Trang web ĐỖ THỊ LỢI

Thống kê
Số lần xem
Đang xem 346
Toàn hệ thống 1968
Trong vòng 1 giờ qua
Trang liên kết

TS. HOÀNG KIM
Giảng viên khoa Nông học

 

TS. TRẦN ĐÌNH LÝ
Trưởng phòng Đào Tạo - ĐHNL TP.HCM

 

Ths. LÊ VĂN PHẬN
Quản trị mạng - Phòng Hành chính 

 

NGUYỄN TRUNG QUYẾT
 Bộ môn Qui hoạch
Khoa QLĐĐ&BĐS 

 

Thành viên

Email:
Password

Nội dung

  ThS. ĐỖ THỊ LỢI

Tây Nguyên một thời là thủ phủ của cây bông, nhưng chỉ 6 năm qua, cây bông mất chỗ đứng, thay thế là cây mỳ, bắp, đậu xanh. Nguyên nhân là giá bông thấp.

Cây bông mất chỗ đứng

Tây Nguyên một thời là thủ phủ của cây bông, nhưng chỉ 6 năm qua, cây bông mất chỗ đứng, thay thế là cây mỳ, bắp, đậu xanh. Nguyên nhân là giá bông thấp. Ông Hồ Đăng Phú - GĐ Cty cổ phần bông Tây Nguyên cho biết: Những vùng đất tốt người dân đã trồng cà phê, cao su, tiêu, điều, những loại cây công nghiệp dài ngày có giá trị kinh tế cao. Cây bông chỉ có phần ở vùng đất xấu, khô hạn. 

Thậm chí ngay cả những vùng đất xấu các địa phương cũng không có quy hoạch cho cây bông vì thế chúng nhanh chóng mất chỗ đứng trên đất Tây Nguyên. Mặt khác người dân quen tập quán canh tác đơn giản, ít đầu tư, nên không thích trồng bông, vì thế diện tích bông ở Tây Nguyên cứ như miếng da lừa ngày càng co lại. Từ 15 ngàn ha thời hoàng kim năm 2002, năm 2007 còn 3.500ha, năm 2008 chỉ còn trên 600ha, riêng tỉnh Đăk Lăk vụ này chỉ còn 200 ha, huyện Buôn Đôn nơi có diện tích bông lớn những năm trước đây, vụ này còn có 23 ha.

Nông dân tính toán: Trồng bông phải đầu tư lớn mới có năng suất cao, lại còn phụ thuộc vào thời tiết, năm nào gặp mưa nhiều thì coi như thất thu. Đến mùa bông thu hoạch cần nhiều công, giờ công lao động lại cao, tính ra trồng bông giá trị không bằng trồng bắp, trồng mỳ nên họ bỏ không trồng nữa. Tuy nhiên, theo ông Võ Ngọc Hiền, Trạm trưởng trạm thu mua bông Buôn Đôn, Đăk Lăk: Mặc dù thu nhập từ cây bông có những năm thua kém các cây trồng khác nhưng bù lại cây bông có hợp đồng tiêu thụ không lo giá lên giá xuống bấp bênh.

Ví như năm nay, giá mỳ rớt thê thảm, chỉ còn 500 đ/kg mà cũng không bán được, giá bắp cũng giảm chỉ còn 2,5 ngàn đ/kg, trong khi đó bông tăng giá từ 7 ngàn đ/kg (2007) lên 9 ngàn đ/kg. Không những giá bông tăng mà sản phẩm làm ra bao nhiêu được Cty mua hết, thanh toán tiền nhanh gọn. Nhiều hộ không trồng bông vụ này thấy tiếc, hy vọng vụ bông tới diện tích trồng mỳ giảm các hộ sẽ trồng bông.

Con đường trồng bông thâm canh

Ông Võ Ngọc Hiền cùng chúng tôi đến thăm hộ gia đình chị Nguyễn Thị Vân ở thôn Hà Bắc, xã EA Ven, huyện Buôn Đôn, một trong những hộ trồng bông giỏi trong vùng.

Những cánh đồng bông bạt ngàn của Buôn Đôn các năm trước đây nằm ven quốc lộ nay đã lùi sâu vào các thung lũng. Ruộng bông của gia đình chị Vân cũng vậy. Khi chúng tôi đến, vợ chồng chị đang thu hoạch bông. Đồng bông nở trắng, năm nay bông được mùa lại được nắng, trắng nõn nà đẹp như thiếu nữ.

Chủ ruộng cho chúng tôi biết gia đình quê ở huyện Sơn Động, tỉnh Bắc Giang vào đây xây dựng kinh tế mới, trồng bông đã mười mấy năm. Vốn nhanh nhạy tiếp thu khoa học kỹ thuật, biết thâm canh, nên vụ nào gia đình chị Vân cũng có thu hoạch khá từ cây bông. Vụ này gia đình có 1,5 ha bông giống VL04.3, đây là giống bông lai cho năng suất cao, đạt tới 2,5 tấn/ha, với giá bông 9 ngàn đồng/kg, nên hiệu quả kinh tế hơn hẳn cây bắp, mỳ trồng cùng thời điểm. 

Chị Vân nói, ở thôn nhiều nhà bỏ bông trồng mỳ, trồng bắp, sang năm có khi lại bỏ bắp trồng bông. Gia đình tôi tính toán rồi, giá bông luôn ổn định, cứ đưa giống bông mới vào thâm canh là chắc ăn nhất, như vụ này thu được 30 triệu đồng tiền bông, chẳng cây nào bằng.

Được biết mới đây Chính phủ đã có quyết định phê duyệt chiến lược phát triển của ngành dệt may, trong đó quy hoạch vùng trồng bông để có nguyên liệu cung cấp cho ngành dệt. Theo ông Phú diện tích bông không thể mở rộng được hàng chục vạn hecta như chiến lược phát triển của ngành nên chỉ có cách là quy hoạch diện tích ít nhưng đầu tư thâm canh tạo thu nhập cao cho nông dân mới là sự phát triển bền vững của cây bông Tây Nguyên.

                               Nghiêm Thị Hằng

Số lần xem trang : 16778
Nhập ngày : 02-01-2009
Điều chỉnh lần cuối :

Ý kiến của bạn về bài viết này


In trang này

Lên đầu trang

Gởi ý kiến

  Báo Nông Nghiệp Việt Nam

  Antracol 70WP giúp khắc phục lúa chậm phát triển - Báo NNVN số ra ngày 1/4/2011 (04-04-2011)

  LỢN CON CHẾT KHI SINH - Báo NNVN số ra ngày 1/4/2011 (04-04-2011)

  Đã có 100 con heo giống Pic của Mỹ về Việt Nam - Báo NNVN - Số ra ngày 10/3/2011 (10-03-2011)

  TRỒNG DỨA CẢNH - Báo NNVN số ra ngày 9/3/2011 (09-03-2011)

  Nuôi tôm thẻ ở Long An: Lại chết vì ý thức kém - Báo NNVN - Số ra ngày 9/3/2011 (09-03-2011)

  Quy trình 3N +2A mang lợi ích cho ngưòi trồng lúa - Báo NNVN - Số ra ngày 2/3/2011 (02-03-2011)

  Nuôi con đặc sản chịu nhiều rủi ro - Báo NNVN - Số ra ngày 1/3/2011 (02-03-2011)

  THU HOẠCH TIÊU BẰNG... VÒI XỊT NƯỚC - BÁO NNVN - SỐ RA NGÀY 1/3/2011 (02-03-2011)

  NHÙNG NHẰNG RÙA TAI ĐỎ: BỘ BUỘC TIÊU HUỶ, DN XIN ... CẤP ĐÔNG (Báo NNVN - Số ra ngày 1/10/2010) (02-10-2010)

  Cây trồng biến đổi gen: Dự kiến thương mại hóa cuối 2011 (Báo NNVN - Số ra ngày 2/10/2010) (02-10-2010)

Trang kế tiếp ... 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44

Website Ths. ĐỖ THỊ LỢI - Đc: Thư viện trường Đại học Nông lâm Tp. HCM - Email: dothiloi(a)hcmuaf.edu.vn - Điện thoại: (08)38963351

Thiết kế: Quản trị mạng- ĐHNL 2007