Trang web ĐỖ THỊ LỢI

Thống kê
Số lần xem
Đang xem 570
Toàn hệ thống 1111
Trong vòng 1 giờ qua
Trang liên kết

TS. HOÀNG KIM
Giảng viên khoa Nông học

 

TS. TRẦN ĐÌNH LÝ
Trưởng phòng Đào Tạo - ĐHNL TP.HCM

 

Ths. LÊ VĂN PHẬN
Quản trị mạng - Phòng Hành chính 

 

NGUYỄN TRUNG QUYẾT
 Bộ môn Qui hoạch
Khoa QLĐĐ&BĐS 

 

Thành viên

Email:
Password

Nội dung

  ThS. ĐỖ THỊ LỢI

Nấm Linh Chi là loài dược liệu quý, có giá trị kinh tế cao. Phương pháp trồng, chăm sóc cũng không quá khó. Tuy nhiên, để đảm bảo năng suất, chất lượng, bà con cần nắm rõ kỹ thuật trồng nấm Linh Chi.

Thời vụ: Cấy giống từ ngày 15/1 đến ngày 15/3 hoặc từ 15/8 đến 15/9 dương lịch.

Nguyên liệu: Chủ yếu là mùn cưa của các loại gỗ mềm, không có tinh dầu và độc tố. Ngoài ra, còn có thể sử dụng nguyên liệu là thân gỗ, cây thuốc họ Thân thảo.

Xử lý nguyên liệu

Chuẩn bị: Mùn cưa; túi nylon chịu nhiệt; bông nút, cổ nút; các loại phụ gia; nước sạch.

Đóng túi: Mùn cưa được tạo ẩm và ủ, sau đó trộn thêm các loại phụ gia rồi đóng vào túi sao cho trọng lượng đạt 1,1 - 1,4kg và tiến hành thanh trùng.

Thanh trùng: Hấp cách thuỷ ở nhiệt độ 100 độ C, thời gian 10 - 12 giờ hoặc thanh trùng bằng nồi áp suất ở nhiệt độ 119 - 126 độ C trong thời gian 90 - 120 phút.

Cấy giống

Phòng cấy giống được thanh trùng định kỳ bằng bột lưu huỳnh; chuẩn bị các loại dụng cụ: que cấy, panh kẹp, đèn cồn, bàn cấy, cồn sát trùng...

Nguyên liệu đã được thanh trùng, để nguội.

Sử dụng hai loại giống chủ yếu là trên hạt và que gỗ. Giống phải đúng tuổi, không bị nhiễm nấm mốc, vi khuẩn, nấm dại...

Phương pháp 1: Cấy giống trên que gỗ. Tạo lỗ ở túi nguyên liệu có đường kính 1,8 - 2cm, sâu 15 - 17cm. Khi cấy giống phải đặt túi nguyên liệu gần đèn cồn và túi giống, sau đó gắp từng que ở túi giống cấy vào túi nguyên liệu.

Phương pháp 2: Sử dụng giống cấy trên hạt. Dùng que cấy khều nhẹ giống cho đều trên bề mặt túi nguyên liệu. Lượng giống: 10 - 15g giống /túi nguyên liệu (1 túi giống 300g cấy cho 25 - 30 túi nguyên liệu).

Chú ý: Giống cấy phải đảm bảo đúng độ tuổi. Trước khi cấy dùng cồn lau miệng chai giống, bóc tách lớp màng trên bề mặt nhưng không được để hạt giống bị nát. Trong quá trình cấy, chai giống luôn để nằm ngang. Cấy xong đậy nút bông, vận chuyển túi vào khu vực ươm. Thường xuyên vệ sinh sạch sẽ phòng cấy giống.

Ươm túi

Nhà ươm túi phải sạch sẽ, thông thoáng, độ ẩm 75 - 85%, ánh sáng yếu, nhiệt độ 20 - 300C.

Chuyển túi vào nhà ươm, đặt trên các giàn giá hoặc xếp thành luống. Khoảng cách giữa các túi là 2 - 3cm. Giữa các giàn luống có lối đi để kiểm tra. Trong thời gian ươm không được tưới nước, hạn chế vận chuyển. Trong quá trình sợi nấm phát triển nếu thấy có túi bị nhiễm khuẩn phải loại bỏ ngay, đồng thời tìm nguyên nhân khắc phục.

Chăm sóc, thu hái

Nhà trồng nấm phải sạch sẽ, thông thoáng, có mái chống mưa dột. Nhiệt độ thích hợp 22 - 28 độ C; độ ẩm không khí 80-90%; ánh sáng khuếch tán và chiếu đều từ mọi phía; kín gió; có hệ thống giàn giá để tăng diện tích sử dụng.

Thu hái theo 2 phương pháp:

Phương pháp không phủ đất

Cấy giống được 25 - 30 ngày thì rạch 2 vết sâu 0,2 - 0,5cm đối xứng trên bề mặt túi. Đặt túi trên giàn cách nhau 2 - 3cm. 7 - 10 ngày đầu chủ yếu tưới nước trên nền nhà, đảm bảo độ ẩm 80-90%, thông thoáng vừa phải.

Khi nấm bắt đầu mọc ra từ các vết rạch hoặc qua nút bông thì ngoài việc tạo ẩm không khí có thể tưới phun sương nhẹ vào túi nấm mỗi ngày 1-3 lần. Duy trì chế độ chăm sóc này đến khi viền trắng trên vành mũ quả thể không còn.

Thu hái:

Dùng dao hoặc kéo sắc cắt chân nấm sát bề mặt túi; quả thể sau khi thu hái được vệ sinh sạch sẽ, phơi khô hoặc sấy ở nhiệt độ 40 - 45 độ C; độ ẩm của nấm khô dưới 13%, tỷ lệ khoảng 3kg tươi được 1kg khô; thu hái hết đợt 1 tiến hành chăm sóc như ban đầu để tận thu đợt 2. Kết thúc đợt nuôi trồng phải vệ sinh và thanh trùng nhà xưởng bằng foócmôn với nồng độ 0,5 - 1%.

Phương pháp phủ đất

Cách phủ đất: Khi sợi nấm đã ăn kín khoảng túi, gỡ bỏ nút bông, mở miệng túi, phủ lên trên bề mặt một lớp đất dày 2 - 3cm.

Chăm sóc: Nếu đất phủ khô phải tưới phun sương để đất ẩm trở lại. Tuyệt đối không tưới nhiều làm ảnh hưởng đến quá trình hình thành quả thể. Trong 7-10 ngày đầu (kể từ lúc phủ đất) cần duy trì độ ẩm 80 - 90%. Khi quả thể bắt đầu hình thành cần duy trì độ ẩm liên tục cho đến thời điểm thu hái. Thời gian từ khi nấm lên đến lúc thu hoạch kéo dài khoảng 65 - 70 ngày.

Đơn vị, cá nhân có nhu cầu mua meo giống nấm Linh Chi có thể liên hệ: Trung tâm Công nghệ sinh học thực vật, Viện Di truyền nông nghiệp, đường Phạm Văn Đồng, Từ Liêm, Hà Nội.

                              Ks. Thái Cẩm Thuý

Số lần xem trang : 15199
Nhập ngày : 22-12-2008
Điều chỉnh lần cuối :

Ý kiến của bạn về bài viết này


In trang này

Lên đầu trang

Gởi ý kiến

  Báo Kinh tế nông thôn

  Medicated Feed For Farm (MFF): Dòng sản phẩm tối ưu tăng cường miễn dịch cho heo (KTNT - Ngày 28/3/2011) (06-04-2011)

  BIẾN RƠM THÀNH ... NHIÊN LIỆU (Báo KTNT - Ngày 21/3/2011) (06-04-2011)

  WEVIRO: Chế phẩm sinh học thân thiện với môi trường - KTNT ngày 27/10/2010 (10-03-2011)

  KHI NÀO DÂN TA KHÔNG "SẢN XUẤT THEO PHONG TRÀO" ? (Báo KTNT - Số ra ngày 11/5/2009) (11-05-2009)

  NỮ THẠC SĨ "ĐỠ ĐẺ" CHO CÁ (Báo KTNT - Số ra ngày 7/5/2009) (11-05-2009)

  TRIỆU CHỨNG VÀ CÁCH PHÒNG BỆNH H1N1 TRÊN ĐÀN LỢN (Báo KTNT - Số ra ngày 29/4/2009) (29-04-2009)

  NÔNG DÂN TRỒNG HOA HÀ LAN LAO ĐAO VI CẠNH TRANH (Báo NNVN - Số ra ngày 20/4/2009) (23-04-2009)

  KINH NGHIỆM CHO CÁ BỐNG TƯỢNG SINH SẢN NHÂN TẠO (Báo KTNT - Số ra ngày 13/4/2009) (23-04-2009)

  NGƯỜI KHÔI PHỤC GIỐNG CHUỐI LABA (Báo KTNT - Số ra ngày 13/4/2009) (23-04-2009)

  THANH LONG MẮC "BỆNH LẠ" DO THAM BÓN THÚC (Báo KTNT - Số ra ngày 11/4/2009) (23-04-2009)

Trang kế tiếp ... 1 2 3 4 5 6 7 8 9

Website Ths. ĐỖ THỊ LỢI - Đc: Thư viện trường Đại học Nông lâm Tp. HCM - Email: dothiloi(a)hcmuaf.edu.vn - Điện thoại: (08)38963351

Thiết kế: Quản trị mạng- ĐHNL 2007