ThS. ĐỖ THỊ LỢI Ba năm về trước, họ là những hộ nghèo nhất ấp Sơn Lập, xã Nam Thái (Hòn Đất - Kiên Giang). Từ khi mạnh dạn đầu tư nuôi cá lồng bè, cuộc sống của họ ngày càng khởi sắc.
Trước đây cuộc sống của gia đình các anh Nguyễn Văn Cộng, Nguyễn Văn Hùng và chị Nguyễn Thị Út ở ấp Tân Lập rất khó khăn bởi ruộng ít, lại nhiễm phèn, mặn nên cấy lúa cho năng suất thấp. Nhà nào cũng luôn trong cảnh thiếu trước hụt sau.
Một lần, tình cờ anh Cộng, anh Hùng và chị út được chứng kiến tận mắt mô hình nuôi cá lóc trong lồng bè, đăng quầng của một số hộ dân ở Ba Thê (An Giang) vừa đơn giản, lại cho hiệu quả kinh tế cao. Về nhà, 3 người quyết định bắt tay vào cải tạo ruộng đồng, đào ao để thực hiện mô hình này. Sau một thời gian nuôi cá lóc bông, cá lóc đen thử nghiệm, thấy hiệu quả, họ liền rủ một số hộ khác chung vốn mở rộng quy mô. Lúc đầu chỉ có 25 hộ tham gia nuôi cá lồng bè nhưng dần dần, có tới 51 hộ cùng nuôi. Thấy phong trào nuôi cá ngày càng phát triển, họ bàn bạc và thành lập tổ hợp tác nuôi cá bè để cùng giúp nhau trong sản xuất cũng như bao tiêu sản phẩm.
Anh Cộng cho biết: “Để có vốn nuôi cá, chúng tôi làm đơn vay vốn Ngân hàng Chính sách Xã hội và được vay 7.000.000 đồng/hộ. Một năm 2 vụ cá, mỗi vụ chúng tôi thu hoạch 1 - 2 tấn, thu nhập 24 triệu đồng. Sau khi trừ chi phí, hộ lãi ít nhất cũng được 4 triệu đồng, còn đa phần bà con đều đút túi khoảng 10 triệu đồng. Để tránh bị tư thương ép giá, mỗi hộ còn nuôi thả cách nhau 1 tuần để gối đầu, vì vậy nguồn hàng của tổ lúc nào cũng có và bán được giá”.
Bên cạnh nguồn vốn do Ngân hàng Chính sách Xã hội cho vay, các thành viên trong tổ còn đóng góp 200.000 đồng/hộ nhằm giúp thành viên còn khó khăn có vốn xoay vòng để đầu tư tái sản xuất với lãi suất 1%. Anh Hà Văn Thanh cho biết: “Số tiền lãi chúng tôi dùng làm quỹ khen thưởng học sinh nghèo, thăm hỏi người bệnh, động viên thanh niên lên đường nhập ngũ”.
Đi dọc ấp Tân Lập, những ngôi nhà khang trang mọc lên san sát với đầy đủ tiện nghi như minh chứng cho sự cần cù, chịu khó, dám nghĩ, dám làm của những nông dân nơi đây.
Trương Anh Sánga Số lần xem trang : 15185 Nhập ngày : 05-03-2009 Điều chỉnh lần cuối : Ý kiến của bạn về bài viết này
Báo Kinh tế nông thôn THỦY SẢN VIỆT NAM - NHIỀU KHÓ KHĂN CHƯA ĐƯỢC THÁO GỠ (Báo KTNT - Số ra ngày 23/3/2009) (24-03-2009) ĐIỀU LỆ HỘI SỬA ĐỔI PHÙ HỢP VỚI TÌNH HÌNH MỚI (Báo KTNT - Số ra ngày 18/3/2009) (19-03-2009) CHĂM SÓC VÀ THU HÁI CHÈ VỤ XUÂN (Báo KTNT - Số ra ngày 18/3/2009) (18-03-2009) Đảm bảo an ninh lương thực cho đồng bào dân tộc miền núi (Báo KTNT - Số ra ngày 17/3/2009) (17-03-2009) CÀ PHÊ XUẤT KHẨU THĂNG TRẦM THEO GIÁ (Báo KTNT - Số ra ngày 17/3/2009) (17-03-2009) PHÒNG TRỪ SÂU ĐỤC THÂN CÂY NGÔ (Báo KTNT - Số ra ngày 16/3/2009) (17-03-2009) Kế hoạch hạn chế ngân sách nông nghiệp của Tổng thống Hoa Kỳ: Nông dân ra sức phản đối (Báo KTNT - Số ra ngày 16/3/2009) (16-03-2009) HỢP TÁC TRỒNG LÚA NHẬT, HÌNH THỨC LIÊN KẾT CẦN NHÂN RỘNG (Báo NNVN - Số ra ngày 16/3/2009) (16-03-2009) GIẢI PHÁP DIỆT LÚA BỊ BỆNH VÀNG LÙN - LÙN XOẮN LÁ ĐƠN LÁ ĐƠN GIẢN, HIỆU QUẢ (Báo NNVN - Số ra ngày 13/3/2009) (16-03-2009) LÀM GÌ ĐỂ "HÚT" SINH VIÊN HỌC NGÀNH NÔNG NGHIỆP? (Báo KTNT - Số ra ngày 13/3/2009) (16-03-2009) Trang kế tiếp ... 1 2 3 4 5 6 7 8 9
|