ThS. ĐỖ THỊ LỢI Cá trắm còn gọi là thanh ngư, là loài cá nước ngọt sống ở các hồ ao ở nước ta. Có 2 loài: cá trắm đen và trắm trắng (còn gọi là cá trắm cỏ). Cả hai loại trắm này đều được nhân dân nuôi ở ao hồ để lấy thịt. Thịt cá trắm được sử dụng làm thực phẩm, được chế biến thành nhiều món ăn ngon, bổ dưỡng, ngoài ra còn có tác dụng phòng chữa bệnh.
Theo Đông y, cá trắm trắng bổ tỳ vị, khí huyết, thích hợp với các chứng tỳ vị hư hàn, biếng ăn, gầy yếu mệt mỏi, đuối sức.
Người yếu bị cảm gió lạnh,đau đầu, ngạt mũi, đau mình mẩy: Thịt cá trắm 150g, nước 1/2 bát. Nấu sôi rồi cho cá, gừng, rượu. Hầm 30 phút cho gia vị vừa đủ ăn nóng, đắp chăn cho ra mồ hôi.
Cảm nắng nóng, viêm phế quản do nóng nắng, khô họng, ho nhiều đờm vàng đặc, tiểu vàng đỏ: Cá trắm trắng 120g, mướp 500g, gừng tươi 3 lát. Cá thái miếng ướp gừng muối. Mướp thái miếng xào chín cho gia vị rồi cho cá vào đảo vừa chín tới, ăn với cơm.
Khí huyết không đủ, suy nhược sau ốm: Cá trắm 250g, hoàng kỳ 25g, đương quy 12g. Nấu canh ăn cá uống nước, bỏ bã thuốc.
Cá trắm đen tính bình, vị ngọt, thích hợp với người tỳ vị hư nhược, mất sức, phù nề, viêm gan, thận, tê thấp sưng đau, tăng cường miễn dịch, chống ôxy hóa... là một loại thực phẩm tương đối tốt với người già, trẻ em, phụ nữ có thai và những người bị bệnh tim mạch.
Đau dạ dày mạn tính: Hầm cá trắm đen, ăn thịt uống nước.
Suy nhược, mất sức, chóng mặt: Cá trắm đen 500g với lượng gạo vừa đủ nấu cháo ăn.
Canh đậu phụ cá trắm cỏ, dùng chữa các bệnh phát triển không tốt ở trẻ, nhờ tác dụng bổ trung, lợi tiểu, trừ gió. Trong món ăn chứa muối vô cơ như canxi, magie, nên tác dụng với sự sinh trưởng, phát triển cơ và xương của trẻ: Cá trắm cỏ 1 con khoảng 500g, đậu phụ 250g, lá tỏi 10g, dưa cải muối 10g, rượu, gia vị, xì dầu, đường trắng, mỡ lợn. Cá đánh vảy, bỏ mang, ruột, rửa sạch, cắt khúc; dưa cải, đậu phụ cắt miếng nhỏ; lá tỏi rửa sạch cắt khúc. Cho mỡ vào nồi đun nóng, bỏ cá, dưa cải, rượu, gia vị, xì dầu, đường trắng, rồi đun cá chín thì cho đậu phụ vào đợi canh sôi hạ lửa, chờ khi đậu nổi lên cho lá tỏi, mỡ và ăn cùng cơm.
Lưu ý, mật cá trắm có tính độc do đó không nên dùng vì đã có rất nhiều người sử dụng mật cá trắm để chữa bệnh và đã xảy ra ngộ độc.
Số lần xem trang : 14957 Nhập ngày : 23-04-2009 Điều chỉnh lần cuối : Ý kiến của bạn về bài viết này
Báo Sức khỏe và đời sống Y HỌC CỔ TRUYỀN VỚI BỆNH UNG THƯ (11-02-2009) LÀM ĐẸP VỚI CÂY LÔ HỘI (14-01-2009) CÁC BÀI THUỐC TỪ RAU TÍA TÔ (14-01-2009) PHÒNG VÀ CHỮA BỆNH GAN NHIỄM MỠ (19-12-2008) CÀ TÍM - GIẢM BÉO PHÌ (19-12-2008) TRỨNG VỊT LỘN - THỨC ĂN NGON, THUỐC BỔ QUÝ (19-12-2008) ĐẬU PHỤ LÀ BẠN THÂN THIẾT CỦA PHỤ NỮ (19-12-2008) TÁC DỤNG CỦA RƯỢU TỎI (16-12-2008) HẠT BÍ NGÔ NGỪA ĐƯỢC XƠ VỮA MẠCH VÀNH (16-12-2008) NHÂN SÂM NHƯ CON DAO HAI LƯỠI: NHỮNG NGỘ NHẬN CHẾT NGƯỜI. (15-12-2008) Trang kế tiếp ... 1 2 3
|