Trang web ĐỖ THỊ LỢI

Thống kê
Số lần xem
Đang xem 114
Toàn hệ thống 2444
Trong vòng 1 giờ qua
Trang liên kết

TS. HOÀNG KIM
Giảng viên khoa Nông học

 

TS. TRẦN ĐÌNH LÝ
Trưởng phòng Đào Tạo - ĐHNL TP.HCM

 

Ths. LÊ VĂN PHẬN
Quản trị mạng - Phòng Hành chính 

 

NGUYỄN TRUNG QUYẾT
 Bộ môn Qui hoạch
Khoa QLĐĐ&BĐS 

 

Thành viên

Email:
Password

Nội dung

  ThS. ĐỖ THỊ LỢI

Hai năm qua, hàng trăm nông dân ở xã An Phú (Mỹ Đức - Hà Nội) đã thoát nghèo nhờ dự án “Ngân hàng bò” do Tổ chức Caritas (Thụy Sỹ) thực hiện. Bằng cách cho nông dân vay bò và chuyển giao kinh nghiệm, kỹ thuật chăn nuôi, “Ngân hàng bò” đã mang lại niềm hạnh phúc cho những hộ dân nghèo nơi đây. Song, điều đáng nói hơn là cách tiếp cận người nghèo của dự án này - cho nông dân “cần câu” chứ không cho “con cá” - rất đáng để chúng ta quan tâm. Chúng tôi đã có cuộc trao đổi với ông Marco Van Grinsven, Trưởng đại diện Caritas Thụy Sỹ tại Việt Nam về vấn đề này.

 

Thưa ông, điều gì đã khiến Caritas Thụy Sỹ chọn An Phú để triển khai dự án này?

Năm 2001, chúng tôi tiến hành đợt đánh giá nhanh các dự án giảm nghèo tại một số vùng nông thôn ở Việt Nam. Tôi nhận thấy An Phú là vùng trũng, giao thông đi lại cách trở, phải phụ thuộc vào những con đò, trong khi đó, họ lại chưa tìm ra phương thức giảm nghèo, làm giàu bền vững. Hơn nữa, với người nông dân, “con trâu là đầu cơ nghiệp” nên chúng tôi nghĩ ngay đến cách tạo dựng cho họ một sinh kế hiệu quả, cho họ “cần câu” chứ không phải “con cá” như một số tổ chức khác đã làm. Và “Ngân hàng bò” là hoạt động cộng đồng triển khai đầu tiên ở đây với mục tiêu tạo dựng tài sản cho các hộ nghèo.

Phương thức triển khai dự án đến các hộ dân như thế nào, thưa ông?

Ông Marco Van Grinsven.

Giai đoạn 1 (2001 - 2006), chúng tôi chọn 5 thôn trong xã và thông qua các tổ chức đoàn thể như Hội Nông dân, Hội Phụ nữ chọn các hộ nghèo nhất để cung cấp trâu cho họ. Nhưng tới giai đoạn 2 (2007 - 2010), nhận thấy nông dân ở đây bắt đầu dồn điền đổi thửa, nhiều hộ đã mua được máy cày phục vụ sản xuất nên chúng tôi chuyển sang phương thức cho nông dân mượn bò. Vốn chúng tôi cho họ vay chính là những con bò khoẻ mạnh chủ yếu là bò lai Sind. Cán bộ Caritas tập huấn cho cán bộ Hội Nông dân, sau đó, cán bộ Hội Nông dân chịu trách nhiệm hỗ trợ các nhóm giám sát thôn, lựa chọn hộ được hưởng lợi, hướng dẫn cho họ cách chăm sóc, xây chuồng trại, tiêm phòng và chăm sóc sức khoẻ cho bò. Mỗi con bò cái sẽ chuyển cho một hộ nuôi cho đến khi sinh được bê (2 - 2,5 năm). Sau đó, bò lại được chuyển cho hộ khác với điều kiện, mỗi hộ nhận bò hàng năm phải trả 3% giá trị con bò cho Hội Nông dân để Hội chi trả các chi phí liên quan.

Ông có thể đánh giá về tính hiệu quả của dự án này?

Khi triển khai dự án, nông dân rất hào hứng đón nhận. Năm 2006, từ 5 thôn ban đầu, chúng tôi đã mở rộng ra 13 thôn. Bạn phải tưởng tượng rằng, năm 2007, chúng tôi đầu tư 88 con bò, mục tiêu của dự án đến năm 2010 là 140 hộ nghèo được hưởng lợi, vậy mà đến nay đã có 133 hộ nghèo của xã An Phú được vay bò và thoát nghèo. Điều đó chứng tỏ “Ngân hàng bò” có hiệu quả rất rõ rệt, thu nhập của các hộ nghèo được nâng cao, nhất là chi phí sản xuất giảm vì tận dụng được nguồn phân gia súc, cùng với đó, việc lao động cũng bớt nặng nhọc hơn. Vì thế, đến cuối năm 2009, chúng tôi sẽ kết thúc dự án này trước dự định. Đây là thành công ngoài mong đợi.

Thưa ông, không ít các dự án giảm nghèo rơi vào tình trạng khi đơn vị triển khai đóng dự án thì cũng là lúc nông dân tái nghèo. ông có lo ngại “Ngân hàng bò” sẽ lặp lại hạn chế này?

Tôi không nghĩ vậy, quan điểm của chúng tôi là trao cho nông dân nhận thức, rằng làm thế nào để thoát nghèo và có được một sinh kế bền vững, từ đó nâng cao thu nhập. Khi triển khai dự án “Ngân hàng bò”, chúng tôi đã phối hợp với Hội Phụ nữ, Hội Nông dân của địa phương, cùng họ đào tạo nông dân phương thức chăn nuôi bò hiệu quả, cũng như để họ nhận ra giá trị tài sản mà mình đang có, từ đó tạo lập hướng sản xuất mới. Bởi vậy, kể cả khi dự án kết thúc thì nông dân vẫn hoàn toàn có thể đảm bảo được cuộc sống một cách độc lập, bền vững bằng chính “cần câu” mà chúng tôi đã trao cho họ.

Xin cảm ơn ông!

Nguyễn Thuỷ (thực hiện)

Số lần xem trang : 14869
Nhập ngày : 03-03-2009
Điều chỉnh lần cuối :

Ý kiến của bạn về bài viết này


In trang này

Lên đầu trang

Gởi ý kiến

  Báo Kinh tế nông thôn

  Medicated Feed For Farm (MFF): Dòng sản phẩm tối ưu tăng cường miễn dịch cho heo (KTNT - Ngày 28/3/2011) (06-04-2011)

  BIẾN RƠM THÀNH ... NHIÊN LIỆU (Báo KTNT - Ngày 21/3/2011) (06-04-2011)

  WEVIRO: Chế phẩm sinh học thân thiện với môi trường - KTNT ngày 27/10/2010 (10-03-2011)

  KHI NÀO DÂN TA KHÔNG "SẢN XUẤT THEO PHONG TRÀO" ? (Báo KTNT - Số ra ngày 11/5/2009) (11-05-2009)

  NỮ THẠC SĨ "ĐỠ ĐẺ" CHO CÁ (Báo KTNT - Số ra ngày 7/5/2009) (11-05-2009)

  TRIỆU CHỨNG VÀ CÁCH PHÒNG BỆNH H1N1 TRÊN ĐÀN LỢN (Báo KTNT - Số ra ngày 29/4/2009) (29-04-2009)

  NÔNG DÂN TRỒNG HOA HÀ LAN LAO ĐAO VI CẠNH TRANH (Báo NNVN - Số ra ngày 20/4/2009) (23-04-2009)

  KINH NGHIỆM CHO CÁ BỐNG TƯỢNG SINH SẢN NHÂN TẠO (Báo KTNT - Số ra ngày 13/4/2009) (23-04-2009)

  NGƯỜI KHÔI PHỤC GIỐNG CHUỐI LABA (Báo KTNT - Số ra ngày 13/4/2009) (23-04-2009)

  THANH LONG MẮC "BỆNH LẠ" DO THAM BÓN THÚC (Báo KTNT - Số ra ngày 11/4/2009) (23-04-2009)

Trang kế tiếp ... 1 2 3 4 5 6 7 8 9

Website Ths. ĐỖ THỊ LỢI - Đc: Thư viện trường Đại học Nông lâm Tp. HCM - Email: dothiloi(a)hcmuaf.edu.vn - Điện thoại: (08)38963351

Thiết kế: Quản trị mạng- ĐHNL 2007