ThS. ĐỖ THỊ LỢI
Khi ong bốc bay, ong chúa và toàn bộ đàn ong bỏ tổ bay đến nơi ở mới. Hiện tượng ong bốc bay làm giảm số đàn ong trong vườn, giảm sản lượng mật, kích thích đàn ong khác bay theo làm trại ong mất ổn định và làm giảm thu nhập của người nuôi ong.
Để phòng chống hiện tượng ong bốc bay bà con cần nhận biết sớm một số triệu chứng điển hình của đàn ong sắp bốc bay như sau:
Vào buổi sáng ong đi làm kém, có rất ít hoặc không có ong lấy phấn trong khi đó các đàn ong khác đi làm tấp nập. Mở thùng kiểm tra bên trong thấy hiện tượng không có mật, không phấn và không con. Ong trưởng thành không bám cầu mà đậu vào thành thùng hoặc ván ngăn còn gọi là hiện tượng ong treo. Trước khi bay, ong chúa giảm đẻ 10-15 ngày, bụng nhỏ lại. Ong thường bốc bay vào những ngày tạnh ráo khoảng 8-16 giờ, chủ yếu vào 9-11 giờ. Khi chuẩn bị bay, ong chuyển động ầm ầm dưới tín hiệu của ong trinh sát. Ong thợ bay ra ngoài qua cửa tổ và các khe hở của thùng. Ong chúa bay ra sau khi 2/3 ong thợ bay ra.
Sau 2-3 phút toàn bộ đàn ong bay ra khỏi tổ và bay nhằng nhịt trên không trung, một vài phút sau đó bay thẳng đến nơi ở mới.
Biện pháp phòng hiện tượng bốc bay: Giữ cho đàn ong luôn đủ thức ăn bằng cách, vòng mật cuối không quay hoặc chỉ quay tỉa. Cho ăn bổ sung vào thời kỳ không có cây nguồn mật nở hoa (tháng 7, 8, 9, 1, 2). Đặt ong đúng kỹ thuật. Phát hiện và phòng trị bệnh kịp thời. Trường hợp phát hiện thấy ong sắp bốc bay phải lập tức viện một cầu còn mới có đủ mật, phấn, nhộng (lấy từ đàn khoẻ). Có thể nhốt chúa lại một vài ngày. Tối cho ong đi ăn nước đường.
Kinh nghiệm xử lý khi ong bốc bay: Nếu thấy ong bắt đầu bay (ong chúa chưa ra) thì nhanh chóng lấy nón bắt ong bay hứng ngay trước cửa tổ. Trường hợp không kịp lấy nón thì lấy đất ướt vít lỗ tổ và những khe hở không cho ong ra.
Nếu ong đã bay ra đang lượn trên trời thì dùng đất, cát, nước… tung lên hoặc dùng sào có cuốn giẻ ở đầu khua vào chỗ có nhiều ong. Ong sẽ hạ độ cao đậu lại. Dùng nón bắt ong bắt lấy mang về treo ở chỗ tối và mát. Đồng thời kiểm tra đàn ong tìm hiểu nguyên nhân bốc bay.
Chuẩn bị thùng, ván ngăn, khoảng 19 giờ tối đổ ong vào thùng đã viện thêm cầu mới có đủ tiêu chuẩn, đuổi ong bám vào cầu viện. Cho ong ăn thêm. Hôm sau kiểm tra bên ngoài thấy ong đi lấy mật nhiều là đàn ong đã ổn định. Để yên tĩnh 2-3 ngày kiểm tra ong chúa.
Người mới nuôi nên cắt bớt 1/3 cánh chúa để khi ong chia đàn bốc bay không bay xa. Không được cắt cụt mà cắt chéo ở phần ít gân cánh.
KS. Nguyễn Số lần xem trang : 17006 Nhập ngày : 11-03-2009 Điều chỉnh lần cuối : Ý kiến của bạn về bài viết này
Báo Nông Nghiệp Việt Nam Antracol 70WP giúp khắc phục lúa chậm phát triển - Báo NNVN số ra ngày 1/4/2011 (04-04-2011) LỢN CON CHẾT KHI SINH - Báo NNVN số ra ngày 1/4/2011 (04-04-2011) Đã có 100 con heo giống Pic của Mỹ về Việt Nam - Báo NNVN - Số ra ngày 10/3/2011 (10-03-2011) TRỒNG DỨA CẢNH - Báo NNVN số ra ngày 9/3/2011 (09-03-2011) Nuôi tôm thẻ ở Long An: Lại chết vì ý thức kém - Báo NNVN - Số ra ngày 9/3/2011 (09-03-2011) Quy trình 3N +2A mang lợi ích cho ngưòi trồng lúa - Báo NNVN - Số ra ngày 2/3/2011 (02-03-2011) Nuôi con đặc sản chịu nhiều rủi ro - Báo NNVN - Số ra ngày 1/3/2011 (02-03-2011) THU HOẠCH TIÊU BẰNG... VÒI XỊT NƯỚC - BÁO NNVN - SỐ RA NGÀY 1/3/2011 (02-03-2011) NHÙNG NHẰNG RÙA TAI ĐỎ: BỘ BUỘC TIÊU HUỶ, DN XIN ... CẤP ĐÔNG (Báo NNVN - Số ra ngày 1/10/2010) (02-10-2010) Cây trồng biến đổi gen: Dự kiến thương mại hóa cuối 2011 (Báo NNVN - Số ra ngày 2/10/2010) (02-10-2010) Trang kế tiếp ... 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44
|