ThS. ĐỖ THỊ LỢI Ngao là loài thủy sản có tiềm năng lớn ở vùng triều nước ta, phân bố dọc bờ biển từ Bắc vào Nam. Kỹ thuật nuôi không phức tạp, chu kỳ ngắn, đầu tư ít lại có giá trị cao. Nuôi ngao còn góp phần làm sạch môi trường đáy vùng triều ven biển. Bãi nuôi
Ngao có thể sống được ở vùng trung, hạ triều đến nơi có độ sâu 5 - 10m, bãi nuôi thường là bãi triều, các eo vịnh có sóng nhỏ, nơi có nguồn nước ngọt nhất định chảy vào. Đáy là cát bùn (trong đó cát chiếm 70 - 80%), độ mặn 15 – 25‰, thời gian phơi bãi không quá 4 - 5giờ/ngày.
Chuẩn bị bãi nuôi
Quây lưới quanh bãi nuôi
Nguyên liệu gồm lưới xăm cũ (không bị rách) loại Polyetylen, cỡ mắt lưới 2a - 1cm, cao 80cm; cọc tre hoặc cành cây, ngọn phi lao đường kính 0,5cm, dài 1m; cọc tre hoặc gỗ loại lớn... Lưới vùi dưới mặt đất sâu 30 cm và dùng các cọc nhỏ nâng lưới lên so với mặt bãi 60 - 70cm. Cứ 1,5m cắm 1 cọc loại nhỏ và 10m cắm một cọc loại lớn để giăng lưới.
Cải tạo, cày xới mặt bãi: Vệ sinh, thu gom đá sỏi, mảnh sành sứ, vỏ hộp, bao bì nylon... Để ngao con dễ dàng chui xuống sâu, tránh hiện tượng ngao bị nước triều cuốn trôi, trước khi thả cần cày xới mặt bãi. Khi triều rút cạn dùng bừa hoặc cào xới tơi bề mặt bãi khoảng 5 - 10cm, san phẳng mặt bãi.
Đánh luống: Luống có cùng hướng với dòng chảy của thuỷ triều khi lên xuống. Mỗi luống rộng 1,5m, giữa hai luống làm một lối đi nhỏ để tránh dẫm lên bãi sau khi thả ngao. Nếu ở các khu vực nuôi ngao có thời gian phơi bãi quá 5 giờ /ngày, cần có biện pháp giữ nước, tạo độ ẩm cho bãi nuôi. Trong quá trình cải tạo mặt bãi, cần cày xới cẩn thận. Đồng thời phải căng dây trên mặt bãi để tránh ngao di chuyển đi nơi khác.
Thả con giống và mật độ nuôi
Cỡ giống 5 vạn con/kg thả 100kg/1.000 m2; 4 vạn con /kg thả 110kg/1.000 m2; 3 vạn con/kg thả 140kg/1.000 m2; 2 vạn con/kg thả 180kg/1.000 m2 ;
Quản lý và chăm sóc
Thức ăn của ngao là các động -thực vật phù du, mùn bã hữu cơ trong nước nên không cần cho ăn trong quá trình nuôi. Tuy nhiên, ngao rất mẫn cảm với sự thay đổi đột ngột của môi trường và có thể chết hàng loạt nếu bị ngọt hoá, nhiệt độ nước cao quá 32 độ C và kéo dài nhiều ngày; nguồn nước bị ô nhiễm...
Khi gặp điều kiện bất lợi, ngao thường trồi lên mặt đáy, tiết chất nhầy trong suốt, các bọt khí trong quá trình hô hấp bám vào đó tạo thành cái dù nâng ngao lơ lửng trong nước và được sóng gió đưa đi nơi khác. Vì vậy, cần nhanh chóng có biện pháp di chuyển kịp thời. Khi nước triều rút, phải nhặt bỏ rác thải, vỏ ngao chết trong bãi để tránh làm ô nhiễm bãi nuôi.
Thu hoạch
Sau khoảng 15 tháng nuôi có thể tiến hành thu hoạch ngao. Thời gian thích hợp nhất là cuối mùa xuân hoặc đầu mùa thu.
Để thu hoạch, bà con có thể dùng cọc gỗ đường kính 4 - 5cm, dài 50 - 70cm đóng trên mặt bãi, mỗi cọc cách nhau khoảng 1,5m, sau một thời gian ngao sẽ tập trung xung quanh cọc gỗ nên rất dễ thu hoạch. Cũng có thể dùng con lăn đá lăn qua lại trên bề mặt bãi, ngao ở phía dưới do bị ép sẽ phun nước lên, từ chỗ có phun nước có thể bắt ngao. Tuy nhiên, nếu nuôi mật độ cao thì phương pháp này thường không hiệu quả. Khi nước triều rút gần cạn, cũng có thể dùng chân đạp nước, do sức ép của dòng nước ngao sẽ trồi lên mặt bãi.
Thuý Anh
Theo tài liệu của Trung tâm Khuyến nông – Khuyến ngư Quốc gia Số lần xem trang : 15162 Nhập ngày : 12-02-2009 Điều chỉnh lần cuối : 12-02-2009 Ý kiến của bạn về bài viết này
Báo Kinh tế nông thôn CHUYỆN VỀ CHỦ "NGÂN HÀNG BÒ" Ở LẠC THỦY (Báo NNVN - Số ra ngày 4/1/2009) (06-02-2009) NHIỀU MÔ HÌNH MỚI CẦN NHÂN RỘNG (Báo KTNT - Số ra ngày 4/2/2009) (04-02-2009) RAU SẠCH, TỪ GIẤC MƠ THÀNH HIỆN THỰC (Báo KTNT - Số ra ngày 4/3/2009) (04-02-2009) XUẤT KHẨU GẠO KHỞI SẮC (Báo KTNT - Số ra ngày 2/2/2009) (02-02-2009) SỬ DỤNG CHẾ PHẨM EM TRONG CHĂN NUÔI VÀ XỬ LÝ MÔI TRƯỜNG (Báo KTNT - Số ra ngày 12/1/2009) (18-01-2009) NƯỚC MẮT NGƯỜI NUÔI BÒ SỮA (Báo KTNT - Số ra ngày 12/1/2009) (14-01-2009) DI THỰC THÀNH CÔNG SÂM NGỌC LINH TẠI VÙNG ĐẤT MỚI (Báo KTNT - Số ra ngày 12/1/2009) (12-01-2009) CỖ MÁY MANG THƯƠNG HIỆU NÔNG DÂN (Báo KTNT - Số ra ngày 6/1/2009) (07-01-2009) NHỮNG DOANH NHÂN NÔNG THÔN THỜI HỘI NHẬP (Báo KTNT - Số ra ngày 5/1/2009) (05-01-2009) Người chế tạo thành công hệ thống máy cắt tách hạt điều tự động (báo KTNT - Số ra ngày /1/2009) (05-01-2009) Trang kế tiếp ... 1 2 3 4 5 6 7 8 9
|