ThS. ĐỖ THỊ LỢI Đậu gà là một bệnh truyền nhiễm do virus gây nên, bệnh thường hại gà giai đoạn 25-50 ngày tuổi. Bị bệnh đậu, các niêm mạc mắt, miệng mọc mụn “bâu”, mụn chín chảy mủ làm loét các niêm mạc, bệnh nặng biến chứng làm mù mắt, tiêu chảy, viêm phổi, giảm tăng trọng, tăng tỷ lệ chết trong đàn.
Nguyên nhân bệnh đậu gà là do virus nên việc sử dụng vacxin chủng đậu cho gà nhỏ lúc 15-17 ngày tuổi để phòng bệnh là biện pháp quyết định hiệu quả khắc phục bệnh đậu cho gà con.
Mua lọ vacxin đông khô liều 200con của các hãng sản xuất thuốc thú y có tên tuổi rõ ràng, còn thời hạn sử dụng, được bảo quản tốt, mua ở những cửa hàng bán thuốc thú y có uy tín nhiều năm ở địa phương để sử dụng cho 100-150con gà nhỏ.
Tốt nhất lấy 2ml nước sinh lý, nếu không có nước sinh lý có thể dùng nước cất hoặc nước đun sôi để nguội hoà tan vacxin.
Dùng chiếc kim khâu loại nhỏ, loại kim khâu vá thủ công, luồn đoạn chỉ dài khoảng 2cm buộc chắc vào lỗ luồn chỉ của kim. Nhúng đoạn chỉ vào dung dịch vacxin đậu pha sẵn, xiên kim qua màng mỏng của cánh gà theo chiều từ trên xuống dưới, vacxin đậu gà sẽ ngấm qua vết thương vào cơ thể sinh ra kháng thể gây miễn dịch bệnh đậu cho gà sau khi chủng khoảng 5-7 ngày.
Cũng có thể dùng chiếc ngòi bút viết học sinh bằng kim loại nhúng vào dung dịch vacxin đậu pha sẵn rạch vào da cánh, da đùi đoạn dài 0,5cm sao cho vết thương bị chảy máu là được.
Để vacxin đậu gà phát huy tác dụng tốt không nên cho gà uống hoặc tiêm thuốc kháng sinh trong khoảng 1 ngày trước và 3 ngày sau khi chủng đậu.
Trị bệnh: Khi bị bệnh đậu, cần trị theo triệu chứng. Nếu bị tiêu chảy phân xanh, phân trắng, E.Coli cho uống một trong các loại thuốc như: SEC; Vime-Coam; Genta Disul Trim... Bệnh cầu trùng cho uống Bi O- Anticoc; Han-Eba 30%… Bệnh viêm đường hô hấp cho uống Vime-Tryn 5; BiO-C.CRD. Stop; Bio-Gentalycosim... Các loại thuốc kháng sinh trên sử dụng kết hợp với hỗn hợp điện giải B.complex chất lượng tốt như: Vitasol; Unilyte Vit-C; Bio-Electrolytes… trong 5-7 ngày liền.
Vết thương mụn đậu khi chảy mủ cần thấm khô, bôi dung dịch khử trùng xanh Metylen làm khô vết thương, khử virus tránh lây lan sang các mô lành.
KS. Nguyễn Số lần xem trang : 16798 Nhập ngày : 16-06-2009 Điều chỉnh lần cuối : Ý kiến của bạn về bài viết này
Báo Nông Nghiệp Việt Nam Nông nghiệp sạch - Lợi đủ đường: NUÔI HEO AN TOÀN TỪ A - Z(03-05-2012) Mulato - giống cỏ số 1 cho chăn nuôi bò sữa (Báo NNVN - Số ra ngày 6/6/2011) (06-06-2011) VISEN 20SC - THUỐC ĐẶC TRỊ BỆNH VI KHUẨN (Báo NNVN - Số ra ngày 6/6/2011) (06-06-2011) SÂU ĐỤC THÂN, ĐỤC BẮP HẠI NGÔ (Báo NNVN - Số ra ngày 19/4/2011) (22-04-2011) ỨNG PHÓ VỚI THỜI ĐẠI HẠN (Báo NNVN - Số 75 - Ngày 15/4/2011) (16-04-2011) NGUY CƠ TỪ 2 TRIỆU TẤN … PHÂN VỊT (Báo NNVN – Số 75 – Ngày 15/4/2011) (16-04-2011) Đối tượng nào được bảo hiểm nông nghiệp? (Báo NNVN - Số 75 - Ngày 15/4/2011) (16-04-2011) Thêm một giống ngô lai được bán bản quyền (Báo NNVN - Số ra ngày 6/4/2011) (06-04-2011) "Sóng thần" rầy nâu đe dọa toàn châu Á - Báo NNVN số ra ngày 4/4/2011 (04-04-2011) DỊCH BỆNH TẤN CÔNG VỤ TÔM MỚI - Báo NNVN số ra ngày 4/4/2011 (04-04-2011) Trang kế tiếp ... 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44
|