Trang web ĐỖ THỊ LỢI

Thống kê
Số lần xem
Đang xem 301
Toàn hệ thống 1902
Trong vòng 1 giờ qua
Trang liên kết

TS. HOÀNG KIM
Giảng viên khoa Nông học

 

TS. TRẦN ĐÌNH LÝ
Trưởng phòng Đào Tạo - ĐHNL TP.HCM

 

Ths. LÊ VĂN PHẬN
Quản trị mạng - Phòng Hành chính 

 

NGUYỄN TRUNG QUYẾT
 Bộ môn Qui hoạch
Khoa QLĐĐ&BĐS 

 

Thành viên

Email:
Password

Nội dung

  ThS. ĐỖ THỊ LỢI

Tổng tích nhiệt tháng 2/09 là 599,4ºC, cao hơn TBNN (554,4ºC) là 45,4ºC. Nắng ấm liên tục làm mạ và lúa xuân sinh trưởng thuận lợi nhưng có thể dẫn đến những yếu tố bất lợi: Lúa sinh trưởng quá nhanh, nếu không có biện pháp chăm sóc hợp lý dễ dẫn đến trỗ sớm, khả năng gặp rét muộn cao làm giảm năng suất.

 

Nắng ấm làm nguồn sâu bệnh tích lũy và phát triển sớm, nhưng cũng dễ xuất hiện tư tưởng chủ quan, không chủ động phòng trừ sớm sẽ dẫn đến sâu bệnh bùng phát gây hại nhanh…

Theo Cục Trồng trọt, trà lúa xuân sớm khoảng 120 nghìn ha, chiếm trên 10% diện tích toàn vụ. Trong đó vùng ÐBSH khoảng 50 nghìn ha, BTB khoảng 30 nghìn ha. Các giống chủ lực là giống dài ngày và trung ngày: VN10, Xi23, X21, IR17494. Thời vụ gieo mạ tập trung từ 20 - 25/12/2008 và cấy giữa và cuối tháng 1/2009. Hiện nay lúa sinh trưởng tốt và đang vào thời kỳ đẻ nhánh rộ, một số diện tích cấy sớm trước 15/1 đã vào giai đoạn đứng cái.

Ðáng lưu ý, có khoảng 30 nghìn ha nông dân sử dụng các giống ngắn KD18, Q5, BT7, HT1, ÐB5, lúa lai... cấy vào trà xuân sớm với mục đích thu hoạch sớm tránh lũ tiểu mãn hoặc làm giống chuyển vụ. Diện tích này phân bố chủ yếu ở Bắc Trung bộ khoảng 10 nghìn ha, vùng trung du miền núi phía Bắc khoảng 20 nghìn ha, hiện nay lúa đẻ nhánh rộ chuẩn bị vào phân hoá đòng. Trà lúa này nếu thời tiết tháng 3 tiếp tục nắng ấm thì có khả năng trỗ sớm trước 15/4 dễ gặp rét cuối vụ làm giảm năng suất.

Trà lúa xuân muộn, diện tích tiếp tục tăng và chiếm khoảng 90% diện tích cả vụ. Một số tỉnh có diện tích xuân muộn tăng nhanh như Thái Bình, Hà Nam, Hải Dương, Vĩnh Phúc... Trà lúa này trên 80% DT gieo sau Tết âm lịch, cấy tập trung sau 10/2 đến 25/2. Các giống lúa của trà này gồm: lúa lai và lúa thuần có thời gian sinh trưởng 130 - 135 ngày. Riêng lúa lai vụ ĐX 08-09 đạt gần 400 nghìn ha, tăng khoảng 50% so vụ ĐX trước và tăng khoảng 15% so bình quân 5 vụ ĐX gần đây. Một điều đáng ghi nhận là diện tích lúa gieo thẳng tăng nhanh, đạt xấp xỉ khoảng 200 nghìn ha, chiếm khoảng 18% diện tích cả vụ, tăng khoảng 25% so với ĐX trước, tăng gấp 2 lần so với ĐX 2006-2007.

Nhận định thời tiết từ nay đến cuối vụ ĐX còn diễn biến phức tạp. Đặc biệt năm nay nhuận hai tháng năm âm lịch, có thể nhiều diễn biến khác quy luật chung, nhất là khả năng xuất hiện rét muộn vào giai đoạn lúa trổ bông. Cục Trồng trọt đề nghị ngành nông nghiệp các tỉnh phía Bắc tập trung chỉ đạo tốt một số nội dung sau: Ðối với cây lúa xuân, vấn đề trọng tâm hiện nay là tập trung cao độ cho chăm sóc thích hợp để duy trì tốc độ sinh trưởng phát triển hợp lý, bảo vệ an toàn cho lúa xuân, đảm bảo lúa trỗ bông tập trung từ đầu đến trung tuần tháng 5 là giai đoạn có xác suất an toàn cao nhất.

Muốn vậy, những biện pháp cần làm là: Với lúa xuân sớm gieo cấy trước Tết âm lịch, diện tích ruộng hẩu hoặc bón đạm nhiều, lúa sinh trưởng quá mạnh, đẻ nhánh quá nhiều, lá lướt, cần dừng bón đạm, rút cạn nước, bón bổ sung kali hoặc phun các loại phân bón lá có hàm lượng kali cao để lúa cứng cây, cứng lá, tăng tỷ lệ dảnh hữu hiệu và hạn chế sâu bệnh. Với ruộng hạn, đất nghèo lúa đẻ nhánh kém, cần khẩn trương tạo nguồn nước dưỡng, bón thúc phân NPK và phun phân bón lá để lúa đẻ nhánh tập trung, nếu đất chua tháo cạn nước, bón vôi, lân Văn Ðiển để chống nghẹt rễ.

Diện tích lúa ngắn ngày gieo cấy sớm trước lịch, cần theo dõi chặt chẽ sinh trưởng, nếu lúa sinh trưởng kém cần bón tăng đạm để lúa đẻ nhánh gọn và làm chậm quá trình phân hóa đòng, hạn chế trỗ sớm dễ gặp rét muộn. Với lúa xuân muộn gieo cấy sau tiết lập xuân (3/2), cần duy trì lớp nước nông 3-5 cm, bón thúc sớm và tập trung, bón phân bón cân đối để lúa sinh trưởng đẻ nhánh gọn. Khi đạt số dảnh cần thiết cần rút cạn nước lộ ruộng để lúa đứng cái, rễ ăn sâu chống đổ, chống hạn. Thường xuyên kiểm tra đồng ruộng, sớm phát hiện và phòng trừ sâu bệnh kịp thời, đặc biệt các đối tượng bệnh đạo ôn, bạc lá, sâu cuốn lá, sâu đục thân, rầy nâu… 

Dương Đình Tường

Số lần xem trang : 17065
Nhập ngày : 06-03-2009
Điều chỉnh lần cuối :

Ý kiến của bạn về bài viết này


In trang này

Lên đầu trang

Gởi ý kiến

  Báo Nông Nghiệp Việt Nam

  KHÁNH HÒA: TRỒNG THỬ NGHIỆM THÀNH CÔNG RONG XANH (Báo NNVN - Số ra ngày 15/1/2009) (15-01-2009)

  XÂY DỰNG KHU NÔNG NGHIỆP CÔNG NGHỆ CAO: BÀI TOÁN KHÓ VỚI BÌNH PHƯỚC (Báo NNVN - Số ra ngày 14/1/2009) (15-01-2009)

  GIỐNG NGÔ LAI ĐƠN SSC 557 (Báo NNVN - Số ra ngày 14/1/2009) (14-01-2009)

  KINH NGHIỆM THẢ TÔM GIỐNG (Báo NNVN - Số ra ngày 14/1/2009) (14-01-2009)

  CÁCH TIÊM VÀ CHO THỎ UỐNG THUỐC THÚ Y (Báo NNVN - Số ra ngày 14/1/2009) (14-01-2009)

  CẢNH BÁO VỀ VIỆC TRỒNG ĐU ĐỦ BIẾN ĐỔI GEN Ở THÁI LAN (Báo NNVN - Số ra ngày 12/1/2009) (12-01-2009)

  CHẤT KÍCH THÍCH KHÁNG SAR3 PHÒNG TRỪ BỆNH ĐẠO ÔN (Báo NNVN - Số ra ngày 12/1/2009) (12-01-2009)

  MUỐN CÂY TRÂM ỔI CÓ NHIỀU MÀU HOA (Báo NNVN - Số ra ngày 9/1/2009) (09-01-2009)

  CÁCH BẢO QUẢN CỦ KHOAI TÂY SAU THU HOẠCH (Báo NNVN - Số ra ngày 9/1/2008) (09-01-2009)

  TÁC DỤNG CỦA SẢN PHẨM NÔNG NGHIỆP BIẾN ĐỔI GEN (Báo NNVN - Số ra ngày 9/1/2009) (09-01-2009)

Trang kế tiếp ... 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44

Website Ths. ĐỖ THỊ LỢI - Đc: Thư viện trường Đại học Nông lâm Tp. HCM - Email: dothiloi(a)hcmuaf.edu.vn - Điện thoại: (08)38963351

Thiết kế: Quản trị mạng- ĐHNL 2007