Trang web ĐỖ THỊ LỢI

Thống kê
Số lần xem
Đang xem 885
Toàn hệ thống 2693
Trong vòng 1 giờ qua
Trang liên kết

TS. HOÀNG KIM
Giảng viên khoa Nông học

 

TS. TRẦN ĐÌNH LÝ
Trưởng phòng Đào Tạo - ĐHNL TP.HCM

 

Ths. LÊ VĂN PHẬN
Quản trị mạng - Phòng Hành chính 

 

NGUYỄN TRUNG QUYẾT
 Bộ môn Qui hoạch
Khoa QLĐĐ&BĐS 

 

Thành viên

Email:
Password

Nội dung

  ThS. ĐỖ THỊ LỢI

Hỏi: Bệnh cầu trùng là bệnh như thế nào? Gà nhà tôi lúc 2 – 3 tuần tuổi thường mắc bệnh với triệu chứng thương gặp như: ỉa phân sáp đôi khi có máu, gà chết lưa thưa, một số bị còi. Khi mổ ra thấy đường ruột có ứ máu đôi khi thấy ở manh tràng, đôi khi thấy phần trên ruột non sưng to. Có phải đàn gà đã mắc bệnh cầu trùng? Xin cho tôi biết rõ hơn về bệnh này?

(Anh Lương Văn Tùng - Buôn Mê Thuột, Đăk Lăk)

 

Trả lời:

Theo những gì anh trình bày cho thấy đàn gà bạn đã mắc bệnh cầu trùng. Chúng tôi chia sẽ với anh một số thông tin về bệnh này như sau: Bệnh cầu trùng gà là một loại bệnh do ký sinh trùng gây ra. Tuy là bệnh ký sinh trùng, nhưng lại lây lan rất nhanh và chủ yếu qua đường miệng. Bệnh gây nhiều thiệt hại về kinh tế cho người chăn nuôi, đặc biệt nuôi gà thả vườn theo phương thức nuôi tập trung hiện nay. Bệnh làm tăng số gà còi, giảm tốc độ lớn cho toàn đàn, gây chết cao ở gà con từ 30 – 100%, làm giảm sản lượng trứng từ 20 – 40% ở gà đẻ. Các nghiên cứu trong nước cho thấy, tỷ lệ nhiễm cầu trùng cao nhất giai đoạn 2 – 5 tuần tuổi. Có 4 loại cầu trùng thường xuyên gây bệnh, cường độ gây bệnh từ cao đến thấp là E.tenella, E.maxima, E.acervulina và E.mitis

Triệu chứng: Gà tất cả các lứa tuổi đều có thể mắc cầu trùng, nhưng tuổi hay bị bệnh nhất là 2 - 5 tuần tuổi. Gà trưởng thành hay bị bệnh ở thể mãn tính. Lúc đầu gà bỏ ăn, khát nước, lông xù, thường ngồi trên hai chân, đi lại loạng choạng. Phân loãng, lúc đầu có màu xanh, sau đó có màu nâu có lẫn máu, đôi khi trong phân có nhiều máu. Lỗ huyệt bẩn do dính phân, cuối thời kỳ bệnh có thể bị liệt. Bệnh ở thể cấp tính gà thường chết nhanh sau 2 - 7 ngày, bệnh cũng có thể kéo dài, khỏi dần nhưng chậm.

Bệnh tích: Mào, tích, cơ bắp nhợt nhạt. Mổ khám nếu thấy manh tràng ứ đầy máu, sưng to là cầu trùng mang tràng (xem hình). Nếu thấy tá tràng sưng to, ruột phình to từng đoạn, niêm mạc tá tràng viêm, trên bề mặt thấy các ổ tròn xám là cầu trùng ruột non.

Phòng bệnh: Quản lý và vệ sinh tốt: Không để nền chuồng ẩm ướt, dọn sạch phân và sát trùng chuồng trại thường xuyên. Sử dụng Vime-Iodine (15 – 20 ml/4 lít nước) phun khắp chuồng, định kỳ 3 – 4 tuần sử dụng 1 lần. Thường xuyên trộn vào thức ăn thuốc chống cầu trùng có thể dùng Vimecox SPE3 : 1gr /10kg thể trọng/ngày, hoặc 1gr trộn với 1kg thức ăn hay pha với 1lít nước uống, vào các giai đoạn 4 – 7 , 22 – 25, 38 – 40 ngày tuổi phòng bệnh rất có hiệu quả.

Điều trị: Do đặc điểm kí sinh trùng gây bệnh cầu trùng rất dễ đề kháng với thuốc nên việc dùng thuốc trị bệnh cầu trùng phải thực hiện theo đúng chỉ dẫn của nhà sản xuất thuốc. Tùy theo liệu trình đã dùng cho lần điều trị trước mà ta có thể dung một trong hai thuốc đặc trị sau cho thích hợp Vimecox – SPE3: 1gr pha với 0,5 lít nước uống hoặc trộn với 0,25gr kg thức ăn, liên tục 5 ngày. Hoặc Vicox - Toltra: 1ml/ 1lit nước uống liên tục 2 ngày. Cần bổ sung thêm Vimix Plus : 1gr pha cho 1 lít nước dùng pha nước cho uống liên tục 3 - 5 ngày. Vimeperos: 5gr cho 1000 gà con, 500 gà giò, 200 gà đẻ liên tục 5 ngày. Khi gà bệnh cần bổ sung vitamin K, E, A và Selenium vào khẩu phần để làm giảm mức độ chết của gà.

KS. Trần Hồng Anh

Số lần xem trang : 17023
Nhập ngày : 17-03-2009
Điều chỉnh lần cuối :

Ý kiến của bạn về bài viết này


In trang này

Lên đầu trang

Gởi ý kiến

  Báo Nông Nghiệp Việt Nam

  CÁCH ĐIỀU CHỈNH ĐỘ pH NƯỚC CHO CÁ NUÔI (Báo NNVN - Số ra ngày 9/1/2009) (09-01-2009)

  NỔI TIẾNG MÁY GẶT ĐẬP LIÊN HỢP ĐẠI LỢI (Báo NNVN - Số ra ngày 8/1/2009) (08-01-2009)

  QUẢNG NGÃI: MÔ HÌNH NUÔI THÂM CANH CÁ CHÌNH (Báo NNVN - Số ra ngày 7/1/2009) (08-01-2009)

  MÔ HÌNH SẢN XUẤT HIÊU QUẢ Ở BẠC LIÊU (Báo NNVN - Số ra ngày 7/1/2009) (08-01-2009)

  CHÚ Ý LOÀI CỎ CHỨA ĐỘC TỐ VỚI CÁ (Báo NNVN - Số ra ngày 7/1/2009) (07-01-2009)

  CHẾ PHẨM SOFRI PROTEIN DIỆT TRỪ RUỒI ĐỤC QUẢ (Báo NNVN - Số ra ngày 7/1/2009) (07-01-2009)

  NÔNG DÂN NAM BỘ MUỐN RA BẮC.... THAM QUAN SẠ HÀNG (Báo NNVN - Số ra ngày 6/1/2009) (06-01-2009)

  CHĂN NUÔI GIA CẦM TRONG CHUỒNG KÍN (Báo NNVN - Số ra ngày 6/1/2009) (06-01-2009)

  BÀI II: CẦN CHIẾN LƯỢC HỢP TÁC DÀI HẠI (Báo NNVN - Số ra ngày 6/1/2009) (06-01-2009)

  AN NINH LƯƠNG THỰC NHÌN TỪ BÁN ĐẢO ĐÔNG DƯƠNG (Báo NNVN - Số ra ngày 5/1/2009) (05-01-2009)

Trang kế tiếp ... 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44

Website Ths. ĐỖ THỊ LỢI - Đc: Thư viện trường Đại học Nông lâm Tp. HCM - Email: dothiloi(a)hcmuaf.edu.vn - Điện thoại: (08)38963351

Thiết kế: Quản trị mạng- ĐHNL 2007