Trang web ĐỖ THỊ LỢI

Thống kê
Số lần xem
Đang xem 5227
Toàn hệ thống 6672
Trong vòng 1 giờ qua
Trang liên kết

TS. HOÀNG KIM
Giảng viên khoa Nông học

 

TS. TRẦN ĐÌNH LÝ
Trưởng phòng Đào Tạo - ĐHNL TP.HCM

 

Ths. LÊ VĂN PHẬN
Quản trị mạng - Phòng Hành chính 

 

NGUYỄN TRUNG QUYẾT
 Bộ môn Qui hoạch
Khoa QLĐĐ&BĐS 

 

Thành viên

Email:
Password

Nội dung

  ThS. ĐỖ THỊ LỢI

Các cách dùng củ cải kết hợp với một vài loại thực phẩm khác dưới đây sẽ giúp bạn phòng và chữa các bệnh về hô hấp và tiêu hóa.

 

Theo lương y Vũ Quốc Trung, để chữa trị ho thông thường, người ta dùng bài thuốc sau: Củ cải 1 củ, hồ tiêu 5 hạt, gừng tươi ba lát, vỏ quýt khô 1 miếng. Củ cải rửa sạch, thái thành miếng nhỏ sắc cùng với hai thứ kia để uống.

Chữa ho nhiều, suy nhược: Củ cải trắng 1kg, lê 1kg, gừng tươi 250g, sữa 250g, mật ong 259g. Lê gọt vỏ bỏ hạt, củ cải, gừng tươi rửa sạch thái nhỏ. Cho từng thứ vào vải xô vắt nước để riêng.

Đổ nước củ cải, lê đun to lửa cho sôi, bớt lửa cho đến khi đặc dính vào thì cho nước gừng, sữa, mật ong vào quấy đều đun sôi lại. Khi nguội cho vào lọ đậy kín dùng dần, mỗi lần một thìa canh pha vào nước nóng để uống. Ngày hai lần.

Chữa khản tiếng, mất tiếng: Dùng nước củ cải tươi giã hoặc ép. Nếu sợ lạnh thì trộn với nước gừng tươi để ngậm nuốt dần. Có thể làm mứt củ cải. Nếu phối hợp với nước giá đậu xanh thì hiệu quả càng cao, phối hợp với tỏi cũng tốt nhưng tỏi hăng và lâu hết mùi.

Theo y học hiện đại, cứ 100g củ cải có: Nước 93.5g, protein 0,06g, chất béo 0,1g, đường tổng số 5,3g chủ yếu là các loại đường dễ hấp thụ (glucose, fructose); Những chất khoáng cần cho cơ thể như canxi 32mg, photpho 21mg, sắt 0.6mg, mangan 0.41mg, bromine 7mg…các vitamin nhóm B như B1 0,02mh, B2 0,03mg, niacin 0,3mg, vitamin C 25mg và nhiều loại axit amin.

Củ cải có tác dụng khai vị, giúp ăn ngon miệng, chống hoại huyết (chảy máu chân răng do thiếu vitamin C), chống còi xương, sát khuẩn nói chung kể cả trùng roi âm đạo, làm long đờm giảm ho, giảm mỡ, đường máu, giảm huyết áp.

Củ cải được chế biến tương đối nhiều món: Thái mỏng muối dưa, luộc ăn uống nước, kho với thịt, xào với trứng hoặc thịt, nấu canh, làm gỏi, ngâm nước mắm thành món dưa ngâm, ăn quanh năm, phơi khô dự trữ để làm dưa góp. Ngoài ra còn chữa một số bệnh ở bộ máy tiết niệu do thấp nhiệt (tiểu ít, tiểu dắt, buốt, tiểu đục, có sỏi).

Chữa một số bệnh chuyển hóa (béo, trệ, đái tháo đường…), bệnh về máu (hoạt huyết, chỉ huyết. Chống chảy máu khi đại tiểu tiện, lao). Còn có công dụng đặc biệt là giải độc như bị ngộ độc khí độc do than, gas, độc của rượu, cà, hàn the…

Số lần xem trang : 14991
Nhập ngày : 25-02-2009
Điều chỉnh lần cuối :

Ý kiến của bạn về bài viết này


In trang này

Lên đầu trang

Gởi ý kiến

  Báo Sức khỏe và đời sống

  Y HỌC CỔ TRUYỀN VỚI BỆNH UNG THƯ (11-02-2009)

  LÀM ĐẸP VỚI CÂY LÔ HỘI (14-01-2009)

  CÁC BÀI THUỐC TỪ RAU TÍA TÔ (14-01-2009)

  PHÒNG VÀ CHỮA BỆNH GAN NHIỄM MỠ (19-12-2008)

  CÀ TÍM - GIẢM BÉO PHÌ (19-12-2008)

  TRỨNG VỊT LỘN - THỨC ĂN NGON, THUỐC BỔ QUÝ (19-12-2008)

  ĐẬU PHỤ LÀ BẠN THÂN THIẾT CỦA PHỤ NỮ (19-12-2008)

  TÁC DỤNG CỦA RƯỢU TỎI (16-12-2008)

  HẠT BÍ NGÔ NGỪA ĐƯỢC XƠ VỮA MẠCH VÀNH (16-12-2008)

  NHÂN SÂM NHƯ CON DAO HAI LƯỠI: NHỮNG NGỘ NHẬN CHẾT NGƯỜI. (15-12-2008)

Trang kế tiếp ... 1 2 3

Website Ths. ĐỖ THỊ LỢI - Đc: Thư viện trường Đại học Nông lâm Tp. HCM - Email: dothiloi(a)hcmuaf.edu.vn - Điện thoại: (08)38963351

Thiết kế: Quản trị mạng- ĐHNL 2007