ThS. ĐỖ THỊ LỢI Vụ hè thu năm nay, gia đình chị Dương Thị Tư, ở thôn Đồng Lâm, xã Phong An, huyện Phong Điền, tỉnh TT-Huế, sau khi sử dụng phân bón vi sinh cho 0,5ha lúa, năng suất lúa cao hơn hẳn các năm trước.
Bình quân mỗi sào đạt hơn 3 tạ, tăng hơn 1 tạ/sào so với cùng kỳ năm trước, khi gia đình chị sử dụng thuần các loại phân bón hoá học. Trước đây, với 0,5 ha diện tích trồng lúa của gia đình chị phải bón 4 tạ phân lân, 1 tạ phân NPK, 1 tạ phân urê và 1 tạ phân kali, nhưng năm nay số phân bón trên giảm còn một nửa nhờ gia đình chị sử dụng hơn 1.000ml phân bón vi sinh. Như vậy, chi phí sản xuất giảm gần 1 triệu đồng/sào.
Chị Tư cho hay, phân bón vi sinh được sản xuất dưới dạng nước nên khi sử dụng người dân chỉ cần theo đúng liều lượng như hướng dẫn sử dụng bên ngoài bao bì. Đối với lúa, mỗi vụ cần bơm 4 lần, mỗi lần 250ml phân bón vi sinh cộng với 150 lít nước/sào. Đối với rau màu và cây ăn quả có thể phun nhiều hơn lúa 1 lần.
Vườn thanh trà hơn 30 cây trong độ tuổi thu hoạch của gia đình anh Trần Văn Cường, ở thôn Trung Thượng, xã Thuỷ Biều (TP Huế) bị bệnh chảy gôm đã mấy năm nay. Theo đánh giá của ngành nông nghiệp, đây là loại bệnh khó chữa trị triệt để và lây lan nhanh. Song, nhờ biết cách tiêm phân bón vi sinh trực tiếp vào những chỗ chảy gôm mỗi tuần một lần, cộng với việc chăm sóc, tưới nước đều đặn, đến nay hầu hết các cây bị chảy gôm cơ bản đã được chữa trị.
Anh Cường cho biết, trước đây anh chưa tin lắm vào khả năng điều trị bệnh chảy gôm của phân bón vi sinh, nhưng thông qua các lớp tập huấn, được hướng dẫn kỹ thuật sử dụng phân bón vi sinh nên anh là người đầu tiên trên địa bàn xã Thuỷ Biều điều trị thành công bệnh chảy gôm ở thanh trà. Hiện nay, anh đang phối hợp với HTX NN Thuỷ Biều hướng dẫn cho những hộ dân trồng thanh trà sử dụng phân bón vi sinh để điều trị bệnh chảy gôm.
Mô hình thí điểm sử dụng phân bón vi sinh trong sản xuất nông nghiệp được Hội Nông dân tỉnh phối hợp với Cty cổ phần Thái Hà tổ chức thực hiện tại 3 huyện Phong Điền, Quảng Điền và Phú Vang trên 6 ha lúa, 1 ha thanh trà và 3 ha rau màu. Có 53 hộ dân ở 3 huyện nêu trên tham gia, tập trung ở các xã Phú Mậu (Phú Vang), Quảng Vinh, Quảng Thọ, Quảng Thành, thị trấn Sịa (Quảng Điền), Phong Thu, Phong An (Phong Điền). Theo đó, Cty cổ phần Thái Hà đã hỗ trợ cho người dân hơn 18 lít phân bón vi sinh các loại, bao gồm bio-plant và pro-plant.
Bà Lê Thị Thu Hà, Giám đốc Cty cổ phần Thái Hà cho biết, hai loại phân bón vi sinh này được sản xuất tại Thái Lan, dựa trên công nghệ tiên tiến của Mỹ. Phân bón vi sinh phù hợp với các loại cây trồng như cà phê, tiêu, lạc, lúa, ớt, rau màu… Trước khi triển khai mô hình thí điểm sử dụng phân bón vi sinh tại TT-Huế, Cty đã triển khai ở một số tỉnh Quảng Trị, Quảng Bình, Gia Lai và Đăk Lăk trên các cây trồng như cà phê, tiêu, lúa… và đều đem lại kết quả khả quan. Bà Hà cho biết thêm, thời gian tới, Cty sẽ cùng với ngành nông nghiệp tổ chức một số lớp tập huấn phương pháp sử dụng phân bón sinh học cho người dân trên địa bàn tỉnh.
Tâm Huệ Số lần xem trang : 16987 Nhập ngày : 17-12-2008 Điều chỉnh lần cuối : 18-12-2008 Ý kiến của bạn về bài viết này
Báo Nông Nghiệp Việt Nam NHÂN GIỐNG CÂY HOA BÁT TIÊN (Báo NNVN - Số ra ngày 16/12/2008) (16-12-2008) MÔ HÌNH NUÔI TRÙN QUẾ LAN RỘNG Ở QUẢNG NGÃI (Báo NNVN - Số ra ngày 16/12/2008) (16-12-2008) SỬ DỤNG THUỐC TRỪ CỎ HIỆU QUẢ (Báo NNVN - Số ra ngày 15/12/2008) (16-12-2008) TRAI LÀNG THUẦN HÓA CÁ VƯỢC... (Báo NNVN - Số ra ngày 15/12/2008) (15-12-2008) HẠN CHẾ CỎ DẠI HẠI LÚA (Báo NNVN - Số ra ngày 15/12/2008) (15-12-2008) ĐỪNG ĐỂ RỪNG TÀN KIỆT VÌ THẢO QUẢ (Báo NNVN - Số ra ngày 15/12/2008) (15-12-2008) NGƯỜI TRỒNG THÀNH CÔNG NẤM KIM CHÂM (Báo NNVN - Số ra ngày 12/12/2008) (12-12-2008) Giao ban nông nghiệp vùng Đông Nam bộ: Phải làm tốt công tác thống kê, dự báo (Báo NNVN - Số ra ngày 12/12/2008) (12-12-2008) VƯỜN QUÝT HỒNG ĐỘC NHẤT MIỀN TÂY (Báo NNVN - Số ra ngày 12/12/2008) (12-12-2008) TỶ PHÚ BA BA MIỀN ĐÔNG NAM BỘ (Báo NNVN - Số ra ngày 11/12/2008) (11-12-2008) Trang kế tiếp ... 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44
|