ThS. ĐỖ THỊ LỢI KHUYẾN CÁO CỦA H.A.I
Nên sử dụng Applaud 10WP để trừ rầy cám; Oncol 25WP, Hoppecin 50EC, Hopsan 75ND trừ rầy tuổi lớn; Beam 75WP trừ bệnh đạo ôn.
1. Bắc bộ
- Mạ, lúa mới cấy: Ốc bươu vàng hại diện rộng. Bọ trĩ, rệp xanh, tuyến trùng hại rễ, bệnh nghẹt rễ, bệnh đạo ôn... tiếp tục hại. Chuột hại cục bộ.
- Trên cây trồng cạn:
+ Ngô xuân: Sâu xám hại cây con. Sâu cắn lá, bệnh huyết dụ, đốm lá hại nhẹ
+ Rau: Bọ nhảy, sâu tơ, sâu xanh hại tăng. Rệp, bệnh sương mai... tiếp tục hại.
+ Cà chua, khoai tây: Bệnh mốc sương, bệnh héo xanh... tiếp tục hại.
+ Cam, chanh: Bệnh greening, sâu vẽ bùa tiếp tục hại.
+ Vải, nhãn: Bệnh sương mai, nhện lông nhung hại tăng; bọ xít hại nhẹ.
+ Chè: Rầy xanh, bọ trĩ, bọ xít muỗi tiếp tục hại.
2. Bắc Trung bộ
+ Trên cây lúa: Bệnh đạo ôn, sâu cuốn lá nhỏ, bọ trĩ... phát sinh gây hại gia tăng.
+ Cây ngô: Trên ngô xuân sớm sâu xám, sâu ăn lá tiếp tục phát sinh gây hại.
+ Trên mía: Đối với bệnh chồi cỏ cần vệ sinh đồng ruộng, tiêu hủy nguồn bệnh, không trồng các hom giống có mang nguồn bệnh.
+ Trên các cây cà phê: Rệp sáp, bệnh khô cành, thán thư, vàng lá tiếp tục phát sinh gây hại nhẹ, nặng cục bộ 1 số vườn.
+ Trên cây hồ tiêu: Bệnh thối gốc rễ, tuyến trùng, rệp sáp... tiếp tục gây hại nặng ở Q.Trị.
+ Các dịch hại trên tiếp tục gây hại ở mức độ nhẹ trên cao su, keo lá tràm, cây ăn quả...
3. Duyên hải Nam Trung bộ và Tây Nguyên
- Cây lúa:
+ Bệnh khô vằn, bệnh đạo ôn lá, cổ bông, RN, RLT, sâu cắn gié... gia tăng gây hại nặng cục bộ trên lúa đông xuân đòng trỗ.
+ Sâu CLN, sâu đục thân, sâu keo, sâu phao... hại nhẹ trên lúa đông xuân giai đoạn đẻ nhánh-đứng cái.
+ Ruồi đục nõn, bọ trĩ hại trên lúa đông xuân cực muộn, rải rác nặng cục bộ.
+ Chuột: Hại rải rác trên các trà lúa, gia tăng gây hại trên lúa đẻ nhánh và các ruộng ven làng, gò đồi.
+ OBV: Di chuyển và lây lan rộng theo nguồn nước.
- Trên cây trồng khác:
Trên rau màu
+ Sâu tơ, sâu xanh, bọ nhảy, sâu khoang, bệnh trên thân-lá-rễ... gia tăng hại chủ yếu rau ăn lá ở các vùng trồng rau; bệnh lở cổ rễ, sâu xám, sâu khoang... hại chủ yếu rau vụ đông xuân giai đoạn cây con.
+ Bệnh lở cổ rễ, sâu xám, sâu xanh hại rải rác cục bộ đậu đỗ và lạc giai đoạn cây con-phân cành.
+ Sâu xanh, sâu xám hại ngô giai đoạn cây con-phát triển thân lá.
Trên cây công nghiệp:
+ Bệnh gỉ sắt, bệnh khô cành, rệp... tiếp tục hại phổ biến trên cà phê ở Tây Nguyên giai đoạn hoa-quả non.
+ Tuyến trùng rễ, bệnh vàng lá thối rễ, rệp sáp... hại tiêu chủ yếu ở Tây Nguyên.
+ Sâu đục nõn, sâu phỏng lá, bọ xít muỗi, bệnh thán thư… hại phổ biến trên cây điều giai đoạn ra lộc-hoa-quả.
+ Bệnh lở cổ rễ, sâu xanh, sâu xám hại chủ yếu bông giai đoạn hoa-quả ở các tỉnh đồng bằng.
4. Nam bộ
- Rầy nâu: Dự báo lứa rầy cám mới sẽ tiếp tục nở rộ. Đối với các trà lúa từ 40 đến 55 ngày tuổi nếu ruộng lúa có rầy cám nở với mật độ cao, bà con nông dân nên phun thuốc diệt rầy dạng chống lột xác để hạn chế sự tích luỹ mật số rầy nâu ở giai đoạn sau. Đối với các trà lúa trổ đều đến chín cần hạn chế tối đa việc phun thuốc hoá học vì rất khó diệt được rầy nâu khi cây lúa đã trổ và như thế việc phun thuốc sẽ không có hiệu và có thể gây ra tình trạng cháy rầy.
- Bệnh VL, LXL: Dự tính trong thời gian tới bệnh vàng lùn và lùn xoắn lá ít có khả năng phát triển và lây lan trong vụ lúa đông xuân này vì lúa đã lớn và rầy trưởng thành đang ở mật độ thấp.
Các khu vực chuẩn bị gieo sạ lúa hè thu sớm cần theo dõi chặt diễn biến rầy nâu vào đèn tại địa phương để đảm bảo xuống giống né rầy thành công; tránh gieo sạ rải rác, nhiều trà lúa trong một khu vực để phòng ngừa tốt bệnh vàng lùn và lùn xoắn lá cho lúa trong vụ hè thu này.
- Bệnh đạo ôn lá: Dự báo trong tuần tới bệnh đạo ôn lá vẫn còn có khả năng phát triển trên lúa giai đoạn đẻ nhánh đến đòng trỗ nhưng với diện tích nhiễm sẽ giảm. Cần thăm đồng để kiểm tra tình hình bệnh trên ruộng để phòng trị kịp thời. Cần lưu ý trên các ruộng lúa gieo sạ dày, bón nhiều phân đạm và các giống nhiễm. Các trà lúa trổ cần lưu ý phòng ngừa tốt bệnh đạo ôn cổ bông.
Cần lưu ý sự xuất hiện của sâu cuốn lá nhỏ trên trà lúa ĐX giai đoạn đẻ nhánh và các đối tượng xuất hiện cục bộ như nhện gié, sâu đục bẹ...
Cục BVTV Số lần xem trang : 16764 Nhập ngày : 23-02-2009 Điều chỉnh lần cuối : Ý kiến của bạn về bài viết này
Báo Nông Nghiệp Việt Nam VỀ BỆNH ĐẠO ÔN HẠI LÚA XUÂN 2009 (Báo NNVN - Số ra ngày 21/4/2009) (21-04-2009) BỆNH TÔM (Báo NNVN - Số ra ngày 21/4/2009) (21-04-2009) SẢN XUẤT GIỐNG CÁ RÔ ĐỒNG (Báo NNVN - Số ra ngày 20/4/2009) (20-04-2009) Xác định tương tác kiểu Gene với môi trường cho việc xây dựng cơ cấu giống lúa mới cho ĐBSCL (Báo NNVN - Số ra ngày 19/4/2009) (20-04-2009) THUỐC LÁ BIẾN ĐỔI GEN CÓ PROTEIN CHỐNG HIV (Báo NNVN - Số ra ngày 16/4/2009) (17-04-2009) TRỒNG LÚA CHO CÁ ... PHÁ, THU LÃI CAO (Báo NNVN - Số ra ngày 16/4/2009) (17-04-2009) LÀM GÌ ĐỂ NÂNG CAO NĂNG SUẤT VỤ HÈ THU? (Báo NNVN - Số ra ngày 16/4/2009) (17-04-2009) Một số lưu ý về kỹ thuật canh tác giống mía ROC22 (Báo NNVN - Số ra ngày 16/4/2009) (17-04-2009) HỆ THỐNG CÔNG NGHỆ TINH CỌNG RẠ TẠI VIỆT NAM (Báo NNVN - Số ra ngày 16/4/2009) (17-04-2009) Cam đỏ Cara Cara trồng thành công ở Việt Nam (Báo NNVN - Số ra ngày 14/4/2009) (14-04-2009) Trang kế tiếp ... 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44
|