉnh Nghệ An về giống lúa lai Q.ưu 1.
Không dừng lại ở thành công đó ông Tuệ lại cùng với ông Trương Văn Hiền lao vào làm khảo nghiệm hàng trăm giống lúa lai và lúa thuần khác. Công sức của họ đã được đền đáp, trong 2 năm 2007 và 2008 thêm giống lúa lai Q.ưu 6 và giống lúa thuần Vật tư - NA1 lại tiếp tục được Bộ NN&PTNT công nhận là giống lúa quốc gia.
Từ khi đầu quân về Công ty CP Tổng công ty VTNN Nghệ An đến nay, chỉ trong vòng 5 năm, ông Doãn Trí Tuệ cùng với ông Trương Văn Hiền và các cộng sự của mình đã đổ bao công sức, trí tuệ và tiền của và đã chọn tạo thành công 3 giống lúa chất lượng cao cho tỉnh Nghệ An. Thành công ấy của họ thật là phi thường và rất đáng ghi nhận bởi không phải bất cứ cơ sở nghiên cứu khoa học nào của Nhà nước cũng làm được kỳ tích đó.
Võ Thanh Mai
Số lần xem trang : 16972 Nhập ngày : 17-12-2008 Điều chỉnh lần cuối : 17-12-2008 Ý kiến của bạn về bài viết này
Báo Nông Nghiệp Việt Nam Antracol 70WP giúp khắc phục lúa chậm phát triển - Báo NNVN số ra ngày 1/4/2011 (04-04-2011) LỢN CON CHẾT KHI SINH - Báo NNVN số ra ngày 1/4/2011 (04-04-2011) Đã có 100 con heo giống Pic của Mỹ về Việt Nam - Báo NNVN - Số ra ngày 10/3/2011 (10-03-2011) TRỒNG DỨA CẢNH - Báo NNVN số ra ngày 9/3/2011 (09-03-2011) Nuôi tôm thẻ ở Long An: Lại chết vì ý thức kém - Báo NNVN - Số ra ngày 9/3/2011 (09-03-2011) Quy trình 3N +2A mang lợi ích cho ngưòi trồng lúa - Báo NNVN - Số ra ngày 2/3/2011 (02-03-2011) Nuôi con đặc sản chịu nhiều rủi ro - Báo NNVN - Số ra ngày 1/3/2011 (02-03-2011) THU HOẠCH TIÊU BẰNG... VÒI XỊT NƯỚC - BÁO NNVN - SỐ RA NGÀY 1/3/2011 (02-03-2011) NHÙNG NHẰNG RÙA TAI ĐỎ: BỘ BUỘC TIÊU HUỶ, DN XIN ... CẤP ĐÔNG (Báo NNVN - Số ra ngày 1/10/2010) (02-10-2010) Cây trồng biến đổi gen: Dự kiến thương mại hóa cuối 2011 (Báo NNVN - Số ra ngày 2/10/2010) (02-10-2010) Trang kế tiếp ... 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44
|