Trang web ĐỖ THỊ LỢI

Thống kê
Số lần xem
Đang xem 1388
Toàn hệ thống 3179
Trong vòng 1 giờ qua
Trang liên kết

TS. HOÀNG KIM
Giảng viên khoa Nông học

 

TS. TRẦN ĐÌNH LÝ
Trưởng phòng Đào Tạo - ĐHNL TP.HCM

 

Ths. LÊ VĂN PHẬN
Quản trị mạng - Phòng Hành chính 

 

NGUYỄN TRUNG QUYẾT
 Bộ môn Qui hoạch
Khoa QLĐĐ&BĐS 

 

Thành viên

Email:
Password

Nội dung

  ThS. ĐỖ THỊ LỢI

Trong những ngày qua, trong lúc dịch cúm gia cầm (CGC) tái bùng phát ở một số tỉnh ĐBSCL. Chuyên mục Bạn nhà chăn nuôi liên tiếp nhận và giải đáp nhiều thư từ, những thắc mắc của nông dân chung quanh việc nhận biết, phát hiện và biện pháp phòng chống dịch hiệu quả.

 

Nhận biết bệnh cúm gia cầm:

Tuỳ theo loài nhiễm bệnh mà triệu chứng bệnh cúm gia cầm thể hiện khác nhau.

- Ở gà: Thời gian ủ bệnh từ vài giờ đến 3 ngày, gà nhiễm trùng huyết, viêm đường hô hấp và xuất huyết ở nội tạng và tổ chức dưới da. Gà bị nhiễm H5N1 chết nhanh, trong vòng 48 giờ tỉ lệ chết có thể lên đến 90% và trong 3 - 4 ngày sau khi nhiễm, có thể chết hết toàn đàn. Các đàn gà nhiễm bệnh có các triệu chứng như xù lông, tiêu chảy và có âm hô hấp. Trước khi chết gia cầm nhiễm bệnh có biểu hiện triệu chứng thần kinh gồm bại liệt và xoăn vặn cổ. Bệnh tích có thể quan sát được là phổi xung huyết trầm trọng, lách sưng to, mề, tiền mề và ruột xuất huyết. Xuất huyết dưới da của ống chân, phù quanh mí mắt, mào và tích tụ huyết xanh tím.

Bệnh tích xuất huyết niêm mạc dạ dày cơ và dạ dày tuyến rất dễ nhầm với bệnh Newcastle ở gà; gan xung huyết, phù nề có các điểm hoại tử rất dễ nhầm với bệnh tụ huyết trùng ở gia cầm.

- Ở vịt: Triệu chứng thể hiện nhẹ hơn gà, đa số vịt mang trùng không thể hiện triệu chứng và chết thể cấp tính với biểu hiện triệu chứng thần kinh, co giật. Bệnh tích viêm nhẹ mí mắt và xuất huyết nội quan của vịt, bệnh cũng rất giống với bệnh dịch tả vịt.

Triệu chứng ở các loài gia cầm khác như chim, cút, ngan, ngỗng chỉ thể hiện ủ rũ và chết đột ngột với tỉ lệ cao.

Phòng bệnh cúm ở gia cầm:

- Đổi mới phương thức chăn nuôi: Chăn nuôi tập trung, trang trại, cách xa khu dân cư theo qui trình chăn nuôi khép kín là điều kiện hàng đầu trong phòng bệnh. Tuy nhiên, việc nuôi gia cầm thả vườn, nuôi vịt chạy đồng là tập quán chăn nuôi lâu đời của người nông dân, không thể xoá ngay được, trước mắt cần tổ chức mạng lưới cung ứng vacxin đầy đủ và kịp thời cho người dân chủ động tiêm phòng cho đàn gia cầm của mình với tỉ lệ 100%, sau đó có kế hoạch giảm dần theo một lộ trình thích hợp.

- Kiểm soát giết mổ: Xây dựng các lò giết mổ gia cầm tập trung để kiểm soát nguồn gốc và tình hình dịch bệnh của gia cầm giết mổ, áp dụng dây chuyền giết mổ tự động và đóng gói sản phẩm khi đưa ra tiêu thụ.

- Không buôn bán gia cầm sống tại các chợ và khu vực đông dân cư.

- Tiêm phòng bằng vacxin H5N1 cho gà và vịt. Gà 2 – 5 tuần tuổi tiêm 0,3ml/con, trên 5 tuần tiêm 0,5ml/con, sau đó 4 tháng tiêm nhắc lại 1 lần. Vịt 2 – 5 tuần tuổi tiêm 0,5ml/con, sau 28 ngày tiêm nhắc 1ml/con, sau đó 4 tháng tiêm nhắc lại 1 lần.

- Tăng cường dinh dưỡng: Trong khẩu phần ăn hàng ngày của gia cầm đầy đủ dưỡng chất có thể giúp gia cầm tăng cường miễn dịch, giảm nguy cơ nhiễm bệnh.

- Tiêu độc sát trùng: Phun thuốc sát trùng 2 lần/tuần bằng các loại thuốc thông dụng như nhóm aldehyde (formol, glutaraldehyd), phenol, các phức hợp chứa Iodine, các loại hóa chất gây oxy hóa (sodium dodecyl sulfate) đều có hiệu quả trong diệt trừ mầm bệnh ở ngoài môi trường, từ áo quần, dụng cụ chăn nuôi, phương tiện vận chuyển.

- Giám sát chặt chẽ sức khoẻ đàn gia cầm hàng ngày, phát hiện nhanh những biểu hiện bất thường như giảm ăn, giảm đẻ, gia cầm chết đột ngột đều phải được lấy mẫu xét nghiệm.

- Thực hiện các biện pháp nhằm ngăn ngừa sự tiếp xúc của gia cầm nuôi, chim và gia cầm hoang dã, đồng thời thực hiện các biện pháp ngăn ngừa lây truyền bệnh qua các nhân tố trung gian như thức ăn, nguồn nước, phương tiện vận chuyển, khách tham quan...

- Khi có kết quả xác định bệnh cúm phải thực hiện tiêu huỷ toàn đàn và thực hiện các biện pháp phòng chống dịch theo hướng dẫn của cơ quan thú y.

KS. Trần Hồng Anh

Số lần xem trang : 16936
Nhập ngày : 17-02-2009
Điều chỉnh lần cuối :

Ý kiến của bạn về bài viết này


In trang này

Lên đầu trang

Gởi ý kiến

  Báo Nông Nghiệp Việt Nam

  KHÁNH HÒA: TRỒNG THỬ NGHIỆM THÀNH CÔNG RONG XANH (Báo NNVN - Số ra ngày 15/1/2009) (15-01-2009)

  XÂY DỰNG KHU NÔNG NGHIỆP CÔNG NGHỆ CAO: BÀI TOÁN KHÓ VỚI BÌNH PHƯỚC (Báo NNVN - Số ra ngày 14/1/2009) (15-01-2009)

  GIỐNG NGÔ LAI ĐƠN SSC 557 (Báo NNVN - Số ra ngày 14/1/2009) (14-01-2009)

  KINH NGHIỆM THẢ TÔM GIỐNG (Báo NNVN - Số ra ngày 14/1/2009) (14-01-2009)

  CÁCH TIÊM VÀ CHO THỎ UỐNG THUỐC THÚ Y (Báo NNVN - Số ra ngày 14/1/2009) (14-01-2009)

  CẢNH BÁO VỀ VIỆC TRỒNG ĐU ĐỦ BIẾN ĐỔI GEN Ở THÁI LAN (Báo NNVN - Số ra ngày 12/1/2009) (12-01-2009)

  CHẤT KÍCH THÍCH KHÁNG SAR3 PHÒNG TRỪ BỆNH ĐẠO ÔN (Báo NNVN - Số ra ngày 12/1/2009) (12-01-2009)

  MUỐN CÂY TRÂM ỔI CÓ NHIỀU MÀU HOA (Báo NNVN - Số ra ngày 9/1/2009) (09-01-2009)

  CÁCH BẢO QUẢN CỦ KHOAI TÂY SAU THU HOẠCH (Báo NNVN - Số ra ngày 9/1/2008) (09-01-2009)

  TÁC DỤNG CỦA SẢN PHẨM NÔNG NGHIỆP BIẾN ĐỔI GEN (Báo NNVN - Số ra ngày 9/1/2009) (09-01-2009)

Trang kế tiếp ... 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44

Website Ths. ĐỖ THỊ LỢI - Đc: Thư viện trường Đại học Nông lâm Tp. HCM - Email: dothiloi(a)hcmuaf.edu.vn - Điện thoại: (08)38963351

Thiết kế: Quản trị mạng- ĐHNL 2007