Trang web ĐỖ THỊ LỢI

Thống kê
Số lần xem
Đang xem 53
Toàn hệ thống 1089
Trong vòng 1 giờ qua
Trang liên kết

TS. HOÀNG KIM
Giảng viên khoa Nông học

 

TS. TRẦN ĐÌNH LÝ
Trưởng phòng Đào Tạo - ĐHNL TP.HCM

 

Ths. LÊ VĂN PHẬN
Quản trị mạng - Phòng Hành chính 

 

NGUYỄN TRUNG QUYẾT
 Bộ môn Qui hoạch
Khoa QLĐĐ&BĐS 

 

Thành viên

Email:
Password

Nội dung

  ThS. ĐỖ THỊ LỢI

Ngao là loài thủy sản có tiềm năng lớn ở vùng triều nước ta, phân bố dọc bờ biển từ Bắc vào Nam. Kỹ thuật nuôi không phức tạp, chu kỳ ngắn, đầu tư ít lại có giá trị cao. Nuôi ngao còn góp phần làm sạch môi trường đáy vùng triều ven biển.

Bãi nuôi

Ngao có thể sống được ở vùng trung, hạ triều đến nơi có độ sâu 5 - 10m, bãi nuôi thường là bãi triều, các eo vịnh có sóng nhỏ, nơi có nguồn nước ngọt nhất định chảy vào. Đáy là cát bùn (trong đó cát chiếm 70 - 80%), độ mặn 15 – 25‰, thời gian phơi bãi không quá 4 - 5giờ/ngày.

Chuẩn bị bãi nuôi

Quây lưới quanh bãi nuôi

Nguyên liệu gồm lưới xăm cũ (không bị rách) loại Polyetylen, cỡ mắt lưới 2a - 1cm, cao 80cm; cọc tre hoặc cành cây, ngọn phi lao đường kính 0,5cm, dài 1m; cọc tre hoặc gỗ loại lớn... Lưới vùi dưới mặt đất sâu 30 cm và dùng các cọc nhỏ nâng lưới lên so với mặt bãi 60 - 70cm. Cứ 1,5m cắm 1 cọc loại nhỏ và 10m cắm một cọc loại lớn để giăng lưới.

Cải tạo, cày xới mặt bãi: Vệ sinh, thu gom đá sỏi, mảnh sành sứ, vỏ hộp, bao bì nylon... Để ngao con dễ dàng chui xuống sâu, tránh hiện tượng ngao bị nước triều cuốn trôi, trước khi thả cần cày xới mặt bãi. Khi triều rút cạn dùng bừa hoặc cào xới tơi bề mặt bãi khoảng 5 - 10cm, san phẳng mặt bãi.

Đánh luống: Luống có cùng hướng với dòng chảy của thuỷ triều khi lên xuống. Mỗi luống rộng 1,5m, giữa hai luống làm một lối đi nhỏ để tránh dẫm lên bãi sau khi thả ngao. Nếu ở các khu vực nuôi ngao có thời gian phơi bãi quá 5 giờ /ngày, cần có biện pháp giữ nước, tạo độ ẩm cho bãi nuôi. Trong quá trình cải tạo mặt bãi, cần cày xới cẩn thận. Đồng thời phải căng dây trên mặt bãi để tránh ngao di chuyển đi nơi khác.

Thả con giống và mật độ nuôi

Cỡ giống 5 vạn con/kg thả 100kg/1.000 m2; 4 vạn con /kg thả 110kg/1.000 m2; 3 vạn con/kg thả 140kg/1.000 m2; 2 vạn con/kg thả 180kg/1.000 m2 ;

Quản lý và chăm sóc

Thức ăn của ngao là các động -thực vật phù du, mùn bã hữu cơ trong nước nên không cần cho ăn trong quá trình nuôi. Tuy nhiên, ngao rất mẫn cảm với sự thay đổi đột ngột của môi trường và có thể chết hàng loạt nếu bị ngọt hoá, nhiệt độ nước cao quá 32 độ C và kéo dài nhiều ngày; nguồn nước bị ô nhiễm...

Khi gặp điều kiện bất lợi, ngao thường trồi lên mặt đáy, tiết chất nhầy trong suốt, các bọt khí trong quá trình hô hấp bám vào đó tạo thành cái dù nâng ngao lơ lửng trong nước và được sóng gió đưa đi nơi khác. Vì vậy, cần nhanh chóng có biện pháp di chuyển kịp thời. Khi nước triều rút, phải nhặt bỏ rác thải, vỏ ngao chết trong bãi để tránh làm ô nhiễm bãi nuôi.

Thu hoạch

Sau khoảng 15 tháng nuôi có thể tiến hành thu hoạch ngao. Thời gian thích hợp nhất là cuối mùa xuân hoặc đầu mùa thu.

Để thu hoạch, bà con có thể dùng cọc gỗ đường kính 4 - 5cm, dài 50 - 70cm đóng trên mặt bãi, mỗi cọc cách nhau khoảng 1,5m, sau một thời gian ngao sẽ tập trung xung quanh cọc gỗ nên rất dễ thu hoạch. Cũng có thể dùng con lăn đá lăn qua lại trên bề mặt bãi, ngao ở phía dưới do bị ép sẽ phun nước lên, từ chỗ có phun nước có thể bắt ngao. Tuy nhiên, nếu nuôi mật độ cao thì phương pháp này thường không hiệu quả. Khi nước triều rút gần cạn, cũng có thể dùng chân đạp nước, do sức ép của dòng nước ngao sẽ trồi lên mặt bãi.

Thuý Anh
Theo tài liệu của Trung tâm Khuyến nông – Khuyến ngư Quốc gia

Số lần xem trang : 14888
Nhập ngày : 12-02-2009
Điều chỉnh lần cuối : 12-02-2009

Ý kiến của bạn về bài viết này


In trang này

Lên đầu trang

Gởi ý kiến

  Báo Kinh tế nông thôn

  THỦY SẢN VIỆT NAM - NHIỀU KHÓ KHĂN CHƯA ĐƯỢC THÁO GỠ (Báo KTNT - Số ra ngày 23/3/2009) (24-03-2009)

  ĐIỀU LỆ HỘI SỬA ĐỔI PHÙ HỢP VỚI TÌNH HÌNH MỚI (Báo KTNT - Số ra ngày 18/3/2009) (19-03-2009)

  CHĂM SÓC VÀ THU HÁI CHÈ VỤ XUÂN (Báo KTNT - Số ra ngày 18/3/2009) (18-03-2009)

  Đảm bảo an ninh lương thực cho đồng bào dân tộc miền núi (Báo KTNT - Số ra ngày 17/3/2009) (17-03-2009)

  CÀ PHÊ XUẤT KHẨU THĂNG TRẦM THEO GIÁ (Báo KTNT - Số ra ngày 17/3/2009) (17-03-2009)

  PHÒNG TRỪ SÂU ĐỤC THÂN CÂY NGÔ (Báo KTNT - Số ra ngày 16/3/2009) (17-03-2009)

  Kế hoạch hạn chế ngân sách nông nghiệp của Tổng thống Hoa Kỳ: Nông dân ra sức phản đối (Báo KTNT - Số ra ngày 16/3/2009) (16-03-2009)

  HỢP TÁC TRỒNG LÚA NHẬT, HÌNH THỨC LIÊN KẾT CẦN NHÂN RỘNG (Báo NNVN - Số ra ngày 16/3/2009) (16-03-2009)

  GIẢI PHÁP DIỆT LÚA BỊ BỆNH VÀNG LÙN - LÙN XOẮN LÁ ĐƠN LÁ ĐƠN GIẢN, HIỆU QUẢ (Báo NNVN - Số ra ngày 13/3/2009) (16-03-2009)

  LÀM GÌ ĐỂ "HÚT" SINH VIÊN HỌC NGÀNH NÔNG NGHIỆP? (Báo KTNT - Số ra ngày 13/3/2009) (16-03-2009)

Trang kế tiếp ... 1 2 3 4 5 6 7 8 9

Website Ths. ĐỖ THỊ LỢI - Đc: Thư viện trường Đại học Nông lâm Tp. HCM - Email: dothiloi(a)hcmuaf.edu.vn - Điện thoại: (08)38963351

Thiết kế: Quản trị mạng- ĐHNL 2007