ThS. ĐỖ THỊ LỢI Tại hội thảo nuôi tôm thẻ chân trắng do Sở Thủy sản Bến Tre tổ chức vừa qua, nhiều hình thức nuôi khác nhau được đề cập. Xin giới thiệu mô hình nuôi tôm công nghệ sinh học không sử dụng hóa chất, kháng sinh của Công ty TNHH Thông Thuận (Bến Tre để bà con tham khảo.
Nuôi tôm theo công nghệ sinh học là nuôi thâm canh ít thay nước, khép kín. Công ty TNHH Thông Thuận đã tiến hành nuôi thử nghiệm tại xã Thới Thuận (Bình Đại) trên diện tích 5.000m2. Mật độ thả 140 con/m2. Sau gần 3 tháng nuôi, sản lượng tôm thu hoạch đạt 6,5 tấn, năng suất 13 tấn/ha, tỷ lệ sống đạt 71%. Với giá bán 57.000 đồng/kg, trừ chi phí, lãi 166 triệu đồng.
Từ kết quả trên, Công ty Thông Thuận khuyến cáo bà con khi nuôi nên chọn nơi có đáy là đất thịt pha cát, độ pH từ 5 trở lên. Vùng nuôi có độ mặn 15-20%o.
Xử lý ao nuôi
Đối với ao cũ, sau khi thu hoạch cần nạo vét lớp bùn của vụ trước, bón vôi khử trùng (1.200-1.500kg/ha), phơi đáy 7-10 ngày rồi lấy nước vào ngâm xả 2-3 lần. Sau đó gây màu nước để chuẩn bị thả giống.
Đối với ao mới, sau khi đào xong, cho nước vào ngâm 2-3 ngày rồi tháo rửa. Làm khoảng 3 lần rồi dùng vôi bột khử chua bờ và đáy ao, sau đó phơi 7-10 ngày, lấy nước vào xử lý, gây màu chuẩn bị thả giống. Ao nuôi phải trải bạt quanh bờ, lắp hệ thống ôxy đáy, quạt nước. Lấy nước phải qua túi lọc cho đến khi mực nước trong ao đạt 1,5 - 1,8m. Khi lấy nước cần để 2-3 ngày cho trứng giáp xác, trứng cá nở hết, sau đó tiến hành khử trùng bằng Chorine 70% nồng độ 30-35ppm vào lúc 17-19 giờ. Sau 48 giờ tiến hành gây màu nước bằng chế phẩm sinh học Daenzyme kết hợp với vôi.
Chọn giống
Khi chọn giống nên xét nghiệm PCR - đốm trắng, bệnh còi, Taura. Tôm khỏe, không bị dị hình, thương tích, cơ đầy đặn, màu trong, thích bơi ngược dòng. Đàn bố mẹ phải là tôm SPF, nhập từ Hoa Kỳ. Tôm giống trước khi thả phải được thuần hóa các điều kiện pH, nhiệt độ, độ mặn cho phù hợp với môi trường ao nuôi. Nên thả giống vào sáng sớm hoặc chiều mát.
Thức ăn
Đây là một trong những yếu tố quan trọng quyết định sự thành bại của nuôi tôm thẻ chân trắng nên thức ăn phải đảm bảo chất lượng, hệ số chuyển đổi thấp và được chế biến theo quy trình hiện đại. Tôm từ 1-20 ngày tuổi, cho ăn 1,5kg/100.000 con giống, ngày sau tăng so với ngày trước 0,2kg, cho ăn 2-4 lần/ngày. Tôm từ 20 ngày tuổi trở đi cho ăn 4 lần/ngày, đêm cho ăn bằng 50-60% lượng ban ngày. Chú ý không cho tôm ăn thức ăn kém chất lượng, mốc, hết hạn sử dụng hoặc khi nước ao bị ô nhiễm, trời đang mưa, tôm đang nổi đầu, lột xác.
Để bảo đảm lượng ôxy trong nước nên sử dụng hệ thống quạt nước kết hợp ôxy đáy. Từ ngày thả giống đến 20 ngày tuổi vận hành các hệ thống trên 2-4 giờ/ngày, chủ yếu vào ban đêm. Tôm từ 20 - 40 ngày, tăng thời gian vận hành lên 4-6 giờ/ngày. Nếu nước trong ao xấu đi, sinh vật phù du chết nhiều thì phải mở máy liên tục, trừ lúc cho tôm ăn. Khi trời nắng gắt hay mưa kéo dài, cần mở quạt nước để tránh hiện tượng nước phân tầng, tôm dễ bị sốc, cong thân. Duy trì màu nước ổn định, các thông số NH3, H2S đều ở mức cho phép.
Trong quá trình nuôi, Công ty Thông Thuận sử dụng phân vi sinh Daenzyme EB-06 kết hợp với vôi các loại để xử lý các chất hữu cơ từ thức ăn dư thừa, phân tôm, các chất lắng tụ, giúp giải phóng khí độc, hạn chế thấp nhất vi sinh vật không có lợi, tạo môi trường tốt cho tôm sinh sống và phát triển. Cách sử dụng chế phẩm Daemzyme EB-06: bón định kỳ 7-10 ngày, liều lượng 10-20kg/1.000m3. Ngoài ra, nếu pH dưới 7,5 thì dùng 10-15kg vôi (CaCO3)/1.000m3, thời gian sử dụng 22 giờ cho đến khi pH đạt yêu cầu.
Số lần xem trang : 15195 Nhập ngày : 25-02-2009 Điều chỉnh lần cuối : 25-02-2009 Ý kiến của bạn về bài viết này
Báo Kinh tế nông thôn Medicated Feed For Farm (MFF): Dòng sản phẩm tối ưu tăng cường miễn dịch cho heo (KTNT - Ngày 28/3/2011) (06-04-2011) BIẾN RƠM THÀNH ... NHIÊN LIỆU (Báo KTNT - Ngày 21/3/2011) (06-04-2011) WEVIRO: Chế phẩm sinh học thân thiện với môi trường - KTNT ngày 27/10/2010 (10-03-2011) KHI NÀO DÂN TA KHÔNG "SẢN XUẤT THEO PHONG TRÀO" ? (Báo KTNT - Số ra ngày 11/5/2009) (11-05-2009) NỮ THẠC SĨ "ĐỠ ĐẺ" CHO CÁ (Báo KTNT - Số ra ngày 7/5/2009) (11-05-2009) TRIỆU CHỨNG VÀ CÁCH PHÒNG BỆNH H1N1 TRÊN ĐÀN LỢN (Báo KTNT - Số ra ngày 29/4/2009) (29-04-2009) NÔNG DÂN TRỒNG HOA HÀ LAN LAO ĐAO VI CẠNH TRANH (Báo NNVN - Số ra ngày 20/4/2009) (23-04-2009) KINH NGHIỆM CHO CÁ BỐNG TƯỢNG SINH SẢN NHÂN TẠO (Báo KTNT - Số ra ngày 13/4/2009) (23-04-2009) NGƯỜI KHÔI PHỤC GIỐNG CHUỐI LABA (Báo KTNT - Số ra ngày 13/4/2009) (23-04-2009) THANH LONG MẮC "BỆNH LẠ" DO THAM BÓN THÚC (Báo KTNT - Số ra ngày 11/4/2009) (23-04-2009) Trang kế tiếp ... 1 2 3 4 5 6 7 8 9
|