Trang web ĐỖ THỊ LỢI

Thống kê
Số lần xem
Đang xem 194
Toàn hệ thống 2680
Trong vòng 1 giờ qua
Trang liên kết

TS. HOÀNG KIM
Giảng viên khoa Nông học

 

TS. TRẦN ĐÌNH LÝ
Trưởng phòng Đào Tạo - ĐHNL TP.HCM

 

Ths. LÊ VĂN PHẬN
Quản trị mạng - Phòng Hành chính 

 

NGUYỄN TRUNG QUYẾT
 Bộ môn Qui hoạch
Khoa QLĐĐ&BĐS 

 

Thành viên

Email:
Password

Nội dung

  ThS. ĐỖ THỊ LỢI

Những tháng cuối năm 2008, người Bình Thuận hối hả chuẩn bị đưa thanh long sang Hoa Kỳ sau bao nỗ lực, cố gắng. Cứ tưởng “cá chép” đã “vượt vũ môn” thành công, ai ngờ hiện các doanh nghiệp không còn hào hứng với chuyện đưa thanh long vi vu trời Tây. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng này nhưng chủ yếu là do cách làm theo kiểu “ăn xổi” của doanh nghiệp. Từ trước tới nay, điều đó đã xảy ra nhiều, gây ra những hậu quả nghiêm trọng nhưng vẫn lặp lại một cách đáng tiếc.

 

Giữa đường đứt gánh

Việc xuất khẩu thanh long sang Hoa Kỳ được coi như sự kiện nổi bật của ngành nông nghiệp trong năm 2008. Đầu tháng 11/2008, Công ty cổ phần Sơn Sơn và Công ty TNHH Thanh long Hoàng Hậu (Bình Thuận) đã xuất ba lô hàng đầu tiên với giá lên tới 4 - 4,5 USD/kg. Nông dân phơi phới niềm tin rằng từ đây sản phẩm mồ hôi nước mắt của mình sẽ được trả công xứng đáng, đồng thời cuộc sống của họ sẽ khá lên. Nhưng sau những lô hàng đầu tiên, đến nay, việc xuất thanh long Hoa Kỳ bị ngưng trệ, các doanh nghiệp không còn mặn mà với “miền đất hứa”.

Nguyên nhân của tình trạng này thì có nhiều nhưng chủ yếu vẫn là do “gà nhà đá nhau”. Đang ở mức giá “trên trời”, bỗng nhiên thanh long Việt Nam bị rớt giá thê thảm. Đáng buồn ở chỗ, việc giảm giá không phải vì chất lượng sản phẩm kém, dẫn đến “mất điểm” trong mắt người tiêu dùng mà do một số doanh nghiệp cố tình bán phá giá để xuất được nhiều hàng. Nếu như giá xuất của những lô hàng đầu tiên cuối năm 2008 đạt 4,5 USD/kg thì sau đó đã bị doanh nghiệp hạ xuống còn 2 - 3 USD/kg, gần bằng giá thu mua tại vườn cho nông dân. Với mức giá như vậy, thật dễ hiểu vì sao các doanh nghiệp không còn thiết tha với việc xuất khẩu thanh long sang Hoa Kỳ. Ngoài ra, còn một nguyên nhân khác là do đơn vị phụ trách chiếu xạ, Công ty cổ phần Sơn Sơn, không nhận hàng vì đang sửa chữa máy móc. Cũng không loại trừ yếu tố khủng hoảng tài chính khiến sức mua giảm.

Hậu quả nhãn tiền của cách làm “ăn xổi” trên đã thấy rõ ở những “vựa” thanh long lớn như Bình Thuận. Hiện giá thanh long giảm chỉ còn 12.000 - 13.000 đồng/kg, thấp hơn nhiều so với mức giá cuối năm 2008.

"Gậy ông đập lưng ông"

Nhưng đây không phải là lần đầu tiên các doanh nghiệp trong nước có cách hành xử đáng buồn như vậy. Sự thiếu liên kết, mạnh ai nấy làm, thậm chí còn “chơi” lẫn nhau không chỉ khiến chúng ta mất đi cơ hội lớn mà còn làm giảm lòng tin của khách hàng, giảm giá trị của nông sản Việt. Hẳn những người trong ngành vẫn chưa quên việc những tháng đầu năm 2008, Công ty luật Clyde &Co của Vương quốc Anh có văn bản gửi Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch Hiệp hội Điều Việt Nam (VINACAS) thông báo việc 38 doanh nghiệp xuất khẩu điều Việt Nam vi phạm hợp đồng, không giao hàng đúng kỳ hạn, còn nợ tới 11.113 tấn điều (700 container), trị giá khoảng 50 triệu USD. Thậm chí, họ còn dọa nếu không nhanh chóng giao hàng, đền bù thiệt hại, họ sẽ kiện ra trọng tài quốc tế. Lý giải về nguyên nhân của việc chậm trễ giao hàng, VINACAS cho rằng, ở thời điểm đó, do chi phí đầu vào tăng cao, thiếu nhân công trầm trọng, trong khi ngân hàng lại siết chặt cho vay nên doanh nghiệp không có tiền để sản xuất đúng tiến độ. Nhưng các doanh nghiệp Anh lại không chấp nhận lời giải thích đó, họ cho rằng các doanh nghiệp Việt Nam làm ăn ma mãnh bởi ở thời điểm ký hợp đồng và giao hàng, nếu các doanh nghiệp thực hiện đúng cam kết sẽ không bị lỗ. Nhưng lúc đó, các doanh nghiệp đã không thực hiện giao hàng đúng hạn mà đem bán nhân điều để được giá cao và chờ giá nhân điều hạ để mua lại, xuất trả cho các hợp đồng đã ký. Nhưng ai ngờ, “gậy ông đập lưng ông”, thời điểm đầu năm 2008, giá nhân điều cứ thế tăng vòn vọt khiến các doanh nghiệp bị lỗ lớn nếu giao hàng.

Nhìn lại mối liên kết giữa các doanh nghiệp

Lâu nay, trước sự thất bại của một chương trình, phong trào nào đó, người ta đều đổ lỗi cho sự thiếu liên kết của các doanh nghiệp, người nông dân hay các ngành chức năng mà chưa có ai là người cầm trịch, gắn kết mối liên kết ấy. Bản thân các doanh nghiệp kinh doanh nông sản không chỉ yếu về cạnh tranh bởi quy mô kinh tế, năng lực và kinh nghiệm thương mại quốc tế hạn chế mà cả uy tín, thương hiệu còn rất khiêm tốn. Bên cạnh năng lực nội tại yếu kém, tính liên kết trong sản xuất, chế biến và tiêu thụ của các doanh nghiệp cùng ngành nghề, sản phẩm còn lỏng lẻo, thậm chí còn cạnh tranh không lành mạnh theo kiểu tranh mua, tranh bán, giành giật khách hàng, gây hậu quả nghiêm trọng cho mình, cho nông dân, ảnh hưởng đến uy tín thương hiệu nông sản Việt. Điều này có thể nhìn thấy ở bất kỳ lĩnh vực nào trong ngành nông nghiệp.

Đơn cử như ngành chè, từ khi Nhà nước cho phép mọi người được tự do sản xuất, kinh doanh chè, vấn đề cạnh tranh trong ngành càng quyết liệt, dẫn đến sự “nở rộ” của các doanh nghiệp với 635 đơn vị và hàng nghìn cơ sở chế biến thủ công, trong khi vùng nguyên liệu chỉ đáp ứng 28-33% công suất của các cơ sở chế biến. Chính điều này đã dẫn tới hiện tượng tranh giành khách bằng cách hạ giá thành, tranh mua, tranh bán nguyên liệu, thậm chí còn giảm giá, kéo theo giảm chất lượng chè.

Vì vậy, đã đến lúc phải nhìn nhận lại vấn đề văn hóa doanh nghiệp một cách thấu đáo. Bởi lẽ, trong điều kiện toàn cầu hóa nền kinh tế và quá trình cạnh tranh quốc tế ngày càng gay gắt thì văn hóa doanh nghiệp cần được chú trọng xây dựng và phát triển. Nó trở thành thứ tài sản vô hình, đóng vai trò cực kỳ quan trọng và là một trong những công cụ cạnh tranh sắc bén. Văn hóa ấy không đơn thuần chỉ là tác phong làm việc của giám đốc hay nhân viên mà còn phải đặt trong mối liên kết với các doanh nghiệp khác. Đối với các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh nông sản, chỉ khi nào họ cùng nhìn về một hướng, vì lợi ích chung thì những câu chuyện buồn trên mới có thể chấm dứt.

Phương Nguyên

Số lần xem trang : 14866
Nhập ngày : 03-03-2009
Điều chỉnh lần cuối :

Ý kiến của bạn về bài viết này


In trang này

Lên đầu trang

Gởi ý kiến

  Báo Kinh tế nông thôn

  Medicated Feed For Farm (MFF): Dòng sản phẩm tối ưu tăng cường miễn dịch cho heo (KTNT - Ngày 28/3/2011) (06-04-2011)

  BIẾN RƠM THÀNH ... NHIÊN LIỆU (Báo KTNT - Ngày 21/3/2011) (06-04-2011)

  WEVIRO: Chế phẩm sinh học thân thiện với môi trường - KTNT ngày 27/10/2010 (10-03-2011)

  KHI NÀO DÂN TA KHÔNG "SẢN XUẤT THEO PHONG TRÀO" ? (Báo KTNT - Số ra ngày 11/5/2009) (11-05-2009)

  NỮ THẠC SĨ "ĐỠ ĐẺ" CHO CÁ (Báo KTNT - Số ra ngày 7/5/2009) (11-05-2009)

  TRIỆU CHỨNG VÀ CÁCH PHÒNG BỆNH H1N1 TRÊN ĐÀN LỢN (Báo KTNT - Số ra ngày 29/4/2009) (29-04-2009)

  NÔNG DÂN TRỒNG HOA HÀ LAN LAO ĐAO VI CẠNH TRANH (Báo NNVN - Số ra ngày 20/4/2009) (23-04-2009)

  KINH NGHIỆM CHO CÁ BỐNG TƯỢNG SINH SẢN NHÂN TẠO (Báo KTNT - Số ra ngày 13/4/2009) (23-04-2009)

  NGƯỜI KHÔI PHỤC GIỐNG CHUỐI LABA (Báo KTNT - Số ra ngày 13/4/2009) (23-04-2009)

  THANH LONG MẮC "BỆNH LẠ" DO THAM BÓN THÚC (Báo KTNT - Số ra ngày 11/4/2009) (23-04-2009)

Trang kế tiếp ... 1 2 3 4 5 6 7 8 9

Website Ths. ĐỖ THỊ LỢI - Đc: Thư viện trường Đại học Nông lâm Tp. HCM - Email: dothiloi(a)hcmuaf.edu.vn - Điện thoại: (08)38963351

Thiết kế: Quản trị mạng- ĐHNL 2007