ThS. ĐỖ THỊ LỢI Cùng với việc đa dạng hoá cơ cấu cây trồng, thời gian qua, nhiều con vật mới cũng được nông dân Quảng Ngãi đưa vào nuôi, bước đầu mang lại kết quả khả quan. Mô hình nuôi kỳ đà thương phẩm là một ví dụ. Kỳ đà chủ yếu sống ở vùng rừng núi... Ngoài việc chế biến thành món ăn đặc sản, kỳ đà còn là nguồn dược liệu quý; da kỳ đà có thể làm đồ trang sức. Do có giá trị kinh tế cao nên loài vật này bị “truy sát” ráo riết, dẫn đến nguy cơ tuyệt chủng. Vì vậy, mô hình nuôi kỳ đà vừa mang lại lợi ích kinh tế, vừa góp phần bảo tồn loại động vật quý hiếm.
Là một trong những hộ nuôi kỳ đà sớm nhất ở Quảng Ngãi, anh Trần Duy Nhị ở thị trấn Châu ổ (huyện Bình Sơn) cho biết: “Sau một thời gian tìm hiểu đặc điểm, cách nuôi kỳ đà, tôi quyết định đầu tư 13 triệu đồng xây dựng chuồng trại. Cuối năm 2007, tôi thả nuôi 41 con kỳ đà với trọng lượng 0,8kg/con. So với nhiều loài vật khác, nuôi kỳ đà không khó nhưng phải hiểu rõ tập tính sinh hoạt, môi trường sống, kỹ thuật chăm sóc và cách phòng trừ bệnh. Thức ăn của kỳ đà chủ yếu là sâu bọ, ếch nhái... Ngoài ra, có thể dùng một số phụ phẩm khác”. Vừa qua, anh Nhị xuất bán lứa kỳ đà thịt đầu tiên với số lượng 26 con, thu hơn 14 triệu đồng; bán 21 con giống, thu 6 triệu đồng.
Anh Phan Khắc Trinh, hộ nuôi kỳ đà ở thôn Phú Bình, xã Tịnh Châu (Sơn Tịnh) cho biết thêm: “Chuồng nuôi kỳ đà phải xây kiên cố, nền tráng ximăng, xung quanh có lưới bao cao 2-3m. Trong chuồng cần tạo nhiều hang, hốc để kỳ đà trú ẩn. Khi nhiệt độ xuống thấp nên thắp thêm một số bóng đèn điện để sưởi ấm”. Theo anh Trinh, kỳ đà thường mắc một số bệnh như: viêm ngoài da, táo bón, tiêu chảy, ký sinh trùng đường ruột, ký sinh trùng ngoài da... Để phòng bệnh, người nuôi không được để nước uống bị nhiễm bẩn; thức ăn không để lâu ngày; chuồng trại không lầy lội, quá nóng hay quá lạnh... Sau gần một năm thả nuôi, nhờ chịu khó học hỏi, đàn kỳ đà của anh Trinh phát triển khá tốt. Trọng lượng con lớn nhất đạt khoảng 10kg, thậm chí có con cho tới 20 trứng. Sau khi ấp, tỷ lệ nở thành công khoảng 50% (thời gian ấp 45 ngày). Anh Trinh khoe: “Hiện nay, giá kỳ đà thịt khoảng 300.000 – 400.000 đồng/kg, nhu cầu tiêu thụ rất lớn nên người nuôi có thể hoàn toàn yên tâm về đầu ra”.
Hy vọng loài vật này sẽ mở ra hướng làm ăn mới cho người dân Quảng Ngãi.
Hoàng Trà Số lần xem trang : 15244 Nhập ngày : 22-12-2008 Điều chỉnh lần cuối : Ý kiến của bạn về bài viết này
Báo Kinh tế nông thôn Medicated Feed For Farm (MFF): Dòng sản phẩm tối ưu tăng cường miễn dịch cho heo (KTNT - Ngày 28/3/2011) (06-04-2011) BIẾN RƠM THÀNH ... NHIÊN LIỆU (Báo KTNT - Ngày 21/3/2011) (06-04-2011) WEVIRO: Chế phẩm sinh học thân thiện với môi trường - KTNT ngày 27/10/2010 (10-03-2011) KHI NÀO DÂN TA KHÔNG "SẢN XUẤT THEO PHONG TRÀO" ? (Báo KTNT - Số ra ngày 11/5/2009) (11-05-2009) NỮ THẠC SĨ "ĐỠ ĐẺ" CHO CÁ (Báo KTNT - Số ra ngày 7/5/2009) (11-05-2009) TRIỆU CHỨNG VÀ CÁCH PHÒNG BỆNH H1N1 TRÊN ĐÀN LỢN (Báo KTNT - Số ra ngày 29/4/2009) (29-04-2009) NÔNG DÂN TRỒNG HOA HÀ LAN LAO ĐAO VI CẠNH TRANH (Báo NNVN - Số ra ngày 20/4/2009) (23-04-2009) KINH NGHIỆM CHO CÁ BỐNG TƯỢNG SINH SẢN NHÂN TẠO (Báo KTNT - Số ra ngày 13/4/2009) (23-04-2009) NGƯỜI KHÔI PHỤC GIỐNG CHUỐI LABA (Báo KTNT - Số ra ngày 13/4/2009) (23-04-2009) THANH LONG MẮC "BỆNH LẠ" DO THAM BÓN THÚC (Báo KTNT - Số ra ngày 11/4/2009) (23-04-2009) Trang kế tiếp ... 1 2 3 4 5 6 7 8 9
|