Trang web ĐỖ THỊ LỢI

Thống kê
Số lần xem
Đang xem 291
Toàn hệ thống 1894
Trong vòng 1 giờ qua
Trang liên kết

TS. HOÀNG KIM
Giảng viên khoa Nông học

 

TS. TRẦN ĐÌNH LÝ
Trưởng phòng Đào Tạo - ĐHNL TP.HCM

 

Ths. LÊ VĂN PHẬN
Quản trị mạng - Phòng Hành chính 

 

NGUYỄN TRUNG QUYẾT
 Bộ môn Qui hoạch
Khoa QLĐĐ&BĐS 

 

Thành viên

Email:
Password

Nội dung

  ThS. ĐỖ THỊ LỢI

Sau những vụ tôm sú thất bại vì dịch bệnh, một số công ty, hộ dân đã chuyển sang nuôi tôm thẻ chân trắng (TTCT). So với tôm sú, TTCT lớn nhanh hơn, phát triển tương đối đồng đều, thời gian nuôi ngắn, năng suất cao, nhưng dễ gặp rủi ro dịch bệnh.

 

Theo Trung tâm khuyến nông - khuyến ngư Bình Thuận, nếu tôm sú nuôi có trọng lượng 40 – 50 con/kg sẽ không cạnh tranh được với TTCT cùng loại. TTCT có thời gian nuôi rất ngắn, chỉ khoảng 3 tháng đã đạt trọng lượng 80 - 90 con/kg. TTCT đòi hỏi nuôi mật độ dày hơn nhiều so với tôm sú. Như vậy, nếu người nuôi tôm sú thu hoạch cùng thời gian với TTCT sẽ không lãi hoặc bị lỗ do giá vật tư nuôi tôm sú cao hơn, sản lượng lại đạt thấp hơn.

Tuy nhiên, đầu tư ban đầu cho việc nuôi TTCT lại cao hơn nhiều so với nuôi tôm sú. Chỉ tính riêng con giống, nếu nuôi 1 ha, mật độ thả 100 con/m2 thì phải bỏ ra 50 triệu đồng tiền giống, cao gấp 4 lần so với tôm sú. Trường hợp xảy ra dịch bệnh, người nuôi dễ bị trắng tay. Do giá tôm sú xuất khẩu giảm, giá TTCT cũng đã giảm mạnh. Trước đây 1 kg TTCT (cỡ 80 con/kg) có giá 55.000 đồng, nay chỉ còn 45.000 – 48.000 đồng.

Cùng với giá xuống thấp, người nuôi TTCT đang phải đối mặt khó khăn trong khâu tiêu thụ. Hầu hết việc tiêu thụ nguyên liệu đều qua tư thương nên xảy ra tình trạng ép cỡ, ép giá. TTCT thường mắc những bệnh của tôm sú, mang hội chứng Taura, phát sinh dịch lớn, cùng các bệnh khác có thể lây nhiễm sang tôm nuôi bản địa, đồng thời gây hậu quả tiêu cực về môi trường sinh thái.

Thạc sỹ Huỳnh Văn Lâm (Trung tâm khuyến nông - khuyến ngư Bình Thuận) khuyến nghị: Những hộ ít vốn, công trình nuôi không đảm bảo, chưa rõ đặc tính TTCT thì không nên nuôi. Hiện chưa có nhiều doanh nghiệp thu mua sản phẩm này, số lượng mua vẫn còn ít; sản phẩm làm ra chủ yếu người nuôi bán cho tư thương hoặc bán lẻ nên càng dễ bị ép giá.

Theo Bộ NN-PTNT, những năm tới tôm sú vẫn là đối tượng nuôi chủ lực ở đồng bằng sông Cửu Long. Bộ cho phép nuôi TTCT để đa dạng hoá đối tượng nuôi và sản phẩm xuất khẩu, tận dụng đất đai cùng nhiều điều kiện khác; song cần tránh tình trạng thả nuôi ồ ạt, không đủ điều kiện, dẫn đến rủi ro không đáng có.

Nguyễn Ngọc Bảy

Số lần xem trang : 17112
Nhập ngày : 10-03-2009
Điều chỉnh lần cuối :

Ý kiến của bạn về bài viết này


In trang này

Lên đầu trang

Gởi ý kiến

  Báo Nông Nghiệp Việt Nam

  CÁCH HẠN CHẾ CHUỘT HẠI LÚA (Báo NNVN - Số ra ngày 27/2/2009) (27-02-2009)

  CẤP THẺ ĐÀO TẠO NGHỀ CHO NÔNG DÂN (Báo NNVN - Số ra ngày 27/2/2009) (27-02-2009)

  SẢN XUẤT PHÂN Ủ ĐƠN GIẢN (Báo NNVN - Số ra ngày 26/2/2009) (26-02-2009)

  KINH NGHIỆM NHÂN GIỐNG LƯƠN ĐỒNG (Báo NNVN - Số ra ngày 26/2/2009) (26-02-2009)

  GIỐNG GÀ H’MÔNG (Báo NNVN - Số ra ngày 26/2/2009) (26-02-2009)

  CHỌN THUỐC TRỪ BỆNH HẠI NHÃN, VẢI (Báo NNVN - Số ra ngày 26/2/2009) (26-02-2009)

  NUÔI HƯƠU SAO Ở HƯƠNG SƠN - CON ĐƯỜNG LÀM GIÀU (Báo NNVN - Số ra ngày 26/2/2009) (26-02-2009)

  LIÊN KẾT SẢN XUẤT - TIÊU THỤ NÔNG SẢN: QUYẾT ĐỊNH 80 CÓ... LỖ HỔNG! (Báo NNVN - Số ra ngày 25/2/2009) (25-02-2009)

  GIÁ NGUYÊN LIỆU THỨC ĂN CHĂN NUÔI "ĐẢO CHIỀU" (Báo NNVN - Số ra ngày 25/2/2009) (25-02-2009)

  "Phải kiên quyết làm cuộc cách mạng trong đào tạo nghề cho nông dân" (Báo NNVN - Số ra ngày 25/2/2009) (25-02-2009)

Trang kế tiếp ... 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44

Website Ths. ĐỖ THỊ LỢI - Đc: Thư viện trường Đại học Nông lâm Tp. HCM - Email: dothiloi(a)hcmuaf.edu.vn - Điện thoại: (08)38963351

Thiết kế: Quản trị mạng- ĐHNL 2007