ThS. ĐỖ THỊ LỢI Tốt nghiệp Trường Cao đẳng Sư phạm An Giang (nay là Trường Đại học An Giang) nhưng anh Huỳnh Nhựt Minh ở ấp Phú Thượng, xã Kiến An (Chợ Mới – An Giang) lại về quê làm ruộng, học thêm nghề cơ khí để quản lý xưởng cơ khí Đồng Tâm của gia đình. Vừa học vừa làm, anh đã cải tiến, sáng chế thành công nhiều máy móc, trong đó có máy sấy lúa chạy lũ.
Là con trai lớn, anh Minh được cha giao cho 40 công đất sản xuất lúa (1 công = 1.000m2). Ban đầu, kinh nghiệm ít nên ruộng của anh luôn bị thất thu. Không nản lòng, anh học hỏi qua sách, báo, áp dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất, dần dần thu hoạch được hơn 1.500 giạ/vụ, trừ chi phí, lời trên 200 triệu đồng/năm. Cũng như nhiều nông dân khác, vào vụ hè thu, mưa dầm liên miên nên anh gặp rất nhiều khó khăn trong khâu canh tác và thu hoạch.
Anh Minh kể: “Mấy năm trước, việc thu hoạch và sấy lúa luôn phụ thuộc vào thời tiết. Chẳng may gặp mưa kéo dài, không có chỗ phơi, hạt lúa dễ bị ẩm ướt, dẫn đến chất lượng gạo giảm, giá bán rất thấp. Có lúc tôi phải cho lúa vào bao, dùng bóng đèn dây tóc thắp sáng, lấy nylon bao quanh để tỏa nhiệt nhưng cũng không hiệu quả”.
Sau lần đó, anh tự mày mò nghiên cứu để sáng chế máy sấy lúa. Thời gian đầu, anh chế tạo máy quạt sấy lúa cố định, mỗi mẻ sấy khoảng 30 tấn. Nhưng anh vẫn không hài lòng bởi lò sấy có nhiều khuyết điểm như phải thuê nhân công cào, đảo lúa nên rất tốn kém. Anh tiếp tục thử nghiệm và chế tạo thành công máy sấy lúa tĩnh vỉ ngang đảo chiều. Máy có ưu điểm không tốn nhiều công đảo lúa, dễ sử dụng nên được bà con trong vùng ưa chuộng. “Theo tính toán, sử dụng máy sấy này bà con có thể giảm chi phí 20.000-25.000 đồng/tấn so với các lò khác”, anh Minh bật mí.
Năm 2004, cán bộ của Chương trình DANIDA (Đan Mạch) đã đến các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long khảo sát để tìm xưởng cơ khí uy tín nhằm hợp tác chế tạo máy sấy lúa chạy lũ. Và xưởng của anh Minh đã được Chương trình lựa chọn. Chương trình đưa ra bản vẽ thiết kế, anh Minh đem về nghiên cứu, thiết kế. Chưa đầy một tháng sau, anh đã chế tạo thành công máy sấy lúa chạy lũ.
Loại máy này rất tiện lợi cho bà con canh tác lúa vụ hè thu vì có thể di chuyển đến chỗ cao để sấy lúa chạy lũ. Các bộ phận của máy sấy gọn nhẹ, dễ sử dụng. Hạt lúa được làm khô nhờ nhiệt độ của lò đốt và gió của quạt nên có thể điều chỉnh được nhiệt độ, ít bị hao hụt, giảm sức lao động. Hạt gạo khi xay xát sáng bóng, tỷ lệ gạo nguyên cao, ít gãy, bán được giá. Đặc biệt, lúa giống sau khi sấy đúng kỹ thuật cho tỷ lệ nảy mầm cao.
Đến nay, anh Minh đã sản xuất được gần 1.000 máy sấy lúa chạy lũ, cung ứng cho nông dân khắp các tỉnh, thành trong cả nước. ông Nguyễn Văn Minh, Chủ tịch Hội Nông dân xã Kiến An nhận định: “Anh Minh là người có sáng kiến, tuy còn trẻ nhưng rất ham học hỏi, giúp bà con đưa cơ giới hóa vào sản xuất, hạn chế tình trạng hao hụt sau thu hoạch”.
Thành Chinh Số lần xem trang : 15197 Nhập ngày : 10-02-2009 Điều chỉnh lần cuối : Ý kiến của bạn về bài viết này
Báo Kinh tế nông thôn THỦY SẢN VIỆT NAM - NHIỀU KHÓ KHĂN CHƯA ĐƯỢC THÁO GỠ (Báo KTNT - Số ra ngày 23/3/2009) (24-03-2009) ĐIỀU LỆ HỘI SỬA ĐỔI PHÙ HỢP VỚI TÌNH HÌNH MỚI (Báo KTNT - Số ra ngày 18/3/2009) (19-03-2009) CHĂM SÓC VÀ THU HÁI CHÈ VỤ XUÂN (Báo KTNT - Số ra ngày 18/3/2009) (18-03-2009) Đảm bảo an ninh lương thực cho đồng bào dân tộc miền núi (Báo KTNT - Số ra ngày 17/3/2009) (17-03-2009) CÀ PHÊ XUẤT KHẨU THĂNG TRẦM THEO GIÁ (Báo KTNT - Số ra ngày 17/3/2009) (17-03-2009) PHÒNG TRỪ SÂU ĐỤC THÂN CÂY NGÔ (Báo KTNT - Số ra ngày 16/3/2009) (17-03-2009) Kế hoạch hạn chế ngân sách nông nghiệp của Tổng thống Hoa Kỳ: Nông dân ra sức phản đối (Báo KTNT - Số ra ngày 16/3/2009) (16-03-2009) HỢP TÁC TRỒNG LÚA NHẬT, HÌNH THỨC LIÊN KẾT CẦN NHÂN RỘNG (Báo NNVN - Số ra ngày 16/3/2009) (16-03-2009) GIẢI PHÁP DIỆT LÚA BỊ BỆNH VÀNG LÙN - LÙN XOẮN LÁ ĐƠN LÁ ĐƠN GIẢN, HIỆU QUẢ (Báo NNVN - Số ra ngày 13/3/2009) (16-03-2009) LÀM GÌ ĐỂ "HÚT" SINH VIÊN HỌC NGÀNH NÔNG NGHIỆP? (Báo KTNT - Số ra ngày 13/3/2009) (16-03-2009) Trang kế tiếp ... 1 2 3 4 5 6 7 8 9
|