ThS. ĐỖ THỊ LỢI 1. Trong thức ăn hỗn hợp của thỏ cho thêm 8 – 12% đường gluco có thể trung hòa sự không hợp vị trong thức ăn hỗn hợp cho thỏ, kích thích sự thèm ăn, khiến thỏ ăn nhiều hơn, nhanh chóng tăng cân, thông thường có thể tăng trọng lượng cơ thể của thỏ trưởng thành cao hơn khoảng 25%, đồng thời giảm sự kén ăn của thỏ, tránh gây lãng phí thức ăn.
2. Tăng sức đề kháng cho thỏ: Thêm 8 – 12% đường gluco trong thức ăn có thể tăng sức đề kháng cho thỏ, tăng tốc độ hấp thụ thức ăn từ đó tăng năng lượng, ngoài ra còn có thể bổ sung dinh dưỡng, bảo vệ các tế bào gan không bị tác động của các nhân tố có hại, tăng cường khả năng chống chịu đối với các bệnh truyền nhiễm và ngộ độc, giảm tỉ lệ mắc bệnh của đàn thỏ, hiện tượng tử vong không rõ nguyên nhân cũng giảm rõ rệt.
3. Tăng tỉ lệ sinh thỏ cái: Trước khi thỏ mẹ lai giống 12 ngày, gia tăng 20 – 30 gam đường gluco vào thức ăn hàng ngày của thỏ, hoặc pha vào nước cho thỏ uống, sau khi lai giống xong thì ngừng cho uống có thể khiến tỉ lệ sinh thỏ cái tăng 12%.
4. Hồi phục thể trạng của thỏ non, yếu: Thêm 15% đường gluco vào thức ăn của thỏ non, yếu có thể gia tăng sự thèm ăn của thỏ, về cơ bản khiến thỏ nhanh hồi phục thể trạng.
5. Phòng tránh các bệnh: Từ lúc thỏ mẹ mang thai được 20 ngày tuổi cho tới 2 ngày sau khi thỏ mẹ sinh, có thể cho thêm 20 gam đường gluco vào thức ăn hàng ngày của thỏ có thể phòng tránh được các bệnh phát sinh trong thời kỳ mang thai và sau khi sinh.
6. Tăng hiệu quả uống thuốc: Thỏ vốn rất nhạy cảm khi thấy có vị lạ trong thức ăn, do trộn lẫn thuốc phòng bệnh, thỏ thường không muốn ăn, nếu như trộn thêm 15% đường gluco trong hỗn hợp thức ăn + thuốc đó có thể khiến thỏ không chán ăn, bảo đảm thỏ được uống thuốc đầy đủ. Nếu cho thỏ uống thuốc nước, có thể pha thêm đường gluco vào dung dịch thuốc sẽ kích thích sự thèm uống của thỏ, làm tăng hiệu quả uống thuốc.
Văn Nguyễn Số lần xem trang : 16959 Nhập ngày : 17-03-2009 Điều chỉnh lần cuối : Ý kiến của bạn về bài viết này
Báo Nông Nghiệp Việt Nam VỀ BỆNH ĐẠO ÔN HẠI LÚA XUÂN 2009 (Báo NNVN - Số ra ngày 21/4/2009) (21-04-2009) BỆNH TÔM (Báo NNVN - Số ra ngày 21/4/2009) (21-04-2009) SẢN XUẤT GIỐNG CÁ RÔ ĐỒNG (Báo NNVN - Số ra ngày 20/4/2009) (20-04-2009) Xác định tương tác kiểu Gene với môi trường cho việc xây dựng cơ cấu giống lúa mới cho ĐBSCL (Báo NNVN - Số ra ngày 19/4/2009) (20-04-2009) THUỐC LÁ BIẾN ĐỔI GEN CÓ PROTEIN CHỐNG HIV (Báo NNVN - Số ra ngày 16/4/2009) (17-04-2009) TRỒNG LÚA CHO CÁ ... PHÁ, THU LÃI CAO (Báo NNVN - Số ra ngày 16/4/2009) (17-04-2009) LÀM GÌ ĐỂ NÂNG CAO NĂNG SUẤT VỤ HÈ THU? (Báo NNVN - Số ra ngày 16/4/2009) (17-04-2009) Một số lưu ý về kỹ thuật canh tác giống mía ROC22 (Báo NNVN - Số ra ngày 16/4/2009) (17-04-2009) HỆ THỐNG CÔNG NGHỆ TINH CỌNG RẠ TẠI VIỆT NAM (Báo NNVN - Số ra ngày 16/4/2009) (17-04-2009) Cam đỏ Cara Cara trồng thành công ở Việt Nam (Báo NNVN - Số ra ngày 14/4/2009) (14-04-2009) Trang kế tiếp ... 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44
|