ThS. ĐỖ THỊ LỢI Hỏi: Trên cây hoa hồng của nhà tôi không rõ tại sao cứ vào mùa mưa thường xuất hiện một hiện tượng như sau: trên lá ban đầu xuất hiện những vết tròn mầu đen hoặc hơi xám đen, sau đó phát triển rộng dần ra lớn cỡ móng tay, xung quanh có một lớp lông nhung nhỏ mịn và viền mầu vàng. Nếu nặng có thể làm cho lá phía dưới bị rụng. Xin cho biết đó là chứng bệnh gì? Cách phòng ngừa chúng sao cho có kết quả?
Đoàn Văn Công, phường Linh Trung, Thủ Đức, TPHCM
Trả lời: Mô tả của bạn giống với thực tế mà chúng tôi đã có dịp quan sát trên vườn hoa hồng vào mùa mưa năm ngoái ở một vài nơi của phường An Phú Đông (quận 12, Tp. Hồ Chí Minh). Chúng tôi cho rằng có lẽ cây hoa hồng như mô tả đã bị bệnh đốm đen do nấm Dipbocarpon rosa gây ra. Bệnh thường gây hại nhiều trong điều kiện thời tiết có mưa nhiều, mưa to và đang có xu hướng gây hại nhiều trong vài năm gần đây.
Bệnh thường phát sinh ở những lá già phía dưới trước, sau đó cứ lây lan dần lên các lá non, đọt non ở phía trên, thực tế cho thấy bệnh có thể tấn công cả nụ hoa và hoa, nhưng chủ yếu vẫn là trên lá.
Ban đầu vết bệnh chỉ là những vết tròn nhỏ có mầu đen hoặc xám, sau đó cứ lan rộng dần ra, chỗ tiếp giáp giữa mô bị bệnh và mô chưa bị bệnh là một quầng mầu vàng. Nếu nặng nhiều vết bệnh có thể liên kết nối liền lại với nhau tạo thành những mảng lớn. Trên vết bệnh xuất hiện những bào tử mầu đen mịn như nhung. Nếu bị nặng sẽ làm cho lá bị rụng rất nhanh, những lá già phía dưới bị rụng trước, sau đó là những lá phía trên, làm cho cây hồng sinh trưởng và phát triển kém, còi cọc, cho hoa nhỏ, xấu và ít hoa.
Nguồn bệnh tồn tại trên tàn dư của cây bị bệnh ở vụ trước trên đồng ruộng. Nếu thời tiết nóng, ẩm, lại gặp mưa to, hoặc tưới nhiều dễ làm cho bệnh phát sinh, phát triển và gây hại mạnh.
Để hạn chế tác hại của bệnh, bạn có thể áp dụng kết hợp một số biện pháp sau đây:
- Thiết kế luống, liếp trồng hồng cao ráo, để vườn có thể thoát nước tốt trong mùa mưa.
- Nên dùng cây giống ghép trên gốc ghép là cây tầm xuân dại, vì qua thực tế cho thấy trong cùng một điều kiện những cây này thường bị bệnh gây hại ít hơn.
- Trước khi trồng nên thu gom sạch sẽ tàn dư của cây hồng ở vụ trước đưa ra khỏi vườn tiêu hủy để tiêu diệt bớt nguồn bệnh ban đầu cho vườn hồng.
Trong quá trình chăm sóc thường xuyên thu gom những lá rụng dưới vườn tiêu hủy để giảm bớt lây lan.
- Có thể phun thuốc phòng ngừa trước mỗi đợt cây ra đọt non, lá non. Sau đó phun định kỳ 7-10 ngày một lần. Về thuốc bạn có thể sử dụng bằng một trong các loại thuốc như: Vicarben 50HP; Vixazol 275SC; Topsin M 70WP; Anvil 5SC; Viben-C 50BTN; Daconil 500SC… (Trước khi sử dụng bạn phải đọc kỹ hướng dẫn của nhà sản xuất có in trên vỏ bao bì).
Vũ Quang Lãng Số lần xem trang : 17038 Nhập ngày : 27-05-2009 Điều chỉnh lần cuối : 27-05-2009 Ý kiến của bạn về bài viết này
Báo Nông Nghiệp Việt Nam KHẨN TRƯƠNG PHÒNG TRỪ RẦY NÂU HẠI LÚA (Báo NNVN - Số ra ngày 12/6/2009) (16-06-2009) Bệnh lây nhiễm virus gây hoại tử cơ quan tạo máu ở cá hồi (Báo NNVN - Số ra ngày 12/6/2009) (16-06-2009) GÀ MỚI NỞ NÊN CHO TIẾP XÚC VỚI THỨC ĂN NGAY (Báo NNVN - Số ra ngày 11/6/2009) (16-06-2009) THÊM MỘT GIỐNG XOÀI MỚI CHO MIỀN BẮC (Báo NNVN - Số ra ngày 11/6/2009) (16-06-2009) MSC - "BÙA HỘ MỆNH" CỦA NGHỀ CÁ (Báo NNVN - Số ra ngày 11/6/2009) (16-06-2009) BÃ HẠT BÔNG VẢI - THỨC ĂN VỖ BÉO CHO BÒ THỊT (Báo NNVN - Số ra ngày 9/6/2009) (09-06-2009) MUỐN CHO CÂY MÍT SAI QUẢ (Báo NNVN - Số ra ngày 9/6/2009) (09-06-2009) NHỮNG GIỐNG LÚA LAI TRIỂN VỌNG Ở MIỀN BẮC (Báo NNVN - Số ra ngày 9/9/2009) (09-06-2009) Các giống lúa chịu mặn cho mô hình lúa - tôm ở vùng phèn và phèn mặn ĐBSCL (Báo NNVN - Số ra ngày 9/6/2009) (09-06-2009) "Bệnh lạ" hại tôm thẻ chân trắng: Thử “bắt bệnh” cho tôm (Báo NNVN - Số ra ngày 9/6/2009) (09-06-2009) Trang kế tiếp ... 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44
|