Trang web ĐỖ THỊ LỢI

Thống kê
Số lần xem
Đang xem 9622
Toàn hệ thống 11424
Trong vòng 1 giờ qua
Trang liên kết

TS. HOÀNG KIM
Giảng viên khoa Nông học

 

TS. TRẦN ĐÌNH LÝ
Trưởng phòng Đào Tạo - ĐHNL TP.HCM

 

Ths. LÊ VĂN PHẬN
Quản trị mạng - Phòng Hành chính 

 

NGUYỄN TRUNG QUYẾT
 Bộ môn Qui hoạch
Khoa QLĐĐ&BĐS 

 

Thành viên

Email:
Password

Nội dung

  ThS. ĐỖ THỊ LỢI

Hỏi: Cách đây 3-4 năm trên VTV2 và NNVN có giới thiệu về cây gỗ lát Mêhicô. Hiện ở quê tôi đã có người trồng tự phát, tôi cũng muốn trồng. Đề nghị báo NNVN cho biết yêu cầu sinh thái, giá trị kinh tế, cách trồng loại cây này và có thể mua giống ở đâu?

Trả lời: Lát Mêhicô có tên khoa học là Cedrela odorata, thuộc họ xoan Meliaceae được các nhà khoa học ngành lâm nghiệp nước ta nhập nội và trồng thử nghiệm thành công từ năm 1986. Đây là loại cây gỗ quí vừa trồng để lấy gỗ, vừa để phủ xanh đất trống, đồi núi trọc, chống xói mòn, mưa lũ, bảo vệ môi trường sinh thái rất tốt nên hiện được nhiều địa phương đưa vào trồng và khai thác trong chương trình trồng rừng.

Giá trị kinh tế: Lát Mêhicô lớn nhanh, thân thẳng, gỗ tốt, có tỷ trọng 0,6, thớ mịn, màu hồng nhạt, có vân gần như gỗ lát hoa rất đẹp, chứa nhiều dầu nên không bị nứt, cong vênh, mối mọt. Cây 7-8 tuổi đã có thể xẻ ván, làm ván ghép thanh, bóc làm gỗ dán; cây 15 tuổi có đường kính 70-80cm, chiều dài hữu ích tới 11-12m. Gỗ lớn dùng trong xây dựng nhà cửa, trang trí nội thất, đóng đồ mộc gia dụng cao cấp, gỗ nhỏ dùng làm nguyên liệu sản xuất gỗ dán, gỗ ghép thanh, bột giấy… Năng suất phổ biến đạt 10-15 m3/ha/năm, chăm sóc tốt có thể đạt 20 m3/ha/năm. Thể tích hữu ích cây 15 tuổi từ 1,8-2,5 m3.

Yêu cầu sinh thái: Theo viện Khoa học lâm nghiệp Việt Nam thì lát Mêhicô có thể gây trồng ở mọi vùng đất đai của nước ta với độ cao tuyệt đối thích hợp từ 0-700m, nhiệt độ trung bình 25-30oC, lượng mưa từ 1.200-2.000mm/năm, cũng có thể chịu được ở vùng hơi lạnh (phía Bắc) hoặc mùa khô kéo dài (phía Nam). Ưa đất sâu ẩm, thoát nước, tầng dày trên 50cm, độ phì khá, từ ít chua đến trung tính hoặc hơi kiềm.

Có thể lựa chọn đất trồng theo thứ tự ưu tiên dưới đây: đất Bazan, phù sa ven sông, suối, đất phát triển trên núi đá vôi, nhất là vùng chân, sườn núi đá vôi, đất vườn quanh nhà; đất phát triển trên các loại đá mẹ nhưng có tầng canh tác dày còn giữ được nhiều tính chất đất rừng (đất rừng sau nương rẫy), đất đồi trọc nhưng tầng đất còn dày. Trồng tập trung hay phân tán đều được, ưa ánh sáng mạnh và rụng lá mùa khô.

Cách trồng: - Có thể nhân giống bằng hạt (tạo cây rễ trần hoặc cây con có bầu), giâm hom hoặc nuôi cấy mô. Tiêu chuẩn cây giống đảm bảo là: đường kính gốc 0,8-1cm, cao 30-40cm, thân, gốc đã bắt đầu hóa gỗ. Nếu trồng bằng cây bầu, phải được 5-6 tháng tuổi, cao 20-25cm; trồng bằng cây rễ trần phải được 1-2 năm tuổi, cao 2-3m trở lên.

- Thời vụ trồng tốt nhất là vụ xuân, tháng 2-3 (các tỉnh phía Bắc), mùa mưa (các tỉnh phía Nam nhưng phải dừng 2 tháng trước khi mùa mưa kết thúc).

- Dọn sạch thực bì, đào đào hố (50 X 50 X 50cm), bón lót (300 g vôi bột + 100 g NPK + 3-5kg phân hữu cơ) trước khi trồng 1 tháng. Mật độ trồng thay đổi trong khoảng 6-8 rạch/ha, tương đương 200 cây/ha (dãn cách hố 3-4m) hoặc1.000 cây/ha, khoảng cách cây cách cây 2,5m, hàng cách nhau 4m hoặc 3 X 3,3m. Nếu trồng theo qui mô trồng rừng thì mật độ nên có dãn cách 15-16m.

- Chăm sóc, thu hoạch: Trong 3 năm đầu, mỗi năm làm cỏ, xới xáo quanh gốc rộng 50-60cm, phát thực bì, dọn hàng cây, chặt dây leo, bảo vệ chống trâu bò, gia súc phá hoại. Trong 3-4 năm đầu chú ý phòng trừ sâu đục ngọn. Chặt tỉa bỏ những cây xấu, thu hoạch, tỉa thưa với các diện tích trồng thuần loài với mật độ dày đảm bảo đủ ánh sáng cho cây sinh trưởng, phát triển nhanh khi cây có độ tuổi 6, 10 và 16 năm. Khi cây lát đã lớn nên giữ mật độ 35-40 cây/ha, kích thước tán lá khoảng 70-80m2. Khai thác chính khi cây đủ 20 năm tuổi trở lên.

Địa chỉ mua giống:

- Trung tâm Nghiên cứu giống cây rừng (Viện Khoa học lâm nghiệp Việt Nam), Đông Ngạc, Từ Liêm, Hà Nội, ĐT: 04.38389813.

- Xí nghiệp Giống lâm nghiệp Đông Bắc, 246 Trần Quang Khải, phường Chi Lăng, TP. Lạng Sơn, ĐT: 015. 810264.

- 0913.285878 hay 0903.208652.

                        Nguyên Khê

Số lần xem trang : 17157
Nhập ngày : 31-12-2008
Điều chỉnh lần cuối :

Ý kiến của bạn về bài viết này


In trang này

Lên đầu trang

Gởi ý kiến

  Báo Nông Nghiệp Việt Nam

  KHẨN TRƯƠNG PHÒNG TRỪ RẦY NÂU HẠI LÚA (Báo NNVN - Số ra ngày 12/6/2009) (16-06-2009)

  Bệnh lây nhiễm virus gây hoại tử cơ quan tạo máu ở cá hồi (Báo NNVN - Số ra ngày 12/6/2009) (16-06-2009)

  GÀ MỚI NỞ NÊN CHO TIẾP XÚC VỚI THỨC ĂN NGAY (Báo NNVN - Số ra ngày 11/6/2009) (16-06-2009)

  THÊM MỘT GIỐNG XOÀI MỚI CHO MIỀN BẮC (Báo NNVN - Số ra ngày 11/6/2009) (16-06-2009)

  MSC - "BÙA HỘ MỆNH" CỦA NGHỀ CÁ (Báo NNVN - Số ra ngày 11/6/2009) (16-06-2009)

  BÃ HẠT BÔNG VẢI - THỨC ĂN VỖ BÉO CHO BÒ THỊT (Báo NNVN - Số ra ngày 9/6/2009) (09-06-2009)

  MUỐN CHO CÂY MÍT SAI QUẢ (Báo NNVN - Số ra ngày 9/6/2009) (09-06-2009)

  NHỮNG GIỐNG LÚA LAI TRIỂN VỌNG Ở MIỀN BẮC (Báo NNVN - Số ra ngày 9/9/2009) (09-06-2009)

  Các giống lúa chịu mặn cho mô hình lúa - tôm ở vùng phèn và phèn mặn ĐBSCL (Báo NNVN - Số ra ngày 9/6/2009) (09-06-2009)

  "Bệnh lạ" hại tôm thẻ chân trắng: Thử “bắt bệnh” cho tôm (Báo NNVN - Số ra ngày 9/6/2009) (09-06-2009)

Trang kế tiếp ... 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44

Website Ths. ĐỖ THỊ LỢI - Đc: Thư viện trường Đại học Nông lâm Tp. HCM - Email: dothiloi(a)hcmuaf.edu.vn - Điện thoại: (08)38963351

Thiết kế: Quản trị mạng- ĐHNL 2007