Trang web ĐỖ THỊ LỢI

Thống kê
Số lần xem
Đang xem 1925
Toàn hệ thống 3565
Trong vòng 1 giờ qua
Trang liên kết

TS. HOÀNG KIM
Giảng viên khoa Nông học

 

TS. TRẦN ĐÌNH LÝ
Trưởng phòng Đào Tạo - ĐHNL TP.HCM

 

Ths. LÊ VĂN PHẬN
Quản trị mạng - Phòng Hành chính 

 

NGUYỄN TRUNG QUYẾT
 Bộ môn Qui hoạch
Khoa QLĐĐ&BĐS 

 

Thành viên

Email:
Password

Nội dung

  ThS. ĐỖ THỊ LỢI

Như NNVN đã phản ánh, hiện dịch ốc bươu vàng đang bùng phát rất mạnh ở Long An và nhiều tỉnh, đặc biệt ĐBSCL. Bài viết sau đây giới thiệu kinh nghiệm diệt ốc bươu vàng (OBV) hiệu quả...

 

Như những dịch hại khác, muốn hạn chế tác hại của OBV, chúng ta phải áp dụng nhiều biện pháp một cách hợp lý trong Quy trình quản lý tổng hợp OBV. Tuy nhiên do phương thức sinh sản, cách phát tán, mầu sắc ổ trứng dễ phân biệt, kích thức của ổ trứng lớn…nên với OBV thì biện pháp thu gom trứng là một biện pháp cực kỳ quan trọng. Đây là biện pháp diệt ốc một cách chủ động và cho hiệu quả cao hơn rất nhiều so với đi nhặt từng con ốc trên ruộng.

Mặc dù vậy, thực tế kiểm tra đồng ruộng, tiếp xúc với bà con nông dân chúng tôi thấy nhiều bà con lại chỉ chú trọng đến việc đi tìm kiếm, thu lượm từng con ốc trên ruộng lúa, mà ít quan tâm đến việc thu gom, tiêu tiệt những ổ trứng trên ruộng lúa, đặc biệt là trên những bờ cỏ, bờ mương nằm ngay bên cạnh ruộng nhà mình.

Có thể bà con chưa biết, OBV đẻ nhiều và rất “mắn đẻ”, một con ốc cái mỗi lần có thể đẻ được đến 500 trứng, trứng lại được đẻ thành từng ổ khoảng 25 quả trở lên (thường từ 100-200 trứng/ổ), sau khi đẻ 1-2 tuần là trứng có thể nở thành ốc con, và sau 70-100 ngày những con ốc con này lại có thể đẻ trứng như mẹ của nó, đã thế mỗi con ốc có thể sống được 2-3 năm, vì thế tốc độ sinh sản ốc bươu vàng cực lớn.

Sau khi nở, ốc con có vỏ rất mềm, nhẹ, rớt xuống nước và trôi nổi lập lờ trên mặt nước, khi ốc con đã rớt xuống nước thì việc thu gom chúng sẽ hết sức khó khăn và tốn nhiều công sức tiền của.

Có một điều đặc biệt là dù OBV sinh sống ở dưới nước, nhưng khi đẻ bao giờ ốc mẹ cũng phải bò lên khỏi mặt nước bám vào các giá thể như thân cây lúa, cây cỏ, cây cọc, bờ tường... cách mặt nước vài tấc để đẻ trứng. Trứng của ốc lại được đẻ tập trung thành từng ổ và có mầu hồng đậm (sau khi đẻ) và hồng lợt (lúc sắp nở), rất dễ nhìn thấy bằng mắt thường. Qua các chiến dịch ra quân đi thu gom ốc và trứng ốc cho thấy việc đi tìm và thu gom một ổ trứng dễ hơn rất nhiều so với việc đi tìm và thu gom vài trăm con ốc do một ổ trứng nở ra khi chúng đã rớt xuống nước và phát tán đi khắp các ao, hồ, kênh, rạch, hay ruộng lúa. Vì thế biện pháp thu gom ổ trứng ốc thường mang lại hiệu quả phòng ngừa rất cao so với những biện pháp khác.

Để dễ thu gom và thu được nhiều ổ trứng thì ngoài việc đi tìm và thu gom những ổ trứng được ốc đẻ trong tự nhiên ở ven các ao, hồ, kênh, rạch, bờ ruộng lúa, trên cây lúa, cây cỏ trong ruộng... bà con có thể dùng cây, que, cọng dừa, thân cây khoai mì, thân cây bắp... cắm ở những chỗ có nhiều ốc tập trung như trong các mương vườn, quanh các ao, hồ, đìa, rãnh, những chỗ trũng trong ruộng... để làm giá thể “dụ” cho ốc mẹ leo lên đẻ trứng, rồi định kỳ vài ngày một lần đi thu gom ổ trứng đem tiêu hủy. Ở những chỗ ngập sâu không thể lội xuống thu gom trứng được bà con có thể dùng xuồng để tiếp cận.

Để thu được kết quả cao thì việc thu gom trứng phải được tiến thành đồng loạt trên diện rộng và đặc biệt là phải được tiến hành thường xuyên năm, bảy ngày một lần trước khi trứng kịp nở ra ốc con rớt xuống nước phát tán đi nơi khác. Nếu làm tốt công tác thu gom ổ trứng, kết hợp với những biện pháp khác như bắt ốc bằng tay, đào rãnh trên ruộng để “dụ” ốc xuống rồi bắt, dùng lưới che chắn các đường nước không cho ốc xâm nhập vào ruộng lúa, thả vịt vào ruộng để vịt ăn ốc, dùng thuốc hóa học để diệt ốc... thì chắc chắn chúng ta sẽ hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại do OBV gây ra.

Nguyễn Danh Vàn

Số lần xem trang : 16975
Nhập ngày : 11-02-2009
Điều chỉnh lần cuối :

Ý kiến của bạn về bài viết này


In trang này

Lên đầu trang

Gởi ý kiến

  Báo Nông Nghiệp Việt Nam

  KHẨN TRƯƠNG PHÒNG TRỪ RẦY NÂU HẠI LÚA (Báo NNVN - Số ra ngày 12/6/2009) (16-06-2009)

  Bệnh lây nhiễm virus gây hoại tử cơ quan tạo máu ở cá hồi (Báo NNVN - Số ra ngày 12/6/2009) (16-06-2009)

  GÀ MỚI NỞ NÊN CHO TIẾP XÚC VỚI THỨC ĂN NGAY (Báo NNVN - Số ra ngày 11/6/2009) (16-06-2009)

  THÊM MỘT GIỐNG XOÀI MỚI CHO MIỀN BẮC (Báo NNVN - Số ra ngày 11/6/2009) (16-06-2009)

  MSC - "BÙA HỘ MỆNH" CỦA NGHỀ CÁ (Báo NNVN - Số ra ngày 11/6/2009) (16-06-2009)

  BÃ HẠT BÔNG VẢI - THỨC ĂN VỖ BÉO CHO BÒ THỊT (Báo NNVN - Số ra ngày 9/6/2009) (09-06-2009)

  MUỐN CHO CÂY MÍT SAI QUẢ (Báo NNVN - Số ra ngày 9/6/2009) (09-06-2009)

  NHỮNG GIỐNG LÚA LAI TRIỂN VỌNG Ở MIỀN BẮC (Báo NNVN - Số ra ngày 9/9/2009) (09-06-2009)

  Các giống lúa chịu mặn cho mô hình lúa - tôm ở vùng phèn và phèn mặn ĐBSCL (Báo NNVN - Số ra ngày 9/6/2009) (09-06-2009)

  "Bệnh lạ" hại tôm thẻ chân trắng: Thử “bắt bệnh” cho tôm (Báo NNVN - Số ra ngày 9/6/2009) (09-06-2009)

Trang kế tiếp ... 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44

Website Ths. ĐỖ THỊ LỢI - Đc: Thư viện trường Đại học Nông lâm Tp. HCM - Email: dothiloi(a)hcmuaf.edu.vn - Điện thoại: (08)38963351

Thiết kế: Quản trị mạng- ĐHNL 2007