ThS. ĐỖ THỊ LỢI Rầy nâu chích hút nhựa cây lúa làm cho cây vàng úa, nếu mật độ cao cây lúa sẽ chết khô gọi là "cháy rầy". Rầy nâu còn là môi giới truyền bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá - loại bệnh cực kỳ nguy hiểm đã gây hại nghiêm trọng và phổ biến ở đồng bằng sông Cửu Long trong nhiều năm qua.
Mỗi vụ lúa rầy nâu thường phát sinh 3- 4 lứa phụ thuộc vào điều kiện ngoại cảnh và nhân nhanh số lượng ngay từ lứa 1 để tích lũy quần thể ngày càng cao theo cấp số nhân gây cháy rầy. Điều kiện thuận lợi để rầy nâu tích lũy quần thể cao và nhanh phụ thuộc vào các yếu tố:
- Giống nhiễm rầy.
- Thời vụ, vùng thổ nhưỡng và thời tiết khí hậu.
- Mật độ cấy và mức độ thâm canh.
- Mật độ và chủng loại thiên địch của rầy nâu.
Chiến lược phòng trừ rầy nâu theo hướng nông nghiệp bền vững là sử dụng biện pháp phòng trừ tổng hợp, ưu tiên các biện pháp phi hóa học, áp dụng giải pháp “3 GIẢM 3 TĂNG". Làm thế nào để giảm sử dụng lượng thuốc trừ rầy nhưng vẫn đạt hiệu quả cao, đó là vấn đề được bà con nông dân rất quan tâm. Để làm được điều này, chúng ta nên thực hiện những điều sau:
Không gieo sạ quá dầy, vì khi gieo sạ dầy đòi hỏi phải cung cấp dinh dưỡng nhiều đặc biệt là đạm để cây phát triển, đồng thời ẩm độ trong ruộng càng thích hợp để rầy phát triển.
Gieo sạ né rầy ngay sau đỉnh điểm rầy vào đèn.
Đưa nước vào ruộng trước khi phun thuốc, đuổi rầy di chuyển lên phía trên để dễ dàng trúng thuốc hơn.
Sử dụng thuốc trừ rầy theo nguyên tắc 4 đúng, lưu ý phun thuốc vào bẹ lúa nơi rầy trú ẩn. Về việc chọn loại thuốc trừ rầy cần lưu ý khi lúa dưới 40 ngày sau sạ và trên ruộng có nhiều rầy cám thì chúng ta nên sử dụng thuốc VIAPPLA 25 BTN làm cho rầy mất khả năng lột xác và chết nhưng thuốc không ảnh hưởng đến thiên địch. Trường hợp trên ruộng có rầy tuổi 2-3, mật độ 3 con/tép có thể sử dụng VITHOXAM 350 SC, thuốc dạng huyền phù, thấm sâu nhanh, hiệu lực kéo dài; hoặc có thể sử dụng thuốc VICONDOR 50 EC, thuốc dạng nhũ dầu lưu dẫn cực mạnh, diệt được rầy non và rầy trưởng thành; VIRIGENT 0,3 G – VIRIGENT 800 W. Các loại thuốc trên đều ít ảnh hưởng đến thiên địch và ít mùi nên ít ảnh hưởng đến môi trường và an toàn cho người sử dụng.
KS. Lương Thanh Cù Số lần xem trang : 16968 Nhập ngày : 25-05-2009 Điều chỉnh lần cuối : Ý kiến của bạn về bài viết này
Báo Nông Nghiệp Việt Nam KHẨN TRƯƠNG PHÒNG TRỪ RẦY NÂU HẠI LÚA (Báo NNVN - Số ra ngày 12/6/2009) (16-06-2009) Bệnh lây nhiễm virus gây hoại tử cơ quan tạo máu ở cá hồi (Báo NNVN - Số ra ngày 12/6/2009) (16-06-2009) GÀ MỚI NỞ NÊN CHO TIẾP XÚC VỚI THỨC ĂN NGAY (Báo NNVN - Số ra ngày 11/6/2009) (16-06-2009) THÊM MỘT GIỐNG XOÀI MỚI CHO MIỀN BẮC (Báo NNVN - Số ra ngày 11/6/2009) (16-06-2009) MSC - "BÙA HỘ MỆNH" CỦA NGHỀ CÁ (Báo NNVN - Số ra ngày 11/6/2009) (16-06-2009) BÃ HẠT BÔNG VẢI - THỨC ĂN VỖ BÉO CHO BÒ THỊT (Báo NNVN - Số ra ngày 9/6/2009) (09-06-2009) MUỐN CHO CÂY MÍT SAI QUẢ (Báo NNVN - Số ra ngày 9/6/2009) (09-06-2009) NHỮNG GIỐNG LÚA LAI TRIỂN VỌNG Ở MIỀN BẮC (Báo NNVN - Số ra ngày 9/9/2009) (09-06-2009) Các giống lúa chịu mặn cho mô hình lúa - tôm ở vùng phèn và phèn mặn ĐBSCL (Báo NNVN - Số ra ngày 9/6/2009) (09-06-2009) "Bệnh lạ" hại tôm thẻ chân trắng: Thử “bắt bệnh” cho tôm (Báo NNVN - Số ra ngày 9/6/2009) (09-06-2009) Trang kế tiếp ... 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44
|