Trang web ĐỖ THỊ LỢI

Thống kê
Số lần xem
Đang xem 196
Toàn hệ thống 3539
Trong vòng 1 giờ qua
Trang liên kết

TS. HOÀNG KIM
Giảng viên khoa Nông học

 

TS. TRẦN ĐÌNH LÝ
Trưởng phòng Đào Tạo - ĐHNL TP.HCM

 

Ths. LÊ VĂN PHẬN
Quản trị mạng - Phòng Hành chính 

 

NGUYỄN TRUNG QUYẾT
 Bộ môn Qui hoạch
Khoa QLĐĐ&BĐS 

 

Thành viên

Email:
Password

Nội dung

  ThS. ĐỖ THỊ LỢI

Cho đến bây giờ, khi đã nắm trong tay khối tài sản lớn, vợ chồng anh Nguyễn Văn Trọng ở thôn 3, xã Đạ Ròn (Đơn Dương - Lâm Đồng) vẫn nhớ như in những tháng ngày gây dựng cơ nghiệp. Bằng nghị lực, lòng quyết tâm vượt khó và hướng đi đúng, cuộc sống của gia đình anh đã khấm khá lên rất nhiều nhờ mô hình nuôi cá trên cao nguyên.

 

Bước đột phá

Nguyễn Văn Trọng quê ở Phú Thọ, theo đoàn người dời quê vào vùng kinh tế mới cách đây gần 20 năm. Anh kể, những năm tháng vợ chồng anh đặt chân lên Tây Nguyên là thời kỳ đất nước đang đổi mới mạnh mẽ. Thế nhưng sự đổi mới, việc phát triển kinh tế chỉ mới manh nha ở các thành phố, thị xã. Còn mảnh đất mà anh chị đặt chân đến còn đầy rẫy khó khăn.

Rồi theo guồng quay của sự phát triển, Tây Nguyên cũng dần được chú ý. Những nông trường, nhà máy, xí nghiệp và một vài chủ vườn đã mạnh dạn đầu tư trồng các loại cây có giá trị kinh tế cao. Song vì không có bằng cấp nên vợ chồng anh không được nhận vào làm việc tại các xí nghiệp, nông trường.

Hàng ngày, hai vợ chồng phải đi làm thuê cho những chủ vườn. Rồi những đứa con lần lượt ra đời, gánh nặng mưu sinh càng đè lên đôi vai anh. Trọng luôn trăn trở với ý nghĩ: “Tại sao mình cứ mãi trong cái vòng luẩn quẩn nghèo đói!?”

Cuối cùng, lời giải cũng được anh tìm ra, đó là phải thay đổi vị thế của mình. Trước tiên, muốn làm được điều đó thì phải làm chủ mình trước đã. Ngay lập tức anh không đi làm thuê nữa, ở nhà tính cách làm ăn mới.

Tây Nguyên vốn là mảnh đất màu mỡ, phù hợp với nhiều loại cây có giá trị kinh tế cao. Thế nhưng, nhận thấy hoàn cảnh của mình lúc bấy giờ trồng trọt là không thể bởi không có đất, anh quyết định chuyển sang nuôi cá vì nhận thấy ở Tây Nguyên có điều kiện rất tốt để phát triển mô hình này. Không chần chừ, ngay ngày hôm sau, Trọng tìm đến UBND xã xin thầu lại một cái hồ ở gần nhà, bắt đầu sự nghiệp gắn liền với tên tuổi của anh bây giờ.

Ngay sau khi dốc toàn bộ vốn liếng mà hai vợ chồng dành dụm trong nhiều năm để thầu diện tích mặt nước, Trọng thuê máy xúc về đào lại hồ, dọn dẹp bờ và bắt đầu thả cá giống. Trên chiếc xe đạp cà tàng và đôi quang gánh cũ, chị Nga vợ anh không nhớ nổi bao nhiêu gánh cỏ được khuân về ném xuống hồ chăm cá. Nhờ nguồn thức ăn sẵn có và sự chăm sóc của vợ chồng anh, cá đã không phụ công người. Những lứa cá trắm cỏ, rô phi, mè lai lớn nhanh trông thấy. Rồi ngày mong đợi nhất của hai vợ chồng cũng đến, lứa cá đầu tiên cho thu hoạch, anh mừng rỡ khi lần đầu tiên được cầm số tiền lớn trong tay.

Những thắng lợi về sau

“Tạm thời bỏ qua cái quá khứ trước kia nhỏ! Tôi dẫn anh đi xem cá ăn”, nói xong, Trọng kéo tôi lên chiếc công nông chở đầy rau và cho xe chạy ra hồ.

Khi những thân cây rau bắp cải vừa chạm mặt nước, như một hiệu lệnh quen thuộc, đàn cá kéo đến, chẳng mấy chốc đám rau biến mất theo những vệt nước loang loáng. Với tốc độ tiêu thụ thức ăn như vậy, ai cũng có thể nhận thấy một khối lượng cá rất lớn dưới hồ. Trọng khoe: “Năm trước, gia đình tôi thu hoạch được hơn 2 tấn cá, lãi gần 100 triệu đồng. Năm nay cứ đà này sản lượng cá sẽ đạt cao hơn”. Đứng trên cao có thể nhận thấy khu vực nuôi thả cá của gia đình Trọng là hồ nước tự nhiên bên những vạt đồi trồng càphê. Nhờ tận dụng tốt điều kiện tự nhiên, chọn được loại cá phù hợp nên chất lượng cá của anh được nhiều thương lái trong vùng biết đến. Bây giờ thì Trọng chỉ cần hô người đánh bắt là có thương lái đến tận nơi thu mua.

Từ những thắng lợi liên tiếp, gia đình Trọng đã có số tiền kha khá. Sau khi xây nhà, mua sắm vật dụng, anh có điều kiện đầu tư cho con cái ăn học, cuộc sống gia đình anh trở thành niềm mơ ước của nhiều người.

Không tự bằng lòng với những gì mình đạt được, Trọng tiếp tục làm đơn xin thầu thêm một cái đập nữa, rủ vài người góp vốn để nuôi cá. Rất nhiều người đã được anh truyền đạt kỹ thuật chăm sóc cá và có được thành công bước đầu. Trọng tâm sự: “Để nuôi cá đạt năng suất cao, tôi đã tìm mua, đọc nhiều sách báo, thường xuyên tham gia các lớp tập huấn do ngành nông nghiệp tổ chức”.

Từ mô hình thả cá mới mẻ, Trọng đã giúp gia đình vươn lên, có cuộc sống no ấm. Hơn hết, anh đã làm thay đổi cách nghĩ của người dân nơi đây vốn chỉ coi trồng trọt là thế mạnh.

Nguyễn Huy Hoàng

Số lần xem trang : 14873
Nhập ngày : 11-03-2009
Điều chỉnh lần cuối :

Ý kiến của bạn về bài viết này


In trang này

Lên đầu trang

Gởi ý kiến

  Báo Kinh tế nông thôn

  Medicated Feed For Farm (MFF): Dòng sản phẩm tối ưu tăng cường miễn dịch cho heo (KTNT - Ngày 28/3/2011) (06-04-2011)

  BIẾN RƠM THÀNH ... NHIÊN LIỆU (Báo KTNT - Ngày 21/3/2011) (06-04-2011)

  WEVIRO: Chế phẩm sinh học thân thiện với môi trường - KTNT ngày 27/10/2010 (10-03-2011)

  KHI NÀO DÂN TA KHÔNG "SẢN XUẤT THEO PHONG TRÀO" ? (Báo KTNT - Số ra ngày 11/5/2009) (11-05-2009)

  NỮ THẠC SĨ "ĐỠ ĐẺ" CHO CÁ (Báo KTNT - Số ra ngày 7/5/2009) (11-05-2009)

  TRIỆU CHỨNG VÀ CÁCH PHÒNG BỆNH H1N1 TRÊN ĐÀN LỢN (Báo KTNT - Số ra ngày 29/4/2009) (29-04-2009)

  NÔNG DÂN TRỒNG HOA HÀ LAN LAO ĐAO VI CẠNH TRANH (Báo NNVN - Số ra ngày 20/4/2009) (23-04-2009)

  KINH NGHIỆM CHO CÁ BỐNG TƯỢNG SINH SẢN NHÂN TẠO (Báo KTNT - Số ra ngày 13/4/2009) (23-04-2009)

  NGƯỜI KHÔI PHỤC GIỐNG CHUỐI LABA (Báo KTNT - Số ra ngày 13/4/2009) (23-04-2009)

  THANH LONG MẮC "BỆNH LẠ" DO THAM BÓN THÚC (Báo KTNT - Số ra ngày 11/4/2009) (23-04-2009)

Trang kế tiếp ... 1 2 3 4 5 6 7 8 9

Website Ths. ĐỖ THỊ LỢI - Đc: Thư viện trường Đại học Nông lâm Tp. HCM - Email: dothiloi(a)hcmuaf.edu.vn - Điện thoại: (08)38963351

Thiết kế: Quản trị mạng- ĐHNL 2007