Trang web ĐỖ THỊ LỢI

Thống kê
Số lần xem
Đang xem 8117
Toàn hệ thống 9926
Trong vòng 1 giờ qua
Trang liên kết

TS. HOÀNG KIM
Giảng viên khoa Nông học

 

TS. TRẦN ĐÌNH LÝ
Trưởng phòng Đào Tạo - ĐHNL TP.HCM

 

Ths. LÊ VĂN PHẬN
Quản trị mạng - Phòng Hành chính 

 

NGUYỄN TRUNG QUYẾT
 Bộ môn Qui hoạch
Khoa QLĐĐ&BĐS 

 

Thành viên

Email:
Password

Nội dung

  ThS. ĐỖ THỊ LỢI

Chọn giống tôm càng xanh chất lượng cao

 

 

1. Chọn tôm đều cỡ 

Tôm giống phải có chiều dài tương đối đều nhau, tiêu chuẩn tôm giống phải có chiều dài 3-5cm (trong trường hợp chọn từ tôm post thì tôm post phải được nuôi dưỡng trong môi trường nước ngọt hoàn toàn, không có tôm bơi ngửa và chiều dài từ 1-2 cm).

Trường hợp trong đàn tôm giống chọn nuôi có một ít tôm lớn hơn hoặc nhỏ hơn so với chiều dài bình quân của số lượng đàn tôm dự tính chọn nuôi thì số lượng tôm có kích thước lớn hơn hoặc nhỏ hơn không quá 10%.

2. Chọn tôm khỏe

Bắt một ít tôm giống (khoảng 80-100 con) cho vào một cái chậu mủ có nước cao 7-10 cm, dùng tay quay tròn nước trong chậu. Tôm khỏe sẽ bơi ngược dòng nước, đuôi xòe ra hoặc bám vào thành và đáy thau. Tôm yếu sẽ bị trôi theo chiều nước hoặc tập trung ở lại giữa chậu. Đàn tôm dự tính được nuôi được coi là tôm khỏe khi số lượng tôm bị trôi theo chiều nước hoặc tập trung ở giữa chậu chiếm ít hơn 5% trên số lượng tôm kiểm tra.

Hoặc bà con có thể bắt một ít tôm như trên thả vào dung dịch có pha formol với nồng độ 100 ppm (pha 1 ml formol trong 10 lít nước sạch) sau 2 giờ số lượng tôm chết ít hơn 5% trên tổng số tôm kiểm tra thì chứng tỏ đàn tôm nuôi là khỏe mạnh.

Mặt khác cần chú ý một số yếu tố để chọn tôm khỏe như:

Tôm khỏe phải không bị dị hình, còn đủ chân, càng, râu.

Tôm khỏe lúc nào đôi râu cũng xếp song song nhau, tôm yếu đôi râu mở hình chữ V.

Tôm khỏe thì dạ dày (nằm phía trên đầu) có chứa thức ăn và đường ruột vẫn còn thức ăn (được biểu hiện là đường chỉ có màu nâu, liền nhau không bị đứt đoạn chạy dọc theo thân).

Tôm khỏe thì bơi lội nhanh nhẹn và khi tắt sục khí tôm sẽ búng mình lên khỏi mặt nước.

3. Chọn tôm không bị bệnh

Tôm khỏe thân thường có màu xanh trong, phần vỏ và phần chân tôm không có những đốm nâu đen hoặc vàng xám, trên thân vỏ và phần đuôi không có chỗ bị ăn mòn hoặc khuyết sâu.

Tôm bệnh thường có màu trắng đục, mang có đốm đen, phần vỏ và chân có nhiều chấm nhỏ màu nâu đen hoặc xám vàng và bị đóng rong. Tôm bệnh thường bơi lội và phản ứng chậm.

KS. Phương Thanh

Số lần xem trang : 16790
Nhập ngày : 13-02-2009
Điều chỉnh lần cuối : 13-02-2009

Ý kiến của bạn về bài viết này


In trang này

Lên đầu trang

Gởi ý kiến

  Báo Nông Nghiệp Việt Nam

  CÁCH ĐIỀU CHỈNH ĐỘ pH NƯỚC CHO CÁ NUÔI (Báo NNVN - Số ra ngày 9/1/2009) (09-01-2009)

  NỔI TIẾNG MÁY GẶT ĐẬP LIÊN HỢP ĐẠI LỢI (Báo NNVN - Số ra ngày 8/1/2009) (08-01-2009)

  QUẢNG NGÃI: MÔ HÌNH NUÔI THÂM CANH CÁ CHÌNH (Báo NNVN - Số ra ngày 7/1/2009) (08-01-2009)

  MÔ HÌNH SẢN XUẤT HIÊU QUẢ Ở BẠC LIÊU (Báo NNVN - Số ra ngày 7/1/2009) (08-01-2009)

  CHÚ Ý LOÀI CỎ CHỨA ĐỘC TỐ VỚI CÁ (Báo NNVN - Số ra ngày 7/1/2009) (07-01-2009)

  CHẾ PHẨM SOFRI PROTEIN DIỆT TRỪ RUỒI ĐỤC QUẢ (Báo NNVN - Số ra ngày 7/1/2009) (07-01-2009)

  NÔNG DÂN NAM BỘ MUỐN RA BẮC.... THAM QUAN SẠ HÀNG (Báo NNVN - Số ra ngày 6/1/2009) (06-01-2009)

  CHĂN NUÔI GIA CẦM TRONG CHUỒNG KÍN (Báo NNVN - Số ra ngày 6/1/2009) (06-01-2009)

  BÀI II: CẦN CHIẾN LƯỢC HỢP TÁC DÀI HẠI (Báo NNVN - Số ra ngày 6/1/2009) (06-01-2009)

  AN NINH LƯƠNG THỰC NHÌN TỪ BÁN ĐẢO ĐÔNG DƯƠNG (Báo NNVN - Số ra ngày 5/1/2009) (05-01-2009)

Trang kế tiếp ... 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44

Website Ths. ĐỖ THỊ LỢI - Đc: Thư viện trường Đại học Nông lâm Tp. HCM - Email: dothiloi(a)hcmuaf.edu.vn - Điện thoại: (08)38963351

Thiết kế: Quản trị mạng- ĐHNL 2007