Trang web ĐỖ THỊ LỢI

Thống kê
Số lần xem
Đang xem 3649
Toàn hệ thống 4824
Trong vòng 1 giờ qua
Trang liên kết

TS. HOÀNG KIM
Giảng viên khoa Nông học

 

TS. TRẦN ĐÌNH LÝ
Trưởng phòng Đào Tạo - ĐHNL TP.HCM

 

Ths. LÊ VĂN PHẬN
Quản trị mạng - Phòng Hành chính 

 

NGUYỄN TRUNG QUYẾT
 Bộ môn Qui hoạch
Khoa QLĐĐ&BĐS 

 

Thành viên

Email:
Password

Nội dung

  ThS. ĐỖ THỊ LỢI

Hàng năm sản lượng cà phê của nước ta đạt khoảng 850.000 tấn, lượng phế thải (chủ yếu là thịt quả) chiếm gần một nửa (340.000-350.000 tấn). 

 

Phần lớn lượng thịt quả phế thải từ các nhà máy chế biến cà phê xuất khẩu đều bị đổ trực tiếp ra sông suối, ao hồ gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng làm ảnh hưởng đến sức khỏe người lao động và cộng đồng.

Để giải quyết nhược điểm này đồng thời tận dụng nguồn nguyên liệu giàu chất dinh dưỡng phục vụ chăn nuôi, sau nhiều năm nghiên cứu ở các vùng trồng và chế biến cà phê, mới đây nhóm nghiên cứu viện Cơ điện nông nghiệp và Công nghệ sau thu hoạch do PGS. TS Nguyễn Thùy Châu làm chủ nhiệm đề tài vừa triển khai thành công dự án thử nghiệm “Sản xuất thử thịt quả cà phê lên men làm nguyên liệu thức ăn chăn nuôi ở qui mô công nghiệp”.

Trao đổi với chúng tôi, bà Châu cho biết: Dự án có qui mô công suất 5 tấn/ngày được triển khai xây dựng tại công ty Cà phê Eapok, tỉnh Đăk Lăk dựa vào kết quả của đề tài nghiên cứu khoa học cấp Nhà nước “Nghiên cứu công nghệ sản xuất thịt quả cà phê lên men làm thức ăn gia súc” đã được nghiệm thu và đánh giá cao trước đó. Để tạo ra chế phẩm thịt quả cà phê lên men dùng làm thức ăn gia súc, đề tài đã sử dụng các vi sinh vật tự nhiên và vi sinh vật tuyển chọn với mục đích khử tanin, caffein và tạo các enzym cellulaza, pectinaza trên môi trường thịt quả cà phê có bổ sung các thành phần dinh dưỡng.

Enzym pectinaza có tác dụng thủy phân pectin thịt quả cà phê thành Oligogalacturonide có vai trò như là nguồn dinh dưỡng cho các vi sinh vật có ích cho đường ruột vật nuôi phát triển. Chế phẩm thịt quả cà phê lên men do dự án sản xuất có hàm lượng tanin và caffein dưới mức cho phép, có hàm lượng protein cao đáp ứng nhu cầu làm thức ăn chăn nuôi gia súc và cá.

Quy trình sản xuất thịt quả cà phê lên men làm thức ăn chăn nuôi được thực hiện qua các bước: khử tanin bằng việc sử dụng các vi khuẩn Bacillus subtilis tự nhiên có trong thịt quả cà phê bằng cách đảo trộn đống thịt quả mỗi ngày 1 lần trong thời gian 7-8 ngày. Caffein được khử thông qua việc sử dụng nấm Aspergillus niger đã được tuyển chọn có hoạt tính khử cafein đồng thời tạo enzym cellulaza và pectinaza. Bước tiếp theo là lên men thịt quả cà phê bằng nấm Aspergillus niger đã được tuyển chọn theo phương thức yếm khí trong các túi nilon, thời gian 9-10 ngày. Sản phẩm thu được có màu vàng sáng, mùi hấp dẫn, không còn vị đắng chát, thành phần các chất dinh dưỡng (tính theo % chất khô) gồm có: protein tổng số 19-21; đường tổng số 3,8-4,5; caffein 0,07; tanin 0,85.

Kết quả thử nghiệm tại trại chăn nuôi bò thịt Eapok tỉnh Đăk Lăk cho thấy có thể sử dụng thịt quả cà phê lên men thay thế cho 30% thứa ăn tinh trong khẩu phần thừa ăn hàng ngày mà không ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển. Ngoài ra, việc thử nghiệm thịt quả lên men làm thức ăn để nuôi các loại cá mè hoa, cá chép, cá trắm và cá rô phi ở qui mô ao nuôi hỗn hợp 500m2 tại trại cá giống nước ngọt Eatam, tỉnh Đăk Lăk cũng cho kết quả khả quan.

Từ  kết quả thử nghiệm, các nhà khoa học Viện cơ điện nông nghiệp và Công nghệ sau thu hoạch khuyến cáo, các cơ sở sản xuất thức ăn chăn nuôi và bà con chăn nuôi ở các vùng trồng cà phê nên sử dụng thịt quả cà phê lên men như là một chất phụ gia bổ sung vào nguồn thức ăn cho vật nuôi vừa tiết kiệm chi phí thức ăn, cho thu nhập cao hơn, đồng thời vừa có tác dụng giảm thiểu tình trạng ô nhiễm môi trường sống tại địa phương rất hữu hiệu.

Nguyễn Khê

Số lần xem trang : 17096
Nhập ngày : 07-05-2009
Điều chỉnh lần cuối :

Ý kiến của bạn về bài viết này


In trang này

Lên đầu trang

Gởi ý kiến

  Báo Nông Nghiệp Việt Nam

  NUÔI TÔM QUẢNG CANH THÂN THIỆN VỚI MÔI TRƯỜNG (Báo NNVN - Số ra ngày 22/6/2009) (25-06-2009)

  QUY TRÌNH THÂM CANH MÔ HÌNH THÂM CANH LÚA - CÁ (Báo NNVN - Số ra ngày 8/6/2009) (25-06-2009)

  Phytoplasma tác nhân gây “bệnh nan y” trên cây mì (Báo NNVN - Số ra ngày 18/6/2009)(25-06-2009)

  NUÔI CẦY HƯƠNG ĐẠT HIỆU QUẢ KINH TẾ CAO (Báo NNVN - Số ra ngày 16/6/2009) (16-06-2009)

  Quảng Bình: Hiệu quả từ mô hình sản xuất giống lứa TBR-1 (Báo NNVN - Số ra ngày 16/6/2009) (16-06-2009)

  LIÊN KẾT TRONG CHUỖI SẢN XUẤT LÚA GẠO HÀNG HÓA (Báo NNVN - Số ra ngày 16/6/2009) (16-06-2009)

  CÁCH KHẮC PHỤC BỆNH ĐẬU GÀ (Báo NNVN - Số ra ngày 15/6/2009) (16-06-2009)

  Sử dụng magiê sunphát nâng cao năng suất, chất lượng chè (Báo NNVN - Số ra ngày 15/6/2009) (16-06-2009)

  Trung Quốc: Đã hiện thực hoá tiềm năng sản xuất trứng tại châu Phi (Báo NNVN - Số ra ngày 15/6/2009) (16-06-2009)

  MỘT SỐ CÂU HỎI VÀ TRẢI LỜI VỀ CÂY MACADAMIA (Báo NNVN - Số ra ngày 15/6/2009) (16-06-2009)

Trang kế tiếp ... 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44

Website Ths. ĐỖ THỊ LỢI - Đc: Thư viện trường Đại học Nông lâm Tp. HCM - Email: dothiloi(a)hcmuaf.edu.vn - Điện thoại: (08)38963351

Thiết kế: Quản trị mạng- ĐHNL 2007