ThS. ĐỖ THỊ LỢI Vào thời điểm cuối tháng 2/2009, thị trường xuất khẩu hàng hoá đã báo những tín hiệu lạc quan hơn, đặc biệt là với các mặt hàng nông sản. Điều này cho thấy trong khó khăn vẫn còn rất nhiều cơ hội dẫn tới sự bứt phá, nếu có chiến lược xuất khẩu đúng đắn.
Gạo: Xuất khẩu 10 ngày bằng một tháng
Điểm sáng nhất trong bức tranh xuất khẩu hiện nay là mặt hàng gạo đang đạt tiến độ xuất khẩu rất tốt, lượng và kim ngạch xuất khẩu đều đạt mức cao hơn nhiều so với cùng kỳ năm 2008.
Riêng trong 10 ngày đầu tháng 2, lượng gạo xuất khẩu đã đạt trên 280.000 tấn, kim ngạch 124 triệu USD (gần bằng xuất khẩu trong cả tháng 1/2009), đưa lượng gạo xuất khẩu tính từ đầu năm đến nay đạt gần 600.000 tấn, kim ngạch đạt trên 220 triệu USD, tăng hơn gấp 3 lần về lượng và trị giá so với cùng kỳ năm 2008. Trong thời gian này, gạo đang được xuất khẩu mạnh tới Philippines, Iraq, các nước châu Phi và Cuba.
Giá gạo xuất khẩu đang tăng trở lại, hiện gạo 25% tấm tăng gần 13% (đạt 350 USD/tấn) và giá gạo xuất khẩu 5% tấm đạt 500 USD/tấn. Gần đây nhất, giá đơn hàng 100.000 tấn gạo 5% tấm cho Malaysia đạt 460 USD/tấn, tăng 21% so với năm trước.
Giá gạo xuất khẩu tăng kéo theo giá thu mua gạo trong nước cũng tăng. Hiện giá thu mua lúa tươi vụ đông-xuân đạt 3.800-4.000 đồng/kg, lúa khô 4.500-4.800 đồng/kg, lúa thơm 8.000 đồng/kg (tuỳ loại).
Nếu cứ đà này, lúa đông-xuân thu hoạch đến đâu sẽ tiêu thụ được đến đó. Dự báo, xuất khẩu gạo trong tháng 3 sẽ tiếp tục sôi động, lượng và kim ngạch xuất khẩu gạo tiếp tục tăng cao do các doanh nghiệp đã ký kết hợp đồng và đẩy mạnh tiến độ giao hàng.
Dự kiến, hết năm 2009, Việt Nam sẽ xuất khẩu cỡ 5 triệu tấn gạo, với giá ổn định.
Cao su: Giá đã tăng trở lại
Theo số liệu thống kê sơ bộ, 10 ngày đầu tháng 2/2009, cả nước đã xuất khẩu trên 9.000 tấn cao su các loại với kim ngạch 13,4 triệu USD. Giá xuất khẩu trung bình đạt 1.466 USD/tấn, tăng 154 USD/tấn so với cùng kỳ tháng trước.
Trong thời gian này, giá xuất khẩu trung bình các loại cao su đều tăng. Giá xuất khẩu cao su SVR3L tăng thêm 168 USD/tấn, đạt 1.364 USD/tấn; trong đó, giá xuất sang Trung Quốc đạt trung bình 1.359 USD/tấn, Hàn Quốc đạt 1.262 USD/tấn, Đài Loan đạt 1.542 USD/tấn, Malaysia đạt 1.332 USD/tấn.
Ngoài ra, giá xuất khẩu một số chủng loại cao su khác cũng tăng thêm từ 50 đến 145 USD/tấn như cao su SVR10, SVRCV60, CSRL...
Đáng chú ý, giá xuất khẩu mủ cao su latex trong những ngày đầu tháng 2 này vẫn tiếp tục giảm 37 USDtấn so với cùng kỳ năm trước, nhưng so với giá xuất khẩu cuối năm 2008 thì đã tăng thêm 130 USD/tấn, đạt 1.137 USD/tấn.
Hiệp hội Cao su Việt Nam cho biết nếu giá giao dịch trong nước hơn 1.000 USD/tấn, các hội viên của hiệp hội sẽ vẫn tiếp tục khai thác, sơ chế cao su bình thường; thấp hơn 1.000 USD/tấn, sẽ thu mua dự trữ 15-25% tổng sản lượng cao su tiểu điền. Trường hợp giá xuất khẩu của các hợp đồng giao ngay dưới 1.350 USD/tấn, sẽ tiến hành cắt giảm sản lượng xuất khẩu để chặn đà giảm giá mủ cao su, hạn chế thiệt hại cho người sản xuất.
Ca cao: Giá tăng cả năm
Trong lúc hàng loạt nông thuỷ sản trên thị trường đang có chiều hướng giảm giá thì giá ca cao lại tăng mạnh và dự báo sẽ tăng suốt cả năm nay trước tình hình nguồn cung ca cao trên thị trường thế giới thiếu hụt trầm trọng.
Hiện tại, theo Sở Công thương tỉnh Đắk Lắk, giá hạt ca cao trên địa bàn tỉnh này tăng lên xấp xỉ 40.000 đồng/kg, tăng gần 5.000 đồng so với 1 tháng trước.
Đắk Lắk hiện có hơn 1.100ha trồng ca cao, xếp vị trí thứ 5 trong cả nước, sau Bến Tre, Tiền Giang, Bình Phước và Bà Rịa-Vũng Tàu. Tỉnh này đang có kế hoạch tăng diện tích ca cao lên gấp 8 lần so với hiện nay vào năm 2020. Tại Bến Tre và Tiền Giang, giá ca cao cũng đang tăng mạnh, đã tạo cơ hội tăng thu nhập cho nông dân trồng xen ca cao trong vườn dừa, vườn cây ăn trái.
Giá ca cao trong năm nay được dự báo tăng mạnh chứ không chịu tác động xấu của khủng hoảng tài chinh-kính tế thế giới. Nguyên nhân là do nguồn cung thiếu hụt khi sản lượng ca cao của quốc gia sản xuất lớn nhất thế giới là Bờ Biển Ngà đang tụt giảm, dự báo niên vụ này chỉ còn 1 triệu tấn so với 1,3 triệu tấn trong niên vụ trước. Điều này khiến trên thị trường giao dịch ca cao ở London, hơn 1 tháng qua, giá liên tục tăng.
Số lần xem trang : 15218 Nhập ngày : 25-02-2009 Điều chỉnh lần cuối : Ý kiến của bạn về bài viết này
Báo Kinh tế nông thôn Medicated Feed For Farm (MFF): Dòng sản phẩm tối ưu tăng cường miễn dịch cho heo (KTNT - Ngày 28/3/2011) (06-04-2011) BIẾN RƠM THÀNH ... NHIÊN LIỆU (Báo KTNT - Ngày 21/3/2011) (06-04-2011) WEVIRO: Chế phẩm sinh học thân thiện với môi trường - KTNT ngày 27/10/2010 (10-03-2011) KHI NÀO DÂN TA KHÔNG "SẢN XUẤT THEO PHONG TRÀO" ? (Báo KTNT - Số ra ngày 11/5/2009) (11-05-2009) NỮ THẠC SĨ "ĐỠ ĐẺ" CHO CÁ (Báo KTNT - Số ra ngày 7/5/2009) (11-05-2009) TRIỆU CHỨNG VÀ CÁCH PHÒNG BỆNH H1N1 TRÊN ĐÀN LỢN (Báo KTNT - Số ra ngày 29/4/2009) (29-04-2009) NÔNG DÂN TRỒNG HOA HÀ LAN LAO ĐAO VI CẠNH TRANH (Báo NNVN - Số ra ngày 20/4/2009) (23-04-2009) KINH NGHIỆM CHO CÁ BỐNG TƯỢNG SINH SẢN NHÂN TẠO (Báo KTNT - Số ra ngày 13/4/2009) (23-04-2009) NGƯỜI KHÔI PHỤC GIỐNG CHUỐI LABA (Báo KTNT - Số ra ngày 13/4/2009) (23-04-2009) THANH LONG MẮC "BỆNH LẠ" DO THAM BÓN THÚC (Báo KTNT - Số ra ngày 11/4/2009) (23-04-2009) Trang kế tiếp ... 1 2 3 4 5 6 7 8 9
|