ThS. ĐỖ THỊ LỢI Đồng huyết (consanguinity) thường do giao phối cận huyết (inbreeding ) mà ra. Giao phối cận huyết là hiện tượng các con vật có cùng huyết thống được giao phối với nhau.
Ví dụ như sự giao phối trong cùng dòng họ vật nuôi, giữa bố mẹ và con cái hay ngược lại, hoặc giữa anh chị em ruột vật nuôi với nhau. Cơ chế của sự cận huyết là các gen lặn (thường là những gen suy thoái ), chúng chỉ biểu hiện ra ngoài và thể hiện tác dụng tiêu cực khi chúng là đồng hợp tử. Khi giao phối cận huyết khả năng chúng gặp nhau là rất lớn, do hệ số đồng huyết rất cao (bố mẹ với con, anh chị em ruột với nhau: 25%; anh em họ với nhau, chú bác với cháu: 12,5%...).
Tác hại của phối giống cận huyết: Trong chăn nuôi, phối giống cận huyết ngoài ứng dụng để thuần chủng đàn giống, cố định một tính trạng, phát huy và bảo tồn huyết thống của các tổ tiên tốt, phát hiện và thải loại các gen lặn có hại… thì tác hại của giao phối cận huyết thường là rất lớn nhất là đàn vật nuôi cao sản như đàn bò sữa.
Tác hại được thể hiện ở các tính trạng sinh sản, sinh trưởng phát triển và tính trạng kinh tế như: Giảm khả năng sinh sản của thế hệ sau; giảm trọng lượng sơ sinh của bê con; giảm tốc độ sinh trưởng; gây ra hiện tượng quái thai; giảm khả năng kháng bệnh; giảm khả năng thích nghi với điều kiện sống; giảm tác dụng tiến bộ di truyền của đực giống (mục đích của truyền giống nhân tạo); giảm sức sản xuất. Các tác hại này không riêng rẽ mà chúng cộng hưởng thì hậu quả kinh tế không thể lường mà cần thời gian dài, tốn kém mới khắc phục được.
Nguyên nhân gây ra đồng huyết: Có nhiều nguyên nhân dẫn đến đồng huyết đàn vật nuôi như:
- Khó nhận biết hậu quả do lâu mới xuất hiện và hậu quả thường ẩn sau các yếu tố chăm sóc nuôi dưỡng. Lâu nay, nhiều nghiên cứu và chương trình tập trung giải quyết khả năng sinh sản và sức sản xuất kém thường chỉ nhắm vào các yếu tố sản khoa, yếu tố dinh dưỡng mà không chú ý đến yếu tố gián tiếp nhưng mang tính nguồn gốc đó là đồng huyết.
- Quần thể nhỏ, địa bàn phân bố của quần thể hẹp, bị cách biệt với quần thể xung quanh.
- Truyền giống nhân tạo thường giữ một số ít bò đực giống cao sản, do đó đời sau của các con đực này thường dễ cận huyết với nhau, nhất là khi quản lý giống không tốt.
- Do nhu cầu của công tác giống như tạo dòng thuần nhất, cố định các tính trạng tốt tạo điều kiện nâng cao ưu thế lai.
- Không rõ tổ tiên của bố mẹ của con bò cái và con đực giống, do không ghi chép lý lịch của bò cái nên khi phối bị nhầm lẫn. Đây thường là nhược điểm chủ yếu của cán bộ phối giống nhân tạo của ta hiện nay.
- Chất lượng con giống tạo ra do phối giống nhân tạo không gắn với tổ chức hoặc cá nhân tuyển chọn, nuôi đực giống để sản xuất tinh đông lạnh.
- Thiếu sự đa dạng, cạnh tranh trong sản xuất tinh đông lạnh để người chăn nuôi có cơ hội chọn lựa từ đó bắt buộc nhà sản xuất giống phải quản lý giống thì mới có thể tồn tại được.
- Người chăn nuôi chưa am hiểu tường tận tác hại của phối giống cận huyết vì tác hại này khó nhận biết và ẩn khuất sau các yếu tố sinh sản và chăm sóc nuôi dưỡng.
Phương pháp phòng tránh: Từ trước đến nay, chúng ta luân chuyển đực giống để phòng tránh đồng huyết. Đây chỉ là giải pháp tình thế, khi phẩm giống với tính trạng kinh tế chưa cao hoặc chưa thể sử dụng được phương pháp khác. Đã đến lúc, Việt Nam phải bỏ dần phương pháp này và có giải pháp tiên tiến hơn. Lâu nay, chúng ta đã có ý định hình thành bộ máy quản lý giống vật nuôi từ trung ương đến địa phương, nhưng không thành vì phải nuôi thêm một bộ máy mới. Từ kinh nghiệm của một số nước và nguyên nhân nêu trên, chúng ta có thể đưa ra các giải pháp cụ thể, khả thi theo phương châm Nhà nước và nhân dân cùng làm, không tốn kém thêm chi phí:
- Đưa nội dung này vào trong các lớp tập huấn (thụ tinh nhân tạo, kỹ thuật chăn nuôi, khuyến nông…) để cảnh báo cho người chăn nuôi biết được tác hại của phối giống cận huyết. Từ đó, người chăn nuôi tự quản lý giống đàn vật nuôi của mình.
- Giao trách nhiệm cho tổ chức hoặc cá nhân nuôi đực giống, sản xuất tinh đông lạnh phải làm công tác giống (lập lý lịch bò cái, bê cái, ghi chép, tư vấn cho người chăn nuôi…) gắn với kiểm tra chất lượng đực giống và sản phẩm tinh cọng rạ. Đương nhiên là dưới sự quản lý nhà nước trung ương và địa phương.
- Khuyến khích các thành phần kinh tế nuôi đực giống, sản xuất tinh đông lạnh để đa dạng nguồn tinh từ nhiều đực giống khác nhau. Tạo ra sự thi đua và cạnh tranh về chất lượng, giá thành sản phẩm thông qua tính tiến bộ chất lượng giống do người chăn nuôi lựa chọn.
TS. Hà Văn Chiêu Số lần xem trang : 17049 Nhập ngày : 06-06-2009 Điều chỉnh lần cuối : 06-06-2009 Ý kiến của bạn về bài viết này
Báo Nông Nghiệp Việt Nam KHÁNH HÒA: TRỒNG THỬ NGHIỆM THÀNH CÔNG RONG XANH (Báo NNVN - Số ra ngày 15/1/2009) (15-01-2009) XÂY DỰNG KHU NÔNG NGHIỆP CÔNG NGHỆ CAO: BÀI TOÁN KHÓ VỚI BÌNH PHƯỚC (Báo NNVN - Số ra ngày 14/1/2009) (15-01-2009) GIỐNG NGÔ LAI ĐƠN SSC 557 (Báo NNVN - Số ra ngày 14/1/2009) (14-01-2009) KINH NGHIỆM THẢ TÔM GIỐNG (Báo NNVN - Số ra ngày 14/1/2009) (14-01-2009) CÁCH TIÊM VÀ CHO THỎ UỐNG THUỐC THÚ Y (Báo NNVN - Số ra ngày 14/1/2009) (14-01-2009) CẢNH BÁO VỀ VIỆC TRỒNG ĐU ĐỦ BIẾN ĐỔI GEN Ở THÁI LAN (Báo NNVN - Số ra ngày 12/1/2009) (12-01-2009) CHẤT KÍCH THÍCH KHÁNG SAR3 PHÒNG TRỪ BỆNH ĐẠO ÔN (Báo NNVN - Số ra ngày 12/1/2009) (12-01-2009) MUỐN CÂY TRÂM ỔI CÓ NHIỀU MÀU HOA (Báo NNVN - Số ra ngày 9/1/2009) (09-01-2009) CÁCH BẢO QUẢN CỦ KHOAI TÂY SAU THU HOẠCH (Báo NNVN - Số ra ngày 9/1/2008) (09-01-2009) TÁC DỤNG CỦA SẢN PHẨM NÔNG NGHIỆP BIẾN ĐỔI GEN (Báo NNVN - Số ra ngày 9/1/2009) (09-01-2009) Trang kế tiếp ... 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44
|