ThS. ĐỖ THỊ LỢI Chúng tôi đến thăm mô hình sản xuất meo nấm rơm giữa phố của ông Nguyễn Văn Mười (ngụ số 8, đường số 2, khu phố 1, phường Thạnh Mỹ Lợi, Q.2, TPHCM), nơi tạo công ăn việc làm và tăng nguồn thu nhập đáng kể cho nhiều nông dân. Nhờ có meo nấm tốt, chất lượng cao, cung cấp cho dân trồng nấm rơm, một năm ông có nguồn thu trên hai tỷ đồng...
Nhìn ngôi nhà đồ sộ, ít ai nghĩ rằng ông có được là từ sản xuất meo nấm. Ông Mười tâm sự: Trước đây gia đình làm ruộng, mỗi lần thu hoạch lúa xong hầu hết rơm rạ đều đốt đi, tôi thấy phí quá. Từ đó tôi mày mò tầm sư học đạo và được người bạn giới thiệu đi học khoá ngắn hạn về quy trình sản xuất meo ở trường Đại học Nông Lâm TPHCM. Lúc đầu ông mua 1 chai meo về cấy được 100 bịch để trồng nấm thử nghiệm. Từ học hỏi kinh nghiệm, áp dụng nghiêm ngặt quy trình kỹ thuật, nấm rơm của ông phát triển tốt, năng suất cao.
Ông đã dùng chính nấm nhà mình để cấy mô, sản xuất ra những bịch meo cung cấp cho thị trường. Ông Mười cho hay: Hồi mới làm cái gì cũng làm bằng thủ công vất vả lắm, thậm chí meo cũng cấy trong chai, bây giờ meo cấy hoàn toàn bằng bịch nilon. Qua nghiên cứu ông đã sáng chế ra máy cắt rơm, băng chuyền để chuyển rơm vào bể ngâm, dùng bơm thuỷ lực để ép rơm, lò hấp bịch meo sử dụng bằng điện… Quy trình làm meo nấm rơm cũng đơn giản, xong cần tiến hành những bước sau:
Chọn rơm: Chọn rơm mới gặt, sạch sẽ, được phơi thật khô, cho vào máy cắt dài từ 3 – 5cm, rơm được chuyển qua băng chuyền – qua máy sàng để lọc lại lúa và các tạp chất khác.
Ngâm rơm: Bể xây bằng gạch từ 5m3 trở lên, trát xi măng hai mặt trong và ngoài, bơm nước sạch vào bể và pha 20kg vôi bột. Thời gian ngâm khoảng 3 giờ để xử lý chất phèn ở rơm.
Qua gần 20 năm sản xuất meo nấm, ông Nguyễn Văn Mười không những làm giàu cho mình mà còn giúp nhiều gia đình thoát nghèo.
Từ meo nấm ông đã xây được nhà gần 3 tỷ đồng, mỗi năm thu trên 2 tỷ đồng, tạo công ăn việc làm thường xuyên cho 40 lao động tại địa phương với mức lương bình quân từ 1,5 – 2 triệu đồng/ tháng.
|
Ép rơm: Sau khi rơm đã ngâm được 3 giờ vớt rơm ra cho vào máy ép cho ra hết nước (dùng hai tay vắt rơm thấy nước rỉ rỉ xuống là được).
Trộn rơm: Rơm vừa ép lấy ra tãi xuống nền nhà, trộn bột bắp (cám ngô), theo tỷ lệ 5%.
Đóng bịch: Trộn đều rơm và bột bắp cho vào bịch nilon, dồn kỹ, đặt cổ chai vào rồi cột lại. Cho bịch hỗn hợp rơm trộn bột bắp vào lò hấp.
Cấy meo (quan trọng nhất công đoạn này): Sau khi bịch meo đã được hấp kỹ, đưa qua phòng khử trùng rồi tiến hành cấy meo, phòng phải đảm bảo sạch sẽ, không có gió, không có bụi. Nếu có gió meo dễ bị hỏng. Muốn meo có chất lượng tốt thì mỗi lần phân lập, thuần khiết tơ nấm không nên cấy truyền quá nhiều lần, sẽ làm giảm năng suất. Phải thường xuyên phân lập, thuần khiết meo.
Khởi sự từ 1 chai meo, hiện nay một ngày ông Nguyễn Văn Mười xuất 20.000 bịch meo, với giá 1.200đ/ bịch. Thị trường tiêu thụ rộng lớn ở các tỉnh miền Tây, miền Đông Nam bộ, ra cả các tỉnh miền Trung và miền Bắc…
Hiếu Cầu Số lần xem trang : 17249 Nhập ngày : 05-03-2009 Điều chỉnh lần cuối : Ý kiến của bạn về bài viết này
Báo Nông Nghiệp Việt Nam CẦN TRỒNG CÂY CHE BÓNG TRONG VƯỜN CÀ PHÊ (Báo NNVN - Số ra ngày 18/2/2009) (18-02-2009) KINH NGHIỆM SẠ LÚA NHÌN TỪ HÀ NỘI (Báo NNVN - Số ra ngày 18/2/2009) (18-02-2009) 3 LOẠI DỊCH GIA SÚC, GIA CẦM CÙNG LÚC XUẤT HIỆN (Báo NNVN - Số ra ngày 18/2/2009) (18-02-2009) VỀ "VƯƠNG QUỐC" XOÀI CÁT (Báo NNVN - Số ra ngày 17/2/2009) (17-02-2009) LÚA NGOẠI LẠI ... BĂNG ĐỒNG VÀO NỘI ĐỊA (Báo NNVN - Số ra ngày 17/2/2009) (17-02-2009) NÔNG NGHIỆP NĂM 2009 VỚI NHẬT THỰC VÀ NGUYỆT THỰC (Báo NNVN - Số ra ngày 17/2/2009) (17-02-2009) NHẬN BIẾT CÚM GIA CẦM (Báo NNVN - Số ra ngày 17/2/2009) (17-02-2009) NUÔI ẾCH DƯỚI VƯỜN BƯỞI (Báo NNVN - Số ra ngày 17/2/2009) (17-02-2009) YÊN BÁI TRÌNH DIỄN 3 GIỐNG NGÔ MỚI (Báo NNVN - Số ra ngày 16/2/2009) (16-02-2009) Tiền Giang: HTX Mỹ Thành đón nhận giấy chứng chỉ GLOBALGAP (Báo NNVN - Số ra ngày 16/2/2009) (16-02-2009) Trang kế tiếp ... 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44
|