ThS. ĐỖ THỊ LỢI Mấy năm gần đây, để thích nghi với xu thế hội nhập, nhiều nông dân đã nỗ lực vượt qua khó khăn, mạnh dạn chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, xây dựng những mô hình sản xuất mang lại hiệu quả kinh tế cao. Xin được kể lại câu chuyện làm giàu của những nông dân sản xuất giỏi ở Đồng Tháp.
Tại Hội thi trái cây ngon khu vực Đồng bằng sông Cửu Long (tổ chức hàng năm), khách tham quan thường được chiêm ngưỡng và thưởng thức nhiều loại trái cây đặc sản. Một trong những loại quả để lại nhiều ấn tượng là quýt hồng Lai Vung. Người đầu tiên đem “vàng” về cho vùng quýt hồng đặc sản là anh Phạm Hồng Xê ở ấp Tân Mỹ, xã Tân Phước (Lai Vung). Tại hội thi, sản phẩm của anh Xê được Ban tổ chức chấm 90 điểm, trong đó, những đặc điểm nổi trội được đánh giá cao là độ đường, độ hạt, trọng lượng trái, màu sắc... Được biết, anh Xê đã 2 lần đoạt huy chương Vàng tại Hội thi trái cây ngon và an toàn thực phẩm. Anh cho biết: “Trồng quýt không nên chạy theo số lượng mà phải tập trung nâng cao chất lượng. Khi cây cho trái nên mạnh dạn hái bỏ trái hư và những chùm quá sai để trái đồng đều về kích cỡ, đồng thời giảm được chi phí chăm sóc. Chỉ với 2.000m2 trồng quýt hồng, mỗi năm gia đình tôi thu lãi gần 100 triệu đồng”.
|
Anh Võ Phước Thiện thu hoạch sen.
|
Sen là cây dễ trồng, ít sâu bệnh, vốn đầu tư ít nhưng đem lại thu nhập khá. Nhận thức được điều này, anh Võ Phước Thiện ở ấp Bình Hòa, xã Mỹ Hội (Cao Lãnh) đã xây dựng mô hình trồng, chế biến hạt sen. Anh cho biết: “Trước đây, gia đình tôi chỉ làm ruộng và nuôi heo nên thu nhập rất thấp. Thấy mô hình trồng sen mang lại hiệu quả kinh tế cao, tôi quyết định đầu tư trồng 10ha và mở một cơ sở chế biến hạt sen. Mỗi năm gia đình tôi thu lợi nhuận trên 100 triệu đồng”. Được biết, cơ sở chế biến hạt sen của anh Thiện còn tạo việc làm và thu nhập ổn định cho hàng chục lao động địa phương. Nhờ mô hình làm ăn hiệu quả, anh Thiện đã được tặng danh hiệu Nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi. Đặc biệt, anh còn được Trung ương Hội Nông dân Việt Nam tặng Huy chương Vì sự nghiệp giai cấp nông dân.
|
Trại xương rồng của
ông Nguyễn Ngọc Thạch.
|
Khác với các mô hình sản xuất trên, nghề trồng hoa kiểng cũng thu hút nhiều nông dân tham gia. Chỉ cần diện tích nhỏ, nắm chắc kỹ thuật sẽ đem lại lợi nhuận cao. Đó là lời khẳng định của ông Nguyễn Ngọc Thạch ở phường Tân Quy Đông, thị xã Sa Đéc. Gia đình ông Thạch hiện có gần 6.000m2 đất trồng các loại hoa kiểng như: sứ, cúc, hồng, xương rồng ghép. ông Thạch cho biết: “Với khu vườn này, mỗi năm gia đình tôi có thu hàng trăm triệu đồng”.
Nước ta còn rất nhiều mô hình sản xuất có hiệu quả, thể hiện sự tháo vát, cần cù của người nông dân trong xu thế hội nhập. Mỗi người một cách làm nhưng họ đều có chung một tính cách, một khát vọng: không ngại khó vươn lên phát triển kinh tế gia đình, xây dựng quê hương giàu đẹp.
Số lần xem trang : 15211 Nhập ngày : 19-02-2009 Điều chỉnh lần cuối : Ý kiến của bạn về bài viết này
Báo Kinh tế nông thôn Medicated Feed For Farm (MFF): Dòng sản phẩm tối ưu tăng cường miễn dịch cho heo (KTNT - Ngày 28/3/2011) (06-04-2011) BIẾN RƠM THÀNH ... NHIÊN LIỆU (Báo KTNT - Ngày 21/3/2011) (06-04-2011) WEVIRO: Chế phẩm sinh học thân thiện với môi trường - KTNT ngày 27/10/2010 (10-03-2011) KHI NÀO DÂN TA KHÔNG "SẢN XUẤT THEO PHONG TRÀO" ? (Báo KTNT - Số ra ngày 11/5/2009) (11-05-2009) NỮ THẠC SĨ "ĐỠ ĐẺ" CHO CÁ (Báo KTNT - Số ra ngày 7/5/2009) (11-05-2009) TRIỆU CHỨNG VÀ CÁCH PHÒNG BỆNH H1N1 TRÊN ĐÀN LỢN (Báo KTNT - Số ra ngày 29/4/2009) (29-04-2009) NÔNG DÂN TRỒNG HOA HÀ LAN LAO ĐAO VI CẠNH TRANH (Báo NNVN - Số ra ngày 20/4/2009) (23-04-2009) KINH NGHIỆM CHO CÁ BỐNG TƯỢNG SINH SẢN NHÂN TẠO (Báo KTNT - Số ra ngày 13/4/2009) (23-04-2009) NGƯỜI KHÔI PHỤC GIỐNG CHUỐI LABA (Báo KTNT - Số ra ngày 13/4/2009) (23-04-2009) THANH LONG MẮC "BỆNH LẠ" DO THAM BÓN THÚC (Báo KTNT - Số ra ngày 11/4/2009) (23-04-2009) Trang kế tiếp ... 1 2 3 4 5 6 7 8 9
|