ThS. ĐỖ THỊ LỢI Cây bông trang (miền Bắc gọi là hoa mẫu đơn) ở nước ta có nhiều giống khác nhau, có thể chia thành hai nhóm.
Nhóm thứ nhất có thân cây lớn, lá lớn như bông trang Huế có hoa đỏ thẫm; bông trang Đà Lạt lá dài, hoa mầu đỏ; bông trang trắng hoa mầu trắng, thân rất cao (có khi đến 3 mét); bông trang Tầu cây thẳng đứng, tàn lá xòe, bông nhiều, mầu cam; bông trang Mỹ hoa to, có hai mầu đỏ và hường, tàn lá xum xuê...
Nhóm thứ hai có thân thấp nhỏ, lá nhỏ, bông nhỏ, nhiều người gọi là trang rí, xuất xứ từ Thái Lan (được du nhập vào nước ta khoảng chục năm nay) loại này có 7 mầu: trắng, cam, tím lợt, hường phấn, vàng nghệ, vàng chanh và đỏ, mầu đỏ lại được chia thành hai lọai: bông cao chân và bông thấp chân, đẹp hơn. Hoa bông trang nếu để đơn độc nhìn cũng đã rất đẹp. Thế nhưng nếu chịu khó ghép nhiều giống chung trên một gốc ghép thì nhìn rất lạ mắt và càng đẹp hơn.
Sau đây xin mách các bạn cách tạo một cây bông trang có nhiều mầu hoa.
Chuẩn bị gốc ghép: Cây làm gốc ghép càng lớn và có dáng cổ thụ thì càng tốt, muốn vậy các bạn phải dùng loại bông trang ở nhóm thứ nhất có hoa mầu đỏ hoặc trắng, thân to, lá lớn, nhiều cành. Sau đó cắt tỉa cho vừa ý rồi bứng trồng vào chậu lớn chăm sóc chu đáo, khoảng một tháng cây sẽ nẩy tược, khi những tược này ra được ba, bốn tầng lá và có độ lớn cỡ ruột cây viết bi trở lên là có thể ghép được (để dễ phân biệt tạm gọi mỗi tược này là một “gốc ghép”).
Chuẩn bị giống để ghép: Nên chọn những giống thuộc nhóm thứ hai (vì nhóm này có lá nhỏ, bông nhỏ, dễ tạo tán và nhìn đẹp hơn). Những giống này có thể sưu tầm ở các điểm bán hoa cảnh hoặc trong nhân dân quanh vùng.
Cách ghép: Trên cây cần lấy giống chọn những tược có độ lớn tương đương với “gốc ghép”. Cắt lấy đoạn ngọn dài 5-6 cm (phần này gọi là “cành ghép”), cắt bỏ những lá ở phía dưới của “cành ghép”, rồi dùng lưỡi dao lam cắt vạt hai bên của gốc “cành ghép” tạo thành hình nêm (chỗ vạt nêm dài 1,5-2 cm). Trên “gốc ghép” cắt bỏ 1-2 tầng lá, sau đó dùng lưỡi dao lam chẻ đôi chỗ vừa cắt (chẻ sâu 1,5-2cm ), nhanh chóng đưa chỗ vạt nêm trên “cành ghép” vào chỗ vừa chẻ trên “gốc ghép” sao cho vừa khớp, rồi dùng dây nilon mềm quấn vừa đủ chặt chỗ ghép. Cuối cùng dùng bao nilon (loại trong) trùm kín hết chỗ ghép để cành ghép không bị khô và bảo vệ chỗ ghép không cho nước xâm nhập làm hư thối chỗ ghép.
Ghép xong đưa cây ghép vào chỗ mát hoặc che nắng cho chỗ ghép. Khoảng 15 ngày sau mở bao nilon, nếu thấy cành ghép còn tươi là thành công. Muốn cây ghép có nhiều tầng lá, tầng hoa đẹp thì các bạn ghép thành từng tầng, mỗi tầng ghép một màu hoa. Sau khi ghép một thời gian tược mới sẽ bật ra từ các nách lá trên “cành ghép” rồi từ những tược mới này sẽ ra hoa, nên ngắt bỏ những chùm hoa này ngay từ khi chúng còn nhỏ để tược mới này cho ra tiếp những tược mới, có như vậy tầng lá mới dầy, đẹp. Cứ tiếp tục như vậy sau một thời gian mỗi tầng sẽ trở thành một hình đĩa mang đầy hoa rất đẹp.
Nguyễn Khang Thái Số lần xem trang : 17079 Nhập ngày : 18-02-2009 Điều chỉnh lần cuối : Ý kiến của bạn về bài viết này
Báo Nông Nghiệp Việt Nam CÁCH ĐIỀU CHỈNH ĐỘ pH NƯỚC CHO CÁ NUÔI (Báo NNVN - Số ra ngày 9/1/2009) (09-01-2009) NỔI TIẾNG MÁY GẶT ĐẬP LIÊN HỢP ĐẠI LỢI (Báo NNVN - Số ra ngày 8/1/2009) (08-01-2009) QUẢNG NGÃI: MÔ HÌNH NUÔI THÂM CANH CÁ CHÌNH (Báo NNVN - Số ra ngày 7/1/2009) (08-01-2009) MÔ HÌNH SẢN XUẤT HIÊU QUẢ Ở BẠC LIÊU (Báo NNVN - Số ra ngày 7/1/2009) (08-01-2009) CHÚ Ý LOÀI CỎ CHỨA ĐỘC TỐ VỚI CÁ (Báo NNVN - Số ra ngày 7/1/2009) (07-01-2009) CHẾ PHẨM SOFRI PROTEIN DIỆT TRỪ RUỒI ĐỤC QUẢ (Báo NNVN - Số ra ngày 7/1/2009) (07-01-2009) NÔNG DÂN NAM BỘ MUỐN RA BẮC.... THAM QUAN SẠ HÀNG (Báo NNVN - Số ra ngày 6/1/2009) (06-01-2009) CHĂN NUÔI GIA CẦM TRONG CHUỒNG KÍN (Báo NNVN - Số ra ngày 6/1/2009) (06-01-2009) BÀI II: CẦN CHIẾN LƯỢC HỢP TÁC DÀI HẠI (Báo NNVN - Số ra ngày 6/1/2009) (06-01-2009) AN NINH LƯƠNG THỰC NHÌN TỪ BÁN ĐẢO ĐÔNG DƯƠNG (Báo NNVN - Số ra ngày 5/1/2009) (05-01-2009) Trang kế tiếp ... 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44
|