ThS. ĐỖ THỊ LỢI Đã có lần nuôi giống cá đặc sản này thất bại song anh không nản chí, vẫn mạnh dạn đầu tư “được ăn cả, ngã về không”. Và anh đã trở thành tỷ phú cá hồi… Đó là anh Nguyễn Thái Dương ở thị trấn Sapa (huyện Sapa, Lào Cai).
Sinh năm 1976, sau khi xuất ngũ trở về, anh Dương mở cửa hàng bán lẻ đồ lưu niệm phục vụ khách du lịch Sapa. Cứ mỗi buổi sớm anh lại vất vả chạy xe lên TP Lào Cai lấy hàng về cho vợ bán, song cả nhà cũng chỉ đủ ăn. Thấy anh ruột có hồ nuôi cá hồi ở xã Cát Cát, Dương mò lên học hỏi và hùn vốn cùng anh đầu tư vào thuỷ sản. Vụ nuôi đầu có thu hoạch nhưng đến vụ sau nguồn nước ở đây ô nhiễm nặng, cá chết hàng loạt không thể nuôi được nữa. Không nản chí, Dương tiếp tục lên Trung tâm Giống thuỷ sản Thác Bạc (Viện Nghiên cứu Nuôi trồng thuỷ sản I) tìm hiểu kỹ thuật nuôi trồng và lặn lội tìm địa điểm nuôi mới…
Sau khi khảo sát tại xã Tả Phìn, cách Sapa 30 km, Dương quyết định thuê lại khu đất của đồng bào Dao làm mặt bằng sản xuất, tận dụng nguồn nước suối Thầu để nuôi cá hồi. Anh bỏ công đắp đập ngăn suối, mở rộng thành 4 hồ nuôi lớn nhỏ, mỗi hồ cách nhau vài bậc thang và khu ương cá giống. Nhờ Trung tâm Giống thuỷ sản Thác Bạc chuyển giao giống cá hồi, anh bắt đầu thả nuôi từ tháng 6/2007. “Đợt đầu tôi nuôi thử 2 ao, mỗi ao 1 vạn cá giống, gồm 3 loại hồi vân xanh, hồi đen, hồi vàng. Do nguồn nước sạch, nuôi theo đúng quy trình nên cá lớn nhanh. Sau một năm nuôi, trọng lượng đạt 1,6 - 1,7 kg/con, tôi thu được gần 30 tấn cá, trừ chi phí lãi 500 triệu đồng. Thế nhưng đến cuối tháng 7/2008 cơn lũ quét đi qua đã làm thiệt hại toàn bộ cơ sở hạ tầng ao nuôi, 3 tấn cá sắp thu hoạch cũng trôi theo dòng suối” - anh Dương kể.
Được NHNo-PTNT Chi nhánh Sapa cho vay 600 triệu đồng, Nguyễn Thái Dương tiếp tục đổ vốn bắt tay vào khôi phục sản xuất. Cả 4 ao nuôi đều được rào lưới khá chắc chắn. Để chủ động nguồn giống, anh thuê chuyên gia Trung Quốc sang chuyển giao kỹ thuật, cho ấp nở thành công 2 vạn cá hồi giống.
Khi lên thăm trang trại của Dương, chúng tôi không thể hình dung được nửa năm trước, đây là đống đổ nát. Dương ném thức ăn xuống hồ nước trong veo, đàn cá hồi nhung nhúc lao lên đớp mồi. “Giống cá này vốn ưa nước sạch, nước đục bẩn gây ô nhiễm là phát dịch. Cá hồi kén thức ăn, 4 ao nuôi mỗi ngày tốn 50 kg thức ăn, là loại thức ăn thuỷ sản cao cấp được nhập khẩu từ Mỹ. Cá hồi rất hợp với khí hậu Sapa song không phải địa phương nào cũng có nguồn nước sạch để nuôi. Ở đây, ngoài Trung tâm giống Thác Bạc, chỉ có trang trại của tôi là nuôi được loài cá này” - anh khẳng định.
Khi chúng tôi hỏi về đầu ra sản phẩm, Dương cho biết, mỗi ngày anh đánh tỉa vài yến cá thương phẩm, giá bán buôn 150.000đ/kg, xuất hàng xuống Việt Trì (Phú Thọ), Hà Nội. Hiện giờ cá hồi đang khan hiếm, cung vẫn không đủ cầu. Dự kiến từ nay đến tháng 8 nếu “mưa thuận gió hoà” anh Dương sẽ thu hoạch khoảng trên 3 tấn cá thương phẩm. “Nếu vụ này ông trời cho ăn, tôi sẽ mở rộng thêm 2 ao nuôi nữa và đầu tư 300 triệu đồng để xây dựng con đường ô tô chạy lên trang trại” - anh nói.
Trường Giang Số lần xem trang : 16809 Nhập ngày : 13-03-2009 Điều chỉnh lần cuối : Ý kiến của bạn về bài viết này
Báo Nông Nghiệp Việt Nam Antracol 70WP giúp khắc phục lúa chậm phát triển - Báo NNVN số ra ngày 1/4/2011 (04-04-2011) LỢN CON CHẾT KHI SINH - Báo NNVN số ra ngày 1/4/2011 (04-04-2011) Đã có 100 con heo giống Pic của Mỹ về Việt Nam - Báo NNVN - Số ra ngày 10/3/2011 (10-03-2011) TRỒNG DỨA CẢNH - Báo NNVN số ra ngày 9/3/2011 (09-03-2011) Nuôi tôm thẻ ở Long An: Lại chết vì ý thức kém - Báo NNVN - Số ra ngày 9/3/2011 (09-03-2011) Quy trình 3N +2A mang lợi ích cho ngưòi trồng lúa - Báo NNVN - Số ra ngày 2/3/2011 (02-03-2011) Nuôi con đặc sản chịu nhiều rủi ro - Báo NNVN - Số ra ngày 1/3/2011 (02-03-2011) THU HOẠCH TIÊU BẰNG... VÒI XỊT NƯỚC - BÁO NNVN - SỐ RA NGÀY 1/3/2011 (02-03-2011) NHÙNG NHẰNG RÙA TAI ĐỎ: BỘ BUỘC TIÊU HUỶ, DN XIN ... CẤP ĐÔNG (Báo NNVN - Số ra ngày 1/10/2010) (02-10-2010) Cây trồng biến đổi gen: Dự kiến thương mại hóa cuối 2011 (Báo NNVN - Số ra ngày 2/10/2010) (02-10-2010) Trang kế tiếp ... 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44
|