ThS. ĐỖ THỊ LỢI Qua thời gian tổng hợp thư từ của bạn đọc góp ý và có cả những thắc mắc gửi về, Chuyên mục Bạn nhà chăn nuôi từ kỳ này sẽ chọn đăng những thắc mắc về kỹ thuật chăn nuôi qua hình thức hỏi đáp hầu đáp ứng mong mỏi của bạn đọc gần xa...
- Xin công ty cho biết rõ hơn về bệnh phù đầu ở gà và hướng dẫn cho em cách phòng bệnh một cách hiệu quả nhất trong tình hình dịch bệnh hiện nay?
Trả lời:
Trước tiên, chúng tôi, những người làm công tác chăm sóc khách hàng xin gởi lời cảm ơn chân thành đến bạn vì bạn đã có những quan tâm sâu sắc đến sản phẩm công ty chúng tôi. Công ty VEMEDIM xin kính chúc toàn thể các độc giả năm mới sức khỏe - hạnh phúc - thành đạt. Chúng tôi có một số thông tin xin được chia sẻ cùng bạn về bệnh phù đầu ở gà như sau:
- Nguyên nhân: Bệnh phù đầu ở gà còn gọi là bệnh viêm mũi truyền nhiễm (infectious coryza) do một loài vi khuẩn có tên là Heamophilus paragallinarum gây ra.
- Truyền lây: Bệnh truyền qua không khí và tiếp xúc, bệnh kéo dài 1 – 2 tuần. Tỉ lệ bệnh cao nhưng tỉ lệ chết thấp. Trường hợp có kết hợp các tác nhân gây bệnh khác như Mycoplasma gallisepticum, đậu gà, Pasteurella sp bệnh sẽ trở nên trầm trọng hơn, tỉ lệ chết sẽ có thể cao hơn.
- Triệu chứng lâm sàng: Sưng đầu, huyết thanh từ chất nhầy của mũi chảy ra, mặt phù thủng, viêm kết mạc mắt, tích sưng phồng.
- Bệnh tích:
+ Phù da mặt và cổ.
+ Viêm cata cấp màng nhầy.
+ Viêm cata giác mạc.
- Mô bệnh:
+ Tăng sản dịch nhầy và tế bào biểu mô thực quản, khí quản.
+ Xung huyết, phù thũng và thẩm nhập bạch cầu trung tính trong khí quản.
+ Viêm mũi cấp tính, bạch cầu đa nhân trung tính cùng tế bào viêm dầy trong ống cuống phổi dẫn đến viêm phổi đốm (viêm cuống phổi).
- Chẩn đoán phân biệt:
+ Bệnh tụ huyết trùng mãn tính (Pasteurella multocida).
+ Đậu gà (Fowl pox).
+ Thiếu vitamin A (Vitamin A deficiency).
+ CRD (Chronic Respiratory Disease – Avian mycoplasmosis).
+ Bệnh viêm phế quản truyền nhiễm (Infectious bronchitis).
+ Bệnh viêm thanh khí quản truyền nhiễm (Infectious laryngotracheitis).
- Chẩn đoán phòng thí nghiệm:
+ Mẫu bệnh phẩm: Dịch mũi hoặc dịch nhầy từ xoang hốc mắt.
+ Môi trường: Thạch máu.
+ Nuôi cấy: Trên thạch ở 37oC trong 24 giờ với 5% CO2.
+ Đặc tính: Vi khuẩn dạng cầu trực khuẩn (Cocobacili), gram âm (-), khuẩn lạc trong, nhỏ, mọc một đường quanh Staphylococcus.
- Điều trị:
+ Dùng kháng sinh hiệu quả, có thể chọn lựa các chế phẩm sau:
1. Spectylo: 1ml/3 kg thể trọng, ngày 1 lần 3 – 5 ngày.
2. Vimelinspec: 1ml/3 kg thể trọng, ngày 1 lần, 3 – 5 ngày.
+ Thuốc hỗ trợ:
. Vimeliptyl : 1ml/7-10 kg thể trọng (tiêm bắp hoặc pha nước uống).
. Ketovet: 1ml/16 kg thể trọng
+ Bồi dưỡng:
. Vime - Canlamin: 1ml/ 5 kg thể trọng
hoặc Vimekat: 1ml/ 5 kg thể trọng
hoặc Vizyme: cho uống.
Phòng bệnh: Bạn cần đặc biệt quan tâm đến vấn đề vệ sinh môi trường trong tình hình dịch bệnh thường xuyên xảy ra như hiện nay. Có thể thực hiện các thuốc sau để định kỳ sát trùng chuồng trại như:
-Vimekon: Dùng cho việc sát trùng chuồng trại và cả nước uống rất hiệu quả.
-Vime – Protex: Dùng cho việc sát trùng chuồng trại chăn nuôi và dụng cụ.
Tốt nhất nên định kỳ sát trùng 2 tuần 1 lần. Liều dùng theo hướng dẫn của nhãn sản phẩm.
Có thể sử dụng Autovaccin (vaccin chết chế từ sự phân lập mầm bệnh gà nhiễm bệnh).
Thạc sỹ Nguyễn Thị Ánh Tuyết Số lần xem trang : 17036 Nhập ngày : 03-02-2009 Điều chỉnh lần cuối : Ý kiến của bạn về bài viết này
Báo Nông Nghiệp Việt Nam KHẨN TRƯƠNG PHÒNG TRỪ RẦY NÂU HẠI LÚA (Báo NNVN - Số ra ngày 12/6/2009) (16-06-2009) Bệnh lây nhiễm virus gây hoại tử cơ quan tạo máu ở cá hồi (Báo NNVN - Số ra ngày 12/6/2009) (16-06-2009) GÀ MỚI NỞ NÊN CHO TIẾP XÚC VỚI THỨC ĂN NGAY (Báo NNVN - Số ra ngày 11/6/2009) (16-06-2009) THÊM MỘT GIỐNG XOÀI MỚI CHO MIỀN BẮC (Báo NNVN - Số ra ngày 11/6/2009) (16-06-2009) MSC - "BÙA HỘ MỆNH" CỦA NGHỀ CÁ (Báo NNVN - Số ra ngày 11/6/2009) (16-06-2009) BÃ HẠT BÔNG VẢI - THỨC ĂN VỖ BÉO CHO BÒ THỊT (Báo NNVN - Số ra ngày 9/6/2009) (09-06-2009) MUỐN CHO CÂY MÍT SAI QUẢ (Báo NNVN - Số ra ngày 9/6/2009) (09-06-2009) NHỮNG GIỐNG LÚA LAI TRIỂN VỌNG Ở MIỀN BẮC (Báo NNVN - Số ra ngày 9/9/2009) (09-06-2009) Các giống lúa chịu mặn cho mô hình lúa - tôm ở vùng phèn và phèn mặn ĐBSCL (Báo NNVN - Số ra ngày 9/6/2009) (09-06-2009) "Bệnh lạ" hại tôm thẻ chân trắng: Thử “bắt bệnh” cho tôm (Báo NNVN - Số ra ngày 9/6/2009) (09-06-2009) Trang kế tiếp ... 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44
|