ThS. ĐỖ THỊ LỢI Trên thị trường hiện có rất nhiều chủng loại phân bón hóa học được lưu thông, sử dụng trong SXNN với nhiều màu sắc, hình thái, dạng hạt… mà nông dân rất khó phân biệt và nhận dạng bằng mắt thường. Để tránh nhầm lẫn hoặc mua phải loại phân bón giả, Cận tôi xin giới thiệu cách nhận biết một số loại phân bón thông thường bằng cách thử lý hóa dưới đây của các nhà khoa học ngành phân bón Việt Nam.
1. Nhận biết các loại phân khoáng tan hết trong nước (phân nitrat, phân amôn, phân kali):
- Dùng thìa hoặc mũi dao lấy một ít mẫu phân đưa lên ngọn lửa đèn cồn hoặc lửa than: nếu phân cháy thành ngọn lửa thì đấy là phân nitrat; nếu phân chảy nước, bốc khói là phân amôn; nếu không thấy thay đổi, đích thị là phân kali.
- Phân biệt các loại phân nitrat: Xúc 1 thìa phân cho vào cốc nước vôi trong: nếu có mùi khai là phân nitrat amôn (NH4NO3); nếu không có mùi khai là phân nitrat natri (NaNO3) hoặc nitrat kali (KNO3). Để phân biệt được 2 loại nitrat này, đốt phân trên ngọn lửa: nếu ngọn lửa có màu vàng là NaNO3; màu tím là KNO3.
- Phân biệt các loại amôn: Xúc 1 thìa phân amôn cho vào cốc nước vôi trong: không có mùi khai là phân urê CO(NH2)2; nếu có mùi khai, đổ tiếp vào dung dịch BaCl2. Kết tủa thành sunphat amôn (NH4)2SO2; không kết tủa: NH4CL hoặc NH4H2PO4. Cho AgNO3 vào dung dịch kết tủa trên: nếu thấy kết tủa màu trắng là NH4CL, kết tủa màu vàng đích thị là NH4H2PO4.
- Phân biệt các loại phân kali: Hòa tan phân kali vào cốc rồi đổ từ từ dung dịch BaCl2 vào: nếu thấy kết tủa là sunphat kali K2SO4, không thấy kết tủa đích thị là clorua kali KCl.
2. Nhận biết các loại phân khoáng ít tan hoặc không tan hết trong nước (phân lân, vôi, xianamit, kali magiê):
- Nhận biết phân vôi: màu trắng ngà, trắng đục. Nhỏ axit vào phân, thấy sủi bọt: CaCO3, MgCO3; không thấy sủi bọt: vụn sừng, prexipitat, thạch cao.
- Phân biệt các loại phân khi nhỏ axit không thấy sủi bọt: Đốt trên than hoặc ngọn lửa đèn cồn nếu có mùi khét là vụn sừng; không có mùi khét là 2 loại phân còn lại. Nhỏ AgNO3 vào: nếu thấy kết tủa màu vàng là prêxipitat, không có màu là thạch cao (CaSO4.2H2O) đích thị.
- Nhận biết phân kali magiê: màu xám, tan trong nước.
- Nhận biết bột photphorit: màu đất, pH trung tính.
- Màu đen, pH kiềm, nhỏ axit vào: có bốc hơi, kết tủa, vệt đen là phân xianamit canxi; kết tủa lắng xuống đáy cốc là tômasolac.
KS. Cận Số lần xem trang : 16919 Nhập ngày : 26-03-2009 Điều chỉnh lần cuối : Ý kiến của bạn về bài viết này
Báo Nông Nghiệp Việt Nam Antracol 70WP giúp khắc phục lúa chậm phát triển - Báo NNVN số ra ngày 1/4/2011 (04-04-2011) LỢN CON CHẾT KHI SINH - Báo NNVN số ra ngày 1/4/2011 (04-04-2011) Đã có 100 con heo giống Pic của Mỹ về Việt Nam - Báo NNVN - Số ra ngày 10/3/2011 (10-03-2011) TRỒNG DỨA CẢNH - Báo NNVN số ra ngày 9/3/2011 (09-03-2011) Nuôi tôm thẻ ở Long An: Lại chết vì ý thức kém - Báo NNVN - Số ra ngày 9/3/2011 (09-03-2011) Quy trình 3N +2A mang lợi ích cho ngưòi trồng lúa - Báo NNVN - Số ra ngày 2/3/2011 (02-03-2011) Nuôi con đặc sản chịu nhiều rủi ro - Báo NNVN - Số ra ngày 1/3/2011 (02-03-2011) THU HOẠCH TIÊU BẰNG... VÒI XỊT NƯỚC - BÁO NNVN - SỐ RA NGÀY 1/3/2011 (02-03-2011) NHÙNG NHẰNG RÙA TAI ĐỎ: BỘ BUỘC TIÊU HUỶ, DN XIN ... CẤP ĐÔNG (Báo NNVN - Số ra ngày 1/10/2010) (02-10-2010) Cây trồng biến đổi gen: Dự kiến thương mại hóa cuối 2011 (Báo NNVN - Số ra ngày 2/10/2010) (02-10-2010) Trang kế tiếp ... 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44
|