Trang web ĐỖ THỊ LỢI

Thống kê
Số lần xem
Đang xem 6145
Toàn hệ thống 7753
Trong vòng 1 giờ qua
Trang liên kết

TS. HOÀNG KIM
Giảng viên khoa Nông học

 

TS. TRẦN ĐÌNH LÝ
Trưởng phòng Đào Tạo - ĐHNL TP.HCM

 

Ths. LÊ VĂN PHẬN
Quản trị mạng - Phòng Hành chính 

 

NGUYỄN TRUNG QUYẾT
 Bộ môn Qui hoạch
Khoa QLĐĐ&BĐS 

 

Thành viên

Email:
Password

Nội dung

  ThS. ĐỖ THỊ LỢI

Hình dạng ốc bươu vàng giống ốc đá, ốc đồng… nhưng kích thước trưởng thành lớn hơn. Ngoài có vỏ cứng, trong có thân mềm với đầy đủ các cơ quan tiêu hoá, sinh sản, hô hấp... Đường kính chỗ lớn nhất ốc bươu vàng trưởng thành có thể đạt 2-3cm, trọng lượng 20-50g/con. Vỏ cứng có màu vàng hoặc nâu vàng đặc trưng. Trứng hình cầu, đường kính 1,5-2mm màu vàng đỏ, đẻ thành ổ, mỗi ổ có 50-100 trứng, bám trên thân, lá lúa, lá cỏ dại.

 

Ốc bươu vàng chủ yếu phá hại lúa và hoa màu trồng dưới nước. Ốc ăn phiến lá và lá nõn cả ngày lẫn đêm, nhưng hoạt động mạnh nhất là lúc sáng sớm và chiều tối. Bị hại nặng lúa có thể bị cắn trụi tới tận gốc, cây khó có khả năng hồi phục.

Thời gian phát dục: Trứng 5-10 ngày; ốc non 25-30 ngày; ốc trưởng thành có thể sống 1-2 tháng.

Để diệt trừ có hiệu quả đối tượng dịch hại này, bà con cần thực hiện đồng bộ một số biện pháp kỹ thuật sau:

Trước khi làm đất, cần vệ sinh đồng ruộng, dọn dẹp sạch cỏ dại là nơi ốc cư trú lây truyền sang vụ sau. Dùng tay hay dùng lưới, ghe cào bắt ốc. Khi gieo sạ, nên đánh rãnh thoát nước, ốc tập trung vào rãnh, dễ dàng bắt ốc bằng tay.

Cắm cọc ở các vùng trũng nhử ốc lên đẻ trứng để tiêu diệt. Khi đưa nước vào ruộng cấy hoặc cho nước vào ruộng lúa đang sinh trưởng, phát triển cần phải sử dụng lưới chắn 3 lớp để ngăn chặn ốc xâm nhập.

Dùng mồi để dụ ốc tập trung ăn và bắt, mồi có thể dùng các loại thức ăn ốc thích như: Xơ quả mít, dây lá khoai lang, lá cây dâm bụt, rau diếp, rau xà lách, lá bắp cải…

Quây ruộng có ốc, cho vịt vào nhốt không cho ăn mồi trong 1 ngày, vịt sẽ mò bắt hết ốc nhỏ, trứng trong ruộng.

Hiện nay có nhiều loại thuốc hoá học trừ ốc bươu vàng hiệu quả cao, an toàn với tôm cá như: Clodan supe 700WP; Mossade 70WP; Buorbo 8,3BR; Tictack 13,2BR; Dioto 250EC.

Sau khi lúa đã mọc 7 ngày, cho nước ngập xâm xấp, phun các loại thuốc hoá học trừ ốc bươu vàng cho lúa với nồng độ và liều lượng theo hướng dẫn của nhà sản xuất.

Đối với lúa cấy, trước khi cấy hoặc sau khi lúa hồi xanh, tháo cạn xâm xấp nước phun thuốc cho lúa, sau 24 giờ phun thuốc mới cho thêm nước để cấy hay dưỡng lúa.

Nên phun thuốc vào lúc sáng sớm hoặc chiều mát là lúc ốc bươu vàng hoạt động mạnh nhất để tăng hiệu quả của thuốc.

                 Nguyễn Văn Duy

Số lần xem trang : 16876
Nhập ngày : 10-02-2009
Điều chỉnh lần cuối :

Ý kiến của bạn về bài viết này


In trang này

Lên đầu trang

Gởi ý kiến

  Báo Nông Nghiệp Việt Nam

  KHÁNH HÒA: TRỒNG THỬ NGHIỆM THÀNH CÔNG RONG XANH (Báo NNVN - Số ra ngày 15/1/2009) (15-01-2009)

  XÂY DỰNG KHU NÔNG NGHIỆP CÔNG NGHỆ CAO: BÀI TOÁN KHÓ VỚI BÌNH PHƯỚC (Báo NNVN - Số ra ngày 14/1/2009) (15-01-2009)

  GIỐNG NGÔ LAI ĐƠN SSC 557 (Báo NNVN - Số ra ngày 14/1/2009) (14-01-2009)

  KINH NGHIỆM THẢ TÔM GIỐNG (Báo NNVN - Số ra ngày 14/1/2009) (14-01-2009)

  CÁCH TIÊM VÀ CHO THỎ UỐNG THUỐC THÚ Y (Báo NNVN - Số ra ngày 14/1/2009) (14-01-2009)

  CẢNH BÁO VỀ VIỆC TRỒNG ĐU ĐỦ BIẾN ĐỔI GEN Ở THÁI LAN (Báo NNVN - Số ra ngày 12/1/2009) (12-01-2009)

  CHẤT KÍCH THÍCH KHÁNG SAR3 PHÒNG TRỪ BỆNH ĐẠO ÔN (Báo NNVN - Số ra ngày 12/1/2009) (12-01-2009)

  MUỐN CÂY TRÂM ỔI CÓ NHIỀU MÀU HOA (Báo NNVN - Số ra ngày 9/1/2009) (09-01-2009)

  CÁCH BẢO QUẢN CỦ KHOAI TÂY SAU THU HOẠCH (Báo NNVN - Số ra ngày 9/1/2008) (09-01-2009)

  TÁC DỤNG CỦA SẢN PHẨM NÔNG NGHIỆP BIẾN ĐỔI GEN (Báo NNVN - Số ra ngày 9/1/2009) (09-01-2009)

Trang kế tiếp ... 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44

Website Ths. ĐỖ THỊ LỢI - Đc: Thư viện trường Đại học Nông lâm Tp. HCM - Email: dothiloi(a)hcmuaf.edu.vn - Điện thoại: (08)38963351

Thiết kế: Quản trị mạng- ĐHNL 2007