ThS. ĐỖ THỊ LỢI Vụ mùa các giống lúa lai hay bị bệnh bạc lá dẫn đến giảm năng suất, vì vậy việc tìm ra những giống lúa lai kháng bệnh bạc lá rất quan trọng và cần thiết. Từ vụ mùa năm 2003, Công ty cổ phần giống cây trồng Quảng Ninh đã nhập nội từ Trung Quốc giống lúa lai 3 dòng Bác ưu 025 về khảo nghiệm.
Sau bẩy năm (2003 – 2008) khảo nghiệm cơ bản tại công ty, khảo nghiệm quốc gia, khảo nghiệm rộng hàng trăm hecta ở các tỉnh Quảng Ninh, Hải Dương, Bắc Ninh, Nam Định và Ninh Bình. Giống đã được Bộ NN-PTNT công nhận SX thử, Quyết định số 111 ngày 27/4/2009).
Bác ưu 025 là giống lúa lai 3 dòng phản ứng nhẹ với ánh sáng chỉ cấy được vụ mùa, thời gian sinh trưởng 122 – 125 ngày, chiều cao cây 115 – 119cm, khối lượng 1000 hạt bằng 22 – 23g. năng suất bình quân đạt 60 – 65 tạ/ha, cao đạt 70 – 75 tạ/ha, chất lượng cơm đậm ngon. Khả năng đẻ nhánh khỏe nên chỉ cần 0,4 – 0,5kg giống cấy 1 sào. Đặc biệt giống Bác ưu 025 là giống kháng bạc lá tốt nhất hiện nay, kết quả đánh giá của Trung tâm khảo nghiệm giống cây trồng Trung ương giống Bác ưu 025 bệnh bạc lá ở điểm 1 - 3, đối chứng là giống Bác ưu 253 bạc lá ở điểm 5 – 7. Tính thích ứng của giống Bác ưu 025 rất rộng: vàn cao thay Bao thai, vàn trung bình và vàn trũng thay các giống Mộc tuyền, Bác ưu 903, Bác ưu 253.
Yêu cầu kỹ thuật: Thời vụ gieo mạ từ 15 – 25/6, cấy từ 5/7, tuổi mạ 20 ngày.
Ngâm giống từ 24 – 30 giờ, thay nước 3 – 4 lần. Gieo mạ đều, chìm hạt. Mật độ gieo 1kg giống/25 – 30m2. Phân bón cho 1 sào mạ 360m2: 500kg phân chuồng + 10 – 15kg lân + 4 – 5kg đạm urê + 2kg kali clorua. Bón lót là chủ yếu chỉ để lại 2kg đạm, bón thúc khi mạ được 2 – 2,5 lá. Kỹ thuật cấy mật độ cấy 50 – 55 khóm/m2, cấy 1 -2 dảnh/khóm, cấy nông tay. Phân bón cho một sào lúa: (360m2) 400kg phân chuồng + 15 – 20kg lân + 8 - 9kg đạm urê + 5 – 6kg kali clorua. Cách bón: lót 100% phân chuồng + 100% lân + 2 – 3kg đạm + 1 – 2kg kali, thúc lần một: khi lúa bắt đầu đẻ nhánh rộ: 4 – 5kg đạm + 2kg kali, thúc lần hai khi lúa làm đòng: 2kg đạm + 2kg kali.
Các biện pháp kỹ thuật khác: Làm cỏ kịp thời trước khi lúa đứng cái làm đòng, khi lúa đẻ nhánh để cạn nước phơi ruộng, phòng trừ sâu bệnh kịp thời.
KS. Nguyễn Ngọc Tiến Số lần xem trang : 16810 Nhập ngày : 27-05-2009 Điều chỉnh lần cuối : Ý kiến của bạn về bài viết này
Báo Nông Nghiệp Việt Nam KHÁNH HÒA: TRỒNG THỬ NGHIỆM THÀNH CÔNG RONG XANH (Báo NNVN - Số ra ngày 15/1/2009) (15-01-2009) XÂY DỰNG KHU NÔNG NGHIỆP CÔNG NGHỆ CAO: BÀI TOÁN KHÓ VỚI BÌNH PHƯỚC (Báo NNVN - Số ra ngày 14/1/2009) (15-01-2009) GIỐNG NGÔ LAI ĐƠN SSC 557 (Báo NNVN - Số ra ngày 14/1/2009) (14-01-2009) KINH NGHIỆM THẢ TÔM GIỐNG (Báo NNVN - Số ra ngày 14/1/2009) (14-01-2009) CÁCH TIÊM VÀ CHO THỎ UỐNG THUỐC THÚ Y (Báo NNVN - Số ra ngày 14/1/2009) (14-01-2009) CẢNH BÁO VỀ VIỆC TRỒNG ĐU ĐỦ BIẾN ĐỔI GEN Ở THÁI LAN (Báo NNVN - Số ra ngày 12/1/2009) (12-01-2009) CHẤT KÍCH THÍCH KHÁNG SAR3 PHÒNG TRỪ BỆNH ĐẠO ÔN (Báo NNVN - Số ra ngày 12/1/2009) (12-01-2009) MUỐN CÂY TRÂM ỔI CÓ NHIỀU MÀU HOA (Báo NNVN - Số ra ngày 9/1/2009) (09-01-2009) CÁCH BẢO QUẢN CỦ KHOAI TÂY SAU THU HOẠCH (Báo NNVN - Số ra ngày 9/1/2008) (09-01-2009) TÁC DỤNG CỦA SẢN PHẨM NÔNG NGHIỆP BIẾN ĐỔI GEN (Báo NNVN - Số ra ngày 9/1/2009) (09-01-2009) Trang kế tiếp ... 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44
|