ThS. ĐỖ THỊ LỢI "Đã đến lúc nông dân phải ứng dụng rộng rãi khoa học - công nghệ (KHCN) vào sản xuất nông nghiệp. Có được như vậy mới nâng cao giá trị xuất khẩu của hàng hóa nông sản”, tiến sĩ Đặng Kim Sơn, Viện Trưởng Viện Kinh tế chiến lược nêu quan điểm.
Quan điểm này được Tiến sĩ Đặng Kim Sơn đưa ra tại Hội thảo: “Trao đổi giữa các nhà hoạch định chính sách và cán bộ nghiên cứu phát triển về Nông nghiệp – Nông dân – Nông thôn” vừa được tổ chức tại TP Huế với sự tham dự của 180 đại biểu là các giáo sư, tiến sĩ, nhà hoạch định chiến lược nông nghiệp.
Đầu tư chưa xứng tầm
“Qua hai mươi năm, Việt Nam đổi mới thành công, quá trình đó cũng bắt đầu từ việc đầu tư cho nông nghiệp. Nhưng đất nông nghiệp của nước ta đang manh mún, thiếu khoa học trong quy hoạch và chưa ứng dụng triệt để các tiến bộ khoa học công nghệ vào sản xuất”, tiến sĩ Lê Trọng - Trung tâm Nghiên cứu giới, gia đình và môi trường (CGFED) chỉ rõ thực trạng của việc sử dụng đất nông nghiệp hiện nay.
Minh chứng cho việc sử dụng đất nông nghiệp thiếu khoa học, báo cáo của CGFED thể hiện qua thống kê, trong 61/63 tỉnh, thành có 1.206 dự án treo với tổng diện tích 132.463 ha đất. Theo Bộ TN-MT, trong 7 năm (2001 - 2007) tổng diện tích đất nông nghiệp chuyển đổi thành đất phi nông nghiệp trong cả nước là 513.000 ha, 89% trong số đó là đất “bờ xôi, ruộng mật”. Việc thu hồi đất cho các dự án ở nhiều địa phương thực hiện tuỳ tiện, dẫn đến việc đất nông nghiệp được quy hoạch cho khu công nghiệp, khu đô thị chỉ lấp đầy hơn 40% diện tích theo quy hoạch. Ngược lại, nông dân lại rơi vào cảnh điêu đứng vì mất đất sản xuất, thất nghiệp.
Bên cạnh đó, cứ đến mùa vụ, người nông dân lại phải hứng chịu những thiệt hại do sâu bệnh gây ra với cây trồng, dịch bệnh hoành hành. Giáo sư Nguyễn Lân Dũng, Chủ tịch Hội Các ngành sinh học Việt Nam nhận xét: “Các địa phương đầu tư cho KHCN ứng dụng vào sản xuất nông nghiệp còn dàn trải, chưa tập trung vào các lĩnh vực trọng điểm”.
Việc quản lý khoa học và ứng dụng tiến bộ KHCN vào sản xuất nông nghiệp thiếu đồng bộ, đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến an sinh xã hội. Minh chứng cho vấn đề này, Tiến sĩ Cao Vĩnh Hải, Giám đốc Trung tâm Tư vấn môi trường - tài nguyên và giảm nghèo nông thôn (CERPA) đưa ra một số trường hợp cụ thể, tại xã Đại Đồng (huyện Tiên Du, Bắc Ninh), diện tích đất bị thu hồi chiếm 70,08% diện tích đất nông nghiệp, sản lương thực giảm từ 449 kg/người xuống còn 96,4 kg/người; xã Trí Minh (TP.Hải Dương) tỷ lệ đất bị thu hồi là 58,25% và bình quân lương thực cũng giảm từ 404 kg/người xuống còn 30 kg/người...
|
Ứng dụng KHCN giúp người nông dân nâng cao sản lượng lương thực. Ảnh: PĐ
|
Chuyển giao KHCN tới nông dân
“Khi tài nguyên là đất nông nghiệp đang bị mất ngày càng nhiều, việc ứng dụng KHCN rộng rãi trong nông nghiệp là động lực quan trọng tạo nên năng suất, chất lượng và giá thành nông sản mới, trực tiếp làm thay đổi cơ cấu và tổ chức sản xuất nông nghiệp”, Tiến sĩ Đặng Kim Sơn nhận định.
Cùng chung quan điểm trên, Giáo sư Nguyễn Lân Dũng cho rằng: “Việt Nam phải nhập khẩu khá nhiều ngô hạt, đậu tương, bột cá, những thứ mà chúng ta thừa năng lực sản xuất là một nghịch lý. Tại sao chúng ta không mạnh dạn đầu tư KHCN để xóa bỏ nghịch lý này?” Theo tiến giáo sư Dũng, Việt Nam có đầy đủ những nguyên liệu quý như: mía, ngô, sắn, khoai và chất cellulose từ rơm rạ, lau sậy, mùn cưa... để phục vụ cho công nghệ sinh học. Công nghệ sinh học đem về hiệu quả kinh tế lớn nhưng chúng ta chưa tận dụng hiệu quả. Điều này đặt ra cho các nhà hoạch định chính sách, cán bộ nghiên cứu và phát triển nông nghiệp cần phải có biện pháp cụ thể, nhanh chóng.
Tại Hội thảo lần này, các nhà khoa học nêu nhiều giải pháp để thúc đẩy sử dụng đất nông nghiệp có hiệu quả. Đó là việc xây dựng cơ chế tiếp nhận, chuyển giao và ứng dụng rộng rãi tiến bộ KHCN từ nước ngoài; cải tiến cơ chế quản lý khoa học; khuyến khích mạnh mẽ các thành phần kinh tế tham gia vào nghiên cứu và chuyển giao KHCN; đổi mới hoạt động của hệ thống khuyến nông, đưa trí thức về làm việc tại nông thôn; đẩy mạnh cơ giới hóa năng suất lao động trong nông nghiệp. Bên cạnh đó, phát triển sản xuất và chế biến theo hướng sản xuất hàng hóa lớn các loại nông sản xuất khẩu mà Việt Nam có lợi thế, hình thành các vùng chuyên canh với sự mở rộng và chất lượng ngày càng cao.
Số lần xem trang : 15225 Nhập ngày : 17-12-2008 Điều chỉnh lần cuối : 18-12-2008 Ý kiến của bạn về bài viết này
Báo Kinh tế nông thôn Medicated Feed For Farm (MFF): Dòng sản phẩm tối ưu tăng cường miễn dịch cho heo (KTNT - Ngày 28/3/2011) (06-04-2011) BIẾN RƠM THÀNH ... NHIÊN LIỆU (Báo KTNT - Ngày 21/3/2011) (06-04-2011) WEVIRO: Chế phẩm sinh học thân thiện với môi trường - KTNT ngày 27/10/2010 (10-03-2011) KHI NÀO DÂN TA KHÔNG "SẢN XUẤT THEO PHONG TRÀO" ? (Báo KTNT - Số ra ngày 11/5/2009) (11-05-2009) NỮ THẠC SĨ "ĐỠ ĐẺ" CHO CÁ (Báo KTNT - Số ra ngày 7/5/2009) (11-05-2009) TRIỆU CHỨNG VÀ CÁCH PHÒNG BỆNH H1N1 TRÊN ĐÀN LỢN (Báo KTNT - Số ra ngày 29/4/2009) (29-04-2009) NÔNG DÂN TRỒNG HOA HÀ LAN LAO ĐAO VI CẠNH TRANH (Báo NNVN - Số ra ngày 20/4/2009) (23-04-2009) KINH NGHIỆM CHO CÁ BỐNG TƯỢNG SINH SẢN NHÂN TẠO (Báo KTNT - Số ra ngày 13/4/2009) (23-04-2009) NGƯỜI KHÔI PHỤC GIỐNG CHUỐI LABA (Báo KTNT - Số ra ngày 13/4/2009) (23-04-2009) THANH LONG MẮC "BỆNH LẠ" DO THAM BÓN THÚC (Báo KTNT - Số ra ngày 11/4/2009) (23-04-2009) Trang kế tiếp ... 1 2 3 4 5 6 7 8 9
|