ThS. ĐỖ THỊ LỢI
Đó là kiểu vận chuyển không cần đá. Các xe tải chở thuỷ sản nặng mùi, đi đến đâu nước chảy đến đó, nay trở nên sạch sẽ thơm tho; các nhà kho lênh láng nước nay khô ráo, thoáng đãng, các hộp đựng thuỷ sản trước kia phải dành tới phân nửa thể tích để chứa đá, nay được dùng hết công suất cho mục đích mong muốn của nó.
Vấn đề này đã được giải quyết bằng hệ thống đóng gói của Promens - một hệ thống cho phép sử dụng máy đóng gói trong môi trường khí biến tính (Modified atmosphore packaging - MAP).
Hệ thống đóng gói Promens là hệ thống sử dụng các hộp có nhiều kích cỡ khác nhau, từ 120ml đến 25l để bảo quản thủy sản. Các hộp này có đặc điểm chịu nhiệt tốt trong phạm vi nhiệt độ từ -50oC đến 121oC. Như vậy sản phẩm đựng bên trong có thể bảo quản, cấp đông hay làm chín bằng lò vi sóng mà không cần phải lấy ra khỏi hộp.
Thậm chí, sản phẩm còn có thể được tiệt trùng sau khi đã đóng gói bằng cách đưa cả hộp vào nồi hơi và gia nhiệt đến 3-4 giờ đồng hồ ở nhiệt độ 100oC mà bao bì vẫn không hề hấn gì trong khi sản phẩm đã chín. Ngoài ưu điểm chịu nhiệt tốt, hộp Promens còn hơn hẳn hộp xốp ở chỗ tiết kiệm không gian khi chuyển chở cũng như khi lưu kho.
Ví dụ, một xe tải có thể chỉ chở được 891 hộp xốp, đủ để chứa 20 tấn cá nhưng có thể chở tới 8.000 hộp Promens, tương ứng với 200 tấn cá đã chế biến. Ngay cả khi không sử dụng, các hộp vẫn có thể chồng lên nhau và xếp gọn một chỗ. Bên cạnh đó hộp Promens có độ bền khó sánh, ngay cả khi cho một xe 4 chỗ ngồi lăn qua, nó cũng không hề bị sứt mẻ, trong khi hộp xốp sau khi đã đựng thủy sản ướp đá chỉ cần đánh rơi là vỡ.
Hiện nay, một cách sử dụng hộp Promens khá hay đang trở nên phổ biến, đó là dùng để đóng gói vẹm sống, bơm khí vào và vận chuyển đi tiêu thụ. Vẹm được đóng gói có thể sống đến 10 ngày và khi nấu chín chỉ cần đưa cả hộp vào lò vi sóng một lúc là xong.
Không chỉ thế, hộp Promens sau khi đã dùng còn có thể tái chế thành các sản phẩm nhựa khác như để tái sinh thành giỏ xách đồ trong cửa hàng.
Về chi phí, hộp Promens không đắt hơn hộp xốp nhưng đòi hỏi phải có máy đóng gói chuyên dụng và đây chính là điểm khiến doanh nghiệp ngần ngại. Với sản lượng chế biến thông thường, các nhà máy sẽ cần lắp đặt hai dây chuyền bán tự động, mỗi dây chuyền khoảng 15.000 bảng Anh (23.176 USD) hoặc một dây chuyền tự động khoảng 50.000 bảng Anh (77.253 USD). Tuy nhiên, xét những ưu điểm của hộp Promens mang đến trong việc giảm thiểu chi phí vận chuyển, lưu kho, dọn rửa… thì có lẽ nhiều nhà máy chế biến thủy sản sẽ hiểu mình nên làm gì.
Đoàn Giang Số lần xem trang : 16916 Nhập ngày : 04-02-2009 Điều chỉnh lần cuối : Ý kiến của bạn về bài viết này
Báo Nông Nghiệp Việt Nam KHẨN TRƯƠNG PHÒNG TRỪ RẦY NÂU HẠI LÚA (Báo NNVN - Số ra ngày 12/6/2009) (16-06-2009) Bệnh lây nhiễm virus gây hoại tử cơ quan tạo máu ở cá hồi (Báo NNVN - Số ra ngày 12/6/2009) (16-06-2009) GÀ MỚI NỞ NÊN CHO TIẾP XÚC VỚI THỨC ĂN NGAY (Báo NNVN - Số ra ngày 11/6/2009) (16-06-2009) THÊM MỘT GIỐNG XOÀI MỚI CHO MIỀN BẮC (Báo NNVN - Số ra ngày 11/6/2009) (16-06-2009) MSC - "BÙA HỘ MỆNH" CỦA NGHỀ CÁ (Báo NNVN - Số ra ngày 11/6/2009) (16-06-2009) BÃ HẠT BÔNG VẢI - THỨC ĂN VỖ BÉO CHO BÒ THỊT (Báo NNVN - Số ra ngày 9/6/2009) (09-06-2009) MUỐN CHO CÂY MÍT SAI QUẢ (Báo NNVN - Số ra ngày 9/6/2009) (09-06-2009) NHỮNG GIỐNG LÚA LAI TRIỂN VỌNG Ở MIỀN BẮC (Báo NNVN - Số ra ngày 9/9/2009) (09-06-2009) Các giống lúa chịu mặn cho mô hình lúa - tôm ở vùng phèn và phèn mặn ĐBSCL (Báo NNVN - Số ra ngày 9/6/2009) (09-06-2009) "Bệnh lạ" hại tôm thẻ chân trắng: Thử “bắt bệnh” cho tôm (Báo NNVN - Số ra ngày 9/6/2009) (09-06-2009) Trang kế tiếp ... 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44
|